• Về đầu trang
[+ +]
[+ +]

Sam Smith: 'Bùng cháy' và 'Cầu nguyện'

Âm nhạc

Sau một Too Good At Goodbyes gây ấn tượng mạnh mẽ với chất liệu pop giao hưởng (Orchestral pop), Sam Smith cuối cùng cũng quyết định tung ra single thứ hai nằm trong Album The Thrill Of It All của anh – Pray. Khác hẳn với phong cách cổ điển từ single trước đó, Pray là một bản thu âm hiện đại hơn trong cách phối khí - vừa có sự mới mẻ của R&B, lại vừa đầy cảm xúc của Soul và Ballad. Ca khúc mở đầu bằng tiếng piano gợi nhớ đến những gì mà ABBA đã làm trong Money, Money, Money nhưng đột ngột dừng lại, delay các note chồng lên nhau và tạo thành một “mở đầu giả” trước khi bắt đầu đưa R&B vào một cách thật chậm rãi.Sau đó kết hợp cùng những đoạn kick – drum ngắn được ngắt quãng ở verse 1, rồi nhanh chóng chuyển sang phần điệp khúc:

“Maybe I'll pray, pray

Maybe I'll pray

I have never believed in You, no

But I'm gonna pray.”

Ngừng lại một cách lưng chừng trước khi đến với verse 2. Ở đây, grand piano được thêm vào như "cây cầu" nối liền giữa hai verse, đồng thời cũng là bước đệm cho các mặt layer production trong verse 2 và nửa cuối bài hát. Nhờ sự khuyếch đại về mặt âm lượng và vocal, cũng như phần hát bè được khéo léo thêm vào đằng sau, Sam Smith đã chứng minh anh có thể dễ dàng xử lý các đoạn khó trong bài hát mà không làm cho nó quá rối rắm để người nghe tiếp nhận được. Tuy nhiên, càng về phía cuối, ca khúc càng trở nên “overwhelming” và quá tải với các layer dày đặc trong phần vocal và harmorny, đặc biệt là ở phần Bridge:

“Won't You call me?

Can we have a one-on-one, please?

Let's talk about freedom

Everyone prays in the end

Everyone prays in the end.”

Phần Bridge như bùng nổ giữa những lớp hòa âm cùng những đoạn “string” nối đuôi nhau vang vọng và ngột ngạt, vô hình trung khiến cho Pray rơi vào tình trạng nhạt nhòa ở phần đầu nhưng quá ồn ã ở nửa phía sau. Song, với tư duy âm nhạc nhạy bén cùng chất giọng trời phú, Sam Smith chuyển hết mọi sự chú ý của người nghe vào giọng hát nội lực và tràn ngập tiếc nuối - vốn là thế mạnh của anh. Tương tự những ca khúc trước đó như Stay With Me hay I’m Not The Only One, Pray đẩy cảm xúc lên đến cực điểm, rồi dần vỡ òa ra trong những rung cảm mãnh liệt:

“Maybe I'll pray (Lord), pray (Lord), maybe I'll pray

I've never believed in you, no, but I'm gonna…”

hay như:

“And I'm gonna pray (Lord), pray (Lord), maybe I'll pray

Pray for a glimmer of hope”.

Phần hòa âm của ca khúc cũng mang âm hưởng tương tự như thể được hát lên bởi một dàn đồng ca trong nhà thờ Thiên chúa, một phương cách không hề mới, Sam Smith từng sử dụng một lần trong Stay With Me. Rất khó để nói Pray là một Stay With Me thứ hai. Vì rõ ràng là với sự giúp sức của cả ba "phù thủy âm nhạc" nổi tiếng Timbaland, Steve Fitzmaurice cùng Jimmy Napes ở mặt producer, Pray vẫn có đủ khả năng để trở nên nổi bật trong số những ca khúc được phát hành ra gần đây. Chỉ là bài hát dường như vẫn đang thiếu đi một cái gì đó – thoát khỏi “công thức thành công” cũ mà Sam Smith đang áp đặt lên Pray hiện giờ. Bản thân nó không phải là một ca khúc dở hay thiếu đi tiềm năng, mà vấn đề là Sam Smith cần phải hiểu rõ được thế mạnh của Pray, hiện đang nằm ở đâu và cố gắng phát triển nó hơn nữa thay vì chỉ đi theo một con đường an toàn như những ca khúc trước kia.

Tuy nhiên, chỉ khi sang đến Buring – single promotion thứ ba trong The Thrill Of It All - Sam Smith cuối cùng mới có thể tìm ra được một tiếng nói mới mẻ hơn cho bản thân mình. Bỏ qua bố cục thông thường của một bản nhạc pop - ballad giao hưởng, Buring mở đầu bằng những tiếng đệm grand piano tối giản cùng đoạn điệp khúc / đồng xướng tự thân trước khi được đẩy lên cao trào qua giọng hát acappella đầy kĩ thuật của Sam Smith. “Chậm mà chắc”, Burning nhẹ nhàng tiến gần đến với thính giả như một cơn sóng dịu dàng; trút hết mọi vẻ hào nhoáng của những sản phẩm tiền nhiệm và dần “bùng cháy” lên hệt như ánh lửa của một tình yêu đổ vỡ, của một trái tim đầy khao khát. Đáng lẽ, thay vì sử dụng phần interlude như một bước đệm an toàn cho đoạn introduction, thì Sam Smith lại quyết định đảo ngược nó lên thành verse 1, giữ nguyên cả phần đi theo một vibes chung nhất về mặt xử lí các nốt, và được thể hiện qua:

"I've been smoking, oh

More than twenty a day

Blame it on rebellion

Don't blame it on me

Wish I was younger

Back to the nineteenth of May

I had an open mind

Swore to never change”.

Không ngần ngại, phần pre-chorus đột ngột được đưa vào ngay sau đó, mạnh mẽ bùng nổ qua những mặt vocal ướt át đầy xúc cảm, và lộng lẫy khoác lên mình một vẻ tối giản cổ điển. Sang đến phần verse 2, Sam Smith cũng đã không còn giới hạn (cũng như kiềm lại) cách thể hiện giọng hát nữa mà dần dần để mọi thứ trở nên tự do hơn, thoải mái một cách đầy kịch tính, phô ra chất giọng nam cao (soulful falsetto) đặc trưng của mình, rồi ngọt ngào kết thúc cùng những câu hát sau cuối:

“I've been burning, yes, I've been burning

Such a burden, this flame on my chest

No insurance, to pay for the damage

Yeah, I've been burning up since you left”.

Hạn chế đi mọi yếu tố làm cho ca khúc trở nên quá thừa thãi hay ngột ngạt, Burning có thể không phải là một bản thu có đủ "dramatic" như Pray hay Stay With Me, nhưng đây rõ ràng vẫn là một track được thể hiện tốt, với những mặt xử lí âm thanh vừa đơn giản vừa ngọt ngào, lại vừa như ẩn chứa nhiều điều thú vị nhỏ nhỏ ở bên trong mình.

 

  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.