• Về đầu trang
Mee
Mee

Cũng như Việt Nam, ngày Tết cổ truyền Trung Quốc ngày càng mất đi nhiều phong tục cũ

Cuộc sống

Trung Quốc được biết đến với nhịp độ phát triển hàng đầu thế giới. Song song với đó, cũng có rất nhiều câu hỏi đặt ra rằng: những nét văn hóa mang đậm dấu ấn lịch sử trong ngày Tết Nguyên Đán của người Trung Quốc liệu còn giữ được nữa hay không?

1. Cúng lễ ngày Ông Táo

Ngày 23 tháng Chạp âm lịch, ở Trung Quốc được gọi là ngày tiễn Ông Táo lên trời. Hàng năm, mọi người sẽ đặt 2 câu thơ ở trước cửa bếp, hi vọng Ông Táo có thể đem đến may mắn cho gia đình trước khi về Thiên đình. Sau khi cúng lễ cho Ông Táo, các gia đình cùng nhau thưởng thức vật lễ ấy, như bánh ngọt, bánh rán, canh đậu. Vì người Trung Quốc quan niệm Ông Táo sẽ ban cho họ những điều ngọt ngào nếu thưởng thức đồ ngọt. Tuy nhiên, ngày nay ở các thành phố lớn, người ta ít thấy phong tục cúng lễ Ông Táo.

Nguồn: Zcool

2. Chọn ngày đẹp làm đám cưới

Người Trung Quốc cho rằng những ngày cuối tháng 12 âm lịch (đặc biệt ngày 23 và 30) không nên tổ chức đám cưới. Ngược lại, phần lớn người trẻ tuổi ở các thành phố lại vội vàng kết hôn vào những ngày này. Đơn giản chỉ vì vào dịp Tết Nguyên Đán họ sẽ có nhiều thời gian bên nhau hơn.

Nguồn: Zcool

3. Lên men bột vào ngày 28 tháng Chạp âm lịch

Người Trung Quốc xưa cho rằng thời điểm tốt nhất để bột lên men là vào ngày 28 tháng Chạp âm lịch. Sau đó các gia đình sẽ bận rộn chuẩn bị đồ ăn cho Tết Nguyên Đán, đặc biệt là bánh bao. Thông thường người ta phải chờ đến 2 ngày trước Tết để lên men bột. Ngày nay thì không phải cẩn thận từng bước như vậy nữa vì đã có sẵn bột nở, có tủ lạnh và các cửa hàng bánh. Ngày lên men bột cũng hiếm thấy hơn trong các gia đình.

Nguồn: Zcool

4. Làm bánh bao vào ngày 29 tháng Chạp âm lịch

Vào ngày Tết, người Trung Quốc sẽ làm bánh bao hấp với nhân đậu đỏ và bột táo tàu. Các ngày mùng 1 đến mùng 5 Tết âm lịch, làm bánh bao hay làm các món ăn sẽ không mang lại sự may mắn nên mọi người thường chuẩn bị trước vào tuần cuối tháng Chạp âm lịch, bánh bao sẽ được trang trí bởi chấm đỏ. Ngày nay tuy có thể mua bánh bao ở các cửa hàng rất dễ dàng, nhưng bánh bao có chấm