• Về đầu trang
Chim Điên
Chim Điên

Câu chuyện đằng sau bức ảnh thay đổi nhận thức của thế giới về bệnh AIDS

Cầu vồng

Anh David Kirby khi gần lìa đời, anh nằm trên giường bên cạnh gia đình mình ở Ohio, 1990.

Tháng 11 năm 1990, người ta thấy hình ảnh một người thanh niên khuôn mặt mệt mỏi, mất hết sức sống xuất hiện trong các trang của tạp chí LIFE.

Chàng thanh niên trên hình là David Kirby, một nhà hoạt động về HIV/AIDS vào những năm 1980. Vào tháng 3 năm 1990 anh đang trong giai đoạn cuối của căn bệnh thế kỷ này. Và cùng thời điểm đó, cô nữ sinh báo chí Therese Frare bắt đầu chụp lại cuộc chiến của Kirby với căn bệnh này.

Một tháng sau, Frare chụp lại được khoảng khắc Kirby nằm thoi thóp trên chiếc giường bệnh, xung quanh là gia đình người thân của anh. Kirby qua đời ngay sau khi bức ảnh đó được chụp, nỗi đau của người thân đã được ghi lại bằng tấm hình trắng đen một cách chân thật đầy ám ảnh này.

Nhà hoạt động David Kirby

Mẹ của David Kirby cầm trên tay tấm hình của anh khoảng 10 năm trước khi anh ta mất, khi đó anh là một thanh niên khỏe mạnh.

David Kirby sinh năm 1957, anh sinh ra và lớn lên tại một thị trấn nhỏ ở Ohio. Là một người đồng tính trẻ tuổi vào những năm 1970, anh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống ở vùng Trung Tây này.

Sau khi phát hiện giới tính thật của Kirby, gia đình anh phản ứng như đại đa số những gia đình khác vào thời điểm đó: họ phản đối kịch liệt. Các mối quan hệ với người thân của Kirby trở nên căng thẳng hơn, anh quyết định tìm đến Bờ Tây nước Mỹ - Los Angeles để sống cuộc đời mới (tuy nhiên anh vẫn chưa công khai giới tính thật). Kirby cảm thấy hòa nhập với cuộc sống ở đó và nhanh chóng trở thành một nhà hoạt động đồng tính.

Trong những năm 70 và 80, hành vi đồng tính luyến ái vẫn là bất hợp pháp ở hầu hết các bang. Các hành động "quan hệ người lớn" đối với đồng tính nam có nguy cơ bị bắt và truy tố là những tội phạm tình dục.

Vào năm 1978 ở California, một tổ chức gọi là Briggs Initiative (Tạm dịch: Sáng kiến Briggs) có những hoạt động như tìm cách ngăn cấm những người đồng tính công khai làm việc gần trẻ em tại một trường công lập. Các nhà hoạt động đã đứng lên phản đối 'Sáng kiến' này, Kirby cũng bắt đầu tham dự các cuộc mít tinh và phản đối để mở rộng quyền lợi của người đồng tính trong tiểu bang và toàn quốc.

Kirby xây dựng một mạng lưới các địa chỉ liên lạc nhằm giúp đỡ các nhà hoạt động, sau này những người này đã giúp đỡ anh nâng cao nhận thức về căng bệnh thế kỷ đang đeo bám cộng đồng đồng tính.

Sự kinh khủng của dịch bệnh

Những năm 1970 là thời điểm cộng đồng đồng tính phản ứng mạnh mẽ để nâng cao ý thức xã hội và chính trị về sự tồn tại của họ.

Thật không may cho David Kirby và cho hàng triệu người khác, đồng tính ở Los Angeles là một tâm chấn nơi dịch HIV / AIDS lan rộng. Mô tả khoa học đầu tiên về cái mà chúng ta gọi là AIDS được cho ra đời dưới dạng một loạt các nghiên cứu đối với cư dân Los Angeles, những người đã từng được điều trị tại Trung tâm Y khoa UCLA.

Kirby không may mắn khi anh đến thành phố Los Angeles này sau khi đại dịch HIV "rơi xuống". Nhưng đâu ai biết rằng nó là căn bệnh như thế nào.

Căn bệnh lây lan một cách chóng mặt khi ngày càng nhiều những người đồng tính nam quan hệ tình dục không an toàn với nhau, họ lây nhiễm từ người này sang người khác. Nhưng chẳng ai biết rằng mình đã mang mầm mống căn bệnh thế kỷ trong người vì giai đoạn ủ bệnh dài, sự khởi phát bệnh chậm chạp, bí ẩn, họ đã "kịp" lây cho hầu hết những người đồng tính cùng thời trước khi biết đến sự có mặt của nó.

