• Về đầu trang
H.Khanh
H.Khanh

11 món ăn đường phố trở thành 'huyền thoại' toàn cầu

Ẩm thực

1. Masala dosa (Ấn Độ)

Masala dosa từng chỉ được ăn ở những tỉnh miền nam Ấn Độ, nhưng bây giờ đã trở thành một món ăn truyền thống phổ biến trên khắp cả nước. Là một món ăn sáng, masala dosa được làm từ cơm, muối, dầu thực vật, đậu lăng đen nghiền, ớt xanh, lá cà ri và các loại gia vị cay, rất đậm đà bản sắc Ấn Độ.

2. Doner kebab (Thổ Nhĩ Kỳ)

Món bánh mì kẹp thịt nổi tiếng mà chúng ta vẫn ăn bắt nguồn từ những người Thổ Nhĩ Kỹ di cư vào nước Đức thập niên 1970. Kể từ đó, doner kebab trở thành món ăn phổ biến với người dân nước Đức và các nước khác trong Châu Âu. Cái tên "doner kebab" được dịch từ tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, có nghĩa là "cục thịt xoay". Ngoài ra, món bánh mì còn có thể ăn kèm với các loại rau củ quả khác.

3. Currywurst (Đức)

Món ăn này có nguồn gốc từ thủ đô Berlin của Đức, khi đầu bếp Herta Heuwer quyết định trộn tương cà cùng với các loại bột cà ri, sau đó dùng chúng để ướp xúc xích. Món ăn tuy rẻ nhưng đầy hương vị này đã trở nên cực kì nổi tiếng với nhiều kiểu biến tấu và rất được yêu thích. Ngày nay, những miếng xúc xích ướp trong cà ri này có thể tìm thấy ở hầu hết mọi con phố của nước Đức.

4. Pad Thai (Thái Lan)

Pad thai đứng vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng "50 món ăn ngon nhất thế giới" do báo CNN bầu chọn vào năm 2011. Đây là món phở xào đơn giản cùng với trứng, đậu hũ, nước mắm, tôm khô, ớt, ăn kèm với chanh và giá. Món ăn lần đầu được dùng trong chiến tranh thế giới thứ 2, khi Thái Lan bị thiếu gạo, thủ tướng Thái Lan đã kêu gọi người dân và binh lính hãy ăn phở thay vì gạo. Hiện nay đây là món ăn đường phố nổi tiếng của Thái Lan.

5. Sashimi (Nhật Bản)

Sashimi là một món ăn đầy tinh tế của người Nhật, gồm hải sản tươi sống cắt nhỏ, ăn kèm với rau, mù tạt và chanh. Thật ra bạn có thể thấy sashimi ở bất cứ nơi đâu, nhưng chỉ tại Nhật bạn mới thực sự được thưởng thức loại sashimi ngon nhất, nhờ cách người Nhật chọn lựa, chế biến. Các loại hải sản thường được sử dụng là cá ngừ, cá hồi, mực và tôm.

6. Arancini (Ý)

"Arancini" trong tiếng Ý có nghĩa là "quả cam nhỏ" và hoàn toàn không liên quan gì đến thành phần món ăn. Arancini thực chất là những viên cơm nhồi bằng phô mai (thường là mozzarella), sốt cà chua, thịt bằm, trộn chung với vụn bánh mì, sau đó rán đến khi vàng ruộm. Món ăn có nguồn gốc từ thế kỉ thứ 10, được dùng trong dịp lễ Thánh Lucia. Ngày nay, đây vẫn là món ăn truyền thống được dùng trong các dịp lễ.

7. Poutine (Canada)

Poutine có nguồn gốc từ tỉnh Quebec của Canada vào những năm 1950, gồm khoai tây chiên, phô mai cắt mỏng cùng với một loại nước sốt thịt màu nâu đặc trưng. Dù không ai biết chính xác người đã phát minh ra món ăn này nhưng poutine vẫn là một điểm nổi bật khi nói về ẩm thực Cannada.

8. Pirozhki (Nga)

Pirozhki là một phiên bản nhỏ hơn của bánh mặn, do nhu cầu của mọi người không giống nhau tại các bữa tiệc nên những chiếc pirozhki nhỏ xinh được tạo ra. Những chiếc bánh này được bán ở khắp nơi, nhưng thường là trong quán cafe hoặc tiệm ăn. Phần nhân thường bao gồm thịt bằm, trứng cút, rau củ.

9. Jī zhuǎ (Trung Quốc)

Người Trung Quốc tin rằng chân gà có lợi cho sức khỏe, và tận dụng được mọi bộ phận của con gà. Cách ăn chân gà ở đây rất đa dạng, họ dùng rất nhiều loại gia vị nêm nếm khác nhau tùy vùng miền. Món ăn thật sự rất phổ biến ở Trung Quốc và được bày bán ở đa số các hàng ăn trên phố.

10. Pastel de nata (Bồ Đào Nha)

Vào thế kỉ 18, các tín đồ của Thiên Chúa Giáo dùng một số lượng lớn lòng trắng trứng trong tu viện để làm quần áo trắng lâu hơn. Lượng lòng đỏ trứng dư thì trộn chung với bột năng, nướng lên, và đó là sự ra đời của món bánh trứng. Món bánh trứng ăn kèm với bơ và đường hiện nay là món ăn đường phố nổi tiếng nhất ở Bồ Đào Nha.

11. Ceviche (Peru)

Ceviche hay chính là gỏi hải sản, được sử dụng trong hầu hết các dịp lễ ở Peru. Thịt cá sống ăn kèm cùng với những lát chanh hoặc cam, hành tây thái mỏng, ớt, muối và tiêu, tạo nên sự hài hòa về màu sắc cũng như hương vị cho món ăn.

Theo: Brightside
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.