• Về đầu trang
MMim
MMim

Câu chuyện buồn đằng sau những thành phố 'ma' trên thế giới

Cuộc sống

1. Thành phố bị vùi trong cát - Kolmanskop, Namibia

Kolmanskop là một thị trấn ma nằm ở phía Nam của Namibia, cách cảng Lüderitz vài kilomet. Năm 1908, cơn sốt kim cương bùng nổ, nhiều người đổ xô đến sa mạc Nambi để tranh thủ cơ hội kiếm tiền. Chỉ trong vòng 2 năm, một thị trấn hoàn chỉnh đã được dựng lên tại sa mạc cằn cỗi này, gồm có sòng bạc, bệnh viện, trường học và các tòa chung cư tư nhân. Nhưng ngay sau khi doanh thu từ kim cương giảm xuống do Thế chiến thứ nhất, nơi đây lại quay về điểm xuất phát. Đến những năm 1950, “thị trấn kim cương” bắt đầu bị bỏ hoang và dần chôn vùi trong biển cát.

Chẳng mấy chốc, từ một thị trấn sầm uất đã bị vùi trong cát.

Chỉ một vài tòa nhà vẫn trụ vững và nội thất bên trong còn tốt. Nhưng hầu hết chỉ là tàn tích đổ nát, bị phá hủy trở thành một thị trấn ma

2. Nhà của những người lao động Chernobyl ở Prypiat, Ukraine

Prypiat là thành phố nằm trong khu vực bị cách biệt ở phía Bắc Ukraine. Đây là khu nhà của công nhân nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, bị bỏ rơi vào năm 1986 sau thảm họa Chernobyl và dân số khi đó vào khoảng 50.000 người. Cho đến gần đây, địa điểm này đã trở thành một bảo tàng. Các tòa chung cư, bệnh viện, bể bơi và đều bị bỏ lại. Bên trong còn sót rất nhiều vật dụng hàng ngày như quần áo, TV, đồ chơi trẻ em, giấy tờ và một số đồ đạc khác. Những cư dân ở đây chỉ được lấy đi một vali đầy những đồ dùng không bị ô nhiễm bởi chất độc hạt nhân. Tuy nhiên, vào đầu thế kỉ 21 khu vực này gần như đã bị cướp bóc. Nhiều tòa nhà đã bị lục soát trong nhiều năm. Vì không được tu sửa nên nước từ các mái nhà rò rỉ xuống, đến mùa xuân thì các phòng đều bị ngập. Không khó hiểu khi thấy cây mọc bên trong hay xuyên qua cả mái nhà. Do suy thoái quá nhanh nên đến tháng 7 năm 2005, một trường học 4 tầng đã sụp đổ hoàn toàn.

Sau thảm hoạ Chernobyl mọi thứ đều bị phá huỷ

Những vật dụng thường ngày trong các bệnh viện, trường học hay trong nhà dân vẫn còn sót lại

3. Khu nghỉ dưỡng ở San Zhi, Đài Loan

Phía bắc Đài Loan có một ngôi làng vô cùng độc đáo, ban đầu được xây dựng thành một khu nghỉ dưỡng sang trọng dành cho giới thượng lưu. Tuy nhiên, sau nhiều vụ tai nạn chết người xảy ra cùng với việc thiếu tiền thì khu nghỉ dưỡng này đã phải dừng xây dựng vĩnh viễn. Các tin đồn về việc ngôi làng bị ma ám lan ra ngày càng rộng hơn và đây được coi như nơi tưởng niệm của những người đã mất.

Về sau, các tin đồn đều được che giấu. Dự án này không bao giờ được khởi động lại và cũng không đem lại giá trị khi tái phát triển cho mục đích khác. Vì người ta tin rằng, phá hủy nhà của những linh hồn đã mất là việc không nên làm

Không khí quỷ dị bao trùm quanh San Zhi ngay từ cái nhìn đầu tiên

4. Thị trấn thời trung cổ ở Craco, Italy

Craco nằm ở khu vực Basilicata của tỉnh Matera, cách vịnh Taranto khoảng 25 dặm. Thị trấn thời trung cổ này là kiến trúc điển hình, được xây dựng trên các ngọn đồi nhấp nhô và cho phép trồng lúa mì cùng các loại cây trồng khác. Năm 1891, dân cư của Craco đã có trên 2000 người. Tuy nhiên do nhiều vấn đề xảy ra và điều kiện nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, sạt lở đất cũng như chiến tranh, người dân bắt đầu di cư. Từ năm 1892 đến năm 1922 đã có trên 1300 người từ nơi này di cư đến Bắc Mỹ. Từ năm 1959 đến 1972, Craco đã phải hứng chịu hàng loạt trận động đất và lở đất. Năm 1963, 1800 người còn lại đã di chuyển đến thung lũng gần đó có tên là Craco Peschiera.

Vẻ tan hoang của thị trấn Craco

Còn thị trấn Craco vẫn đang trong tình trạng đổ nát cho đến tận ngày nay

5. Những gì còn sót lại sau Thế chiến thứ II ở Oradour-sur-glane, Pháp

Một ngôi làng nhỏ của Oradour-sur-glane, Pháp đã bị tàn phá nặng nề sau Thế chiến thứ II. Đã có 642 người dân ở đây bị quân đội Đức sát hại. Ban đầu, quân Đức nhắm mục tiêu đến gần Oradour-sur-vayers, sau đó tấn công vào Oradour-sur-glane vào ngày 10/6/1944. Theo lời kể của một người còn sống sót, những người đàn ông sẽ bị nhốt vào trong một chiếc lồng và bị bắn vào chân khiến họ chết dần. Còn phụ nữ, trẻ em và những người ở trong nhà thờ cũng bị tiêu diệt bởi súng đại bác khi đang nỗ lực chạy trốn. Ngôi làng đã bị quân đội Đức phá hủy.