Không ai biết khi nào Kirby bị nhiễm bệnh, nhưng được biết vào đầu những năm 1980, các nhóm bệnh ung thư và bệnh hô hấp gia tăng trong nhóm những người đồng tính ở mọi thành phố lớn ở Mỹ.

Kirby đã được chẩn đoán là mắc AIDS vào năm 1987 ở tuổi 29. Nếu không có phương pháp điều trị hiệu quả, hoặc thậm chí là một ý tưởng rõ ràng về việc virus đã giết chết các nạn nhân của nó như thế nào, thì chẩn đoán đó là một án tử hình với Kirby. Vào thời điểm đó, người ta chỉ biết rằng người bị nhiễm bệnh chỉ có thể sống được từ vài tháng đến vài năm sau khi bắt đầu có triệu chứng.

Kirby đã quyết định dành thời gian còn lại trong hoạt động AIDS. Anh cũng đã liên lạc với gia đình mình và mong muốn được về nhà.

Những đồn đoán về AIDS

Kay - mẹ của Kirby, bà đang truyền thuốc cho con mình.

Khoảng thời gian mà David Kirby được chẩn đoán, một sinh viên trường tiểu học có tên Ryan White đã bị đuổi ra khỏi lớp học của mình và bị cấm không được đến trường sau khi việc truyền máu đã làm cậu bé bị lây nhiễm HIV. Sự thiếu kiến thức chung về AIDS đã gây ra một cái gì đó hoảng sợ trong công chúng và các bậc cha mẹ sợ Ryan có thể lây lan bệnh cho các bạn cùng lớp.

Cũng có một ý kiến cho rằng AIDS là một căn bệnh "của những người xấu", bởi vì khi đó các nạn nhân chính của nó là nam giới đồng tính, người sử dụng ma túy và gái mại dâm.

Có kẻ cũng bởi vì sự kỳ thị này, nguồn tài trợ nghiên cứu đã thiếu hụt đáng kể trong giai đoạn đầu của dịch bệnh và các nhà hoạt động đồng tính của thời đại đó phải nỗ lực rất nhiều để xua tan những đồn đoán không đúng và nỗi sợ vô hình xung quanh HIV. Họ đã khuyến khích được nhiều nguồn tài trợ hơn cho nghiên cứu cũng như chiến đấu các biện pháp "sức khoẻ công cộng" thay đổi quan niệm và hành động vô lý như đuổi học sinh ra khỏi trường và từng ít nhất một lần trình bày nghiêm túc trong một bài xã luận của tờ New York Times của William F. Buckley, gạt bỏ hành động xăm một cảnh báo lên mông những người bệnh nhân đã phát hiện AIDS.

Tại bệnh viện đầu tiên nơi Kirby ở lại, một trong những y tá thậm chí còn không dám để anh ta cầm thực đơn vì sợ lây nhiễm. Thay vào đó, cô đứng sau cánh cửa và đọc to tên các món ăn để anh chọn.

Trong bầu không khí sợ hãi và mê tín dị đoan này, Kirby và các nhà hoạt động AIDS khác đã nói chuyện, giảng dạy, viết sách và xuất hiện trên truyền hình để có thể tiếp cận được càng nhiều người càng tốt để làm sáng tỏ về căn bệnh và khuyến khích, kêu gọi sự đồng cảm với những người mắc phải căn bệnh này.

Đến năm 1989, tình trạng của Kirby đã xấu đi đến mức gia đình anh không còn có thể chăm sóc anh ta ở nhà nữa. Họ đã đưa anh vào nhà chăm sóc bệnh nhân AIDS Pater Noster ở Columbus, Ohio.

Một trong những người chăm sóc Kirby gặp được một người chuyển giới HIV dương tính có tên là Peta. Hai người trở thành bạn thân, Peta thường xuyên ghé thăm Kirby ngay cả trong những ngày nghỉ.

Tình trạng của Kirby trở nên tồi tệ hơn vào mùa đông và mùa xuân năm 1990. Tháng Tư đó, Peta giới thiệu một người bạn, một sinh viên ngành báo chí Therese Frare đến thăm anh. Với sự cho phép của Kirby và gia đình, Frare bắt đầu ghi lại sự  chống chọi quyết liệt của Kirby với căn bệnh bằng máy ảnh của cô.

Những bức hình chụp David Kirby

Peta nâng người giúp David Kirby nhỏm dậy.