Chiến tranh đã huỷ hoại tất cả

Tàn tích của ngôi làng vẫn còn lại cho đến hiện tại như để tưởng niệm những người đã mất và nhắc nhở về lịch sử đầy đau thương

6. Hòn đảo cấm Gunkanjima, Nhật Bản

Đây là một trong 505 hòn đảo không có người ở quận Nagasaki của Nhật Bản. Nó được gọi là “Gunkanjima” hay “Hòn đảo cấm” nhờ những bức tường biển cao bao quanh. Vào năm 1890, công ty Mitsubishi đã thu mua hòn đảo này để khai thác than từ đáy biển. Đến năm 1916, công ty xây dựng các bức tường bê tông “cao chọc trời” để chứa người lao động, đồng thời cũng tránh đi những cơn bão trên biển. Đến năm 1959, dân số ở đây tăng cao khi đạt 835 người/ha - một trong những nơi có mật độ dân số cao nhất thế giới từng ghi nhận được. Tuy nhiên, vì xăng dầu dần thay thế cho than, các mỏ than trên khắp Nhật Bản đều phải đóng cửa và nơi này cũng không ngoại lệ.

Gunkanjima nhìn từ trên cao xuống

Năm 1974, Mitsubishi chính thức công bố đóng cửa mỏ than. Ngày nay, Gunkanjima hoàn toàn không có một bóng người và bị cấm du lịch.

Hòn đảo này được chọn là địa điểm quay của bộ phim “Battle Royale II” và tạo nên cảm hứng cho trò chơi nổi tiếng châu Á “Killer7”

7. Những kỉ niệm về Liên Xô ở Kadykchan, Nga

Kadykchan là một thành phố nhỏ ở Nga đã bị phá hủy khi Liên Xô sụp đổ. Các cư dân tại đây buộc phải di cư đến những khu vực khác có nước uống, trường học và y tế. Chính phủ đã mất khoảng 2 tuần để chuyển người dân đến những thị trấn khác và cung cấp nơi ở cho họ.

Sau khi người dân ở đây phải chuyển đi thì Kadykchan trở thành một thành phố hoang

Những vật dụng như quần áo, sách vở, đồ chơi,…bây giờ vẫn có thể tìm thấy trong thành phố này do người dân để lại

8. Thành phố bất hợp pháp Kowloon Walled, Trung Quốc

Kowloon Walled nằm ngay bên ngoài Hong Kong, Trung Quốc trong thời kỳ Anh cai trị. Thành phố này đã bị Nhật chiếm đóng trong Thế chiến thứ II và sau khi Nhật đầu hàng thì nó rơi vào tay những kẻ chiếm đất. Vì đây là một thành phố bất hợp pháp nên cả Anh lẫn Trung Quốc đều không muốn chịu trách nhiệm. Về sau, thành phố này đã bị dẹp bỏ và phá hủy vào năm 1993 sau khi chính quyền Anh và Trung Quốc đưa ra phán quyết.

Dân cư ở đây đã tăng chóng mặt trong nhiều thập kỉ cùng với đường phố đầy rác rưởi.

Các toà nhà cao đến mức ánh mặt trời không thể chiếu tới tầng dưới cùng và toàn bộ đều phải thắp sáng bằng đèn. Thành phố này chính là nơi tập hợp của sòng bạc, nhà chứa, quán cafe, nơi cung cấp thuốc phiện, các quán ăn phục vụ thịt chó và những nhà máy bí mật mà chính phủ không thể kiểm soát

9. Từ địa điểm du lịch thành thị trấn ma của Famagusta, Cộng hòa Síp

Varosha là một khu định cư không được chính phủ công nhận nằm ở phía Bắc Cộng hòa Síp - một quốc đảo nằm ở phía Đông Địa Trung Hải. Trước khi cuộc xâm lược Síp vào năm 1974 của Thổ Nhĩ Kì diễn ra thì nơi đây là địa điểm du lịch hiện đại. Cho đến khi quân đội Thổ Nhĩ Kì xâm chiếm, họ đã kiểm soát toàn bộ khu vực này và cấm không cho bất kì ai đến đây trừ quân đội Thổ Nhĩ Kì và người của Liên Hợp Quốc. Trong 34 năm không có bất kì sự tu sửa nào nên các toàn nhà đã dần bị phá hủy. Năm 2010, Varosha ược bãi bỏ lệnh cấm, được mở lại để khai thác du lịch và cư ngụ.

Trong những năm 70, để thu hút khách du lịch thì nhiều khách sạn, nhà cao tầng đã mọc lên

10. Sự hoang vắng của Agdam ở Azerbaijan - thành phố từng có 150.000 cư dân

Agdam đã từng là một thành phố nhộn nhịp với hơn 150.000 cư dân sinh sống. Nhưng đến năm 1993, cuộc chiến Nagormo Karabakh đã phá hủy thành phố này. Dù chiến tranh không diễn ra ở Agdam nhưng nó lại trở thành “nạn nhân” của cuộc chiến khi bị người Armenians chiếm đóng.

Các toà nhà bị phá huỷ, chỉ còn duy nhất những bức vẽ trên tường tại một nhà thờ Hồi giáo là còn nguyên vẹn.

Cư dân Agdam đã di chuyển đến những khu vực khác của Azerbaijan và Iran

Theo: Oddee
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.