Ngay từ khi mới bắt đầu, David Kirby đã đồng ý nhiệt tình với bức ảnh mà Frare chụp. Là một nhà hoạt động, ông tin tưởng mạnh mẽ rằng một bức ảnh chụp chính xác về cái chết của ông sẽ câu chuyện người thật việc thật nhất minh họa cho cuộc khủng hoảng AIDS đang lan rộng, anh ấy muốn tất cả mọi người biết AIDS có ảnh hưởng tồi tệ thế nào đến gia đình và cộng đồng, truyền đến những người chưa bao giờ nhìn thấy căn bệnh này nhằm để thông cảm với bệnh nhân. Điều kiện duy nhất của anh là Frare không được sử dụng cho mục đích cá nhân.

Trong suốt một tháng đó, cô đã đến thăm nhà tế bần thường xuyên, Frare chụp nhiều cuộn phim, cô cũng chụp lại sự suy sụp nhanh chóng của Kirby, nỗi đau của gia đình anh và sự chăm sóc dịu dàng mà anh nhận được từ Peta.

Và vào buổi tối, cái đêm mà bức hình của Frare trở thành biểu tượng nỗi đau của căn bệnh HIV, khi Frare và Peta đang đến thăm các bệnh nhân khác khi họ nhận được tin rằng tình trạng của Kirby đang xuống dốc nhanh chóng. Gia đình cậu đã tập trung đầy đủ để theo dõi Kirby và anh có thể sẽ ra đi bất cứ lúc nào.

Peta chạy nhanh vào phòng, an ủi gia đình và bắt đầu trò chuyện với Kirby và nắm lấy tay anh. Frare tôn trọng đợi ở ngoài phòng cho đến khi cô được gọi vào, Frare đứng im lặng ở một góc phòng, gần như không cử động, chỉ nhìn và chụp. Cô chụp một vài bức ảnh, đứng xa mọi người, cô đứng đấy cho đến khi Kirby ngừng thở.

Ảnh cuối cùng chụp Kirby nhìn chằm chằm vào không gian, cha anh rên rỉ đau đớn, mẹ và em gái của anh tựa lấy nhau.

Bức ảnh sau đó

Hãng quần áo Benetton sử dụng màu để tạo nên một phiên bản có màu khác cho bức ảnh trong một chiến dịch quảng cáo.

Frare đã gửi ảnh cho LIFE, câu chuyện này được đưa lên vào tháng 11 năm 1990. Bức ảnh này cũng giành vị trí thứ hai trong cuộc thi Hình ảnh Thế giới năm đó cho mục Tin Tổng hợp.

Hình ảnh này được lan truyền trong một quốc gia cho đến sự công nhận quốc tế ở mọi quốc gia nơi gánh chịu AIDS. Trong cuộc phỏng vấn 20 năm về bức ảnh này, TIME ước tính rằng hơn 1 tỷ người đã xem bức ảnh cuối cùng của David Kirby bởi nó đã xuất hiện hàng trăm lần trên các tời báo, tạp chí và chương trình tivi khắp thế giới.

Tuy nhiên, sau khi tấm hình này của Frare được Benetton sử dụng lại và thay đổi màu, bức ảnh vướng phải nhiều chỉ trích.

Nhiều cá nhân và tổ chức, từ nhà thờ Công giáo La Mã (những người cảm thấy bức ảnh là sự móc mỉa hình ảnh Mary ôm Jesus vào lòng sau khi bị đóng đinh), tới các nhà hoạt động chống bệnh AIDS đã bày tỏ sự tức giận của mình.

Quỹ Terrence Higgins, một tổ chức từ thiện vì các bệnh nhân AIDS rất tiếng tăm ở Anh thậm chí đã kêu gọi cấm đoạn quảng cáo của Benetton, còn các tạp chí thời trang quyền lực như Elle, Vogue và Marie Claire thì từ chối đăng quảng cáo đó.

Cuối cùng...

Peta nằm trên giường trong Nhà dưỡng lão Pater Noster, nơi 'cô' đã trải qua vô số giờ làm người chăm sóc tình nguyện.

Sau cái chết của David Kirby, nhiều người có liên quan đến bức ảnh vẫn giữ liên lạc với nhau. Cuối cùng, Frare chuyển đến Seattle và tìm được việc làm như một phóng viên tự do. Peta, người chuyển giới chăm sóc Kirby đã đưa Frare vào nhà tế bần, tiếp tục chăm sóc bệnh nhân AIDS cho đến khi tình trạng của 'bà' xấu đi vào năm 1991.

Frare đã chụp vài bức ảnh của Peta trong quá trình suy sụp và khi không còn tự chăm sóc mình, gia đình Kirby đã chăm sóc Peta - từ lòng biết ơn và tình yêu đối với cách mà "cô" đã chăm sóc cho con trai mình. Peta chết vì bệnh những căn bệnh mà AIDS gây ra vào năm 1992.

Theo: All that is interesting
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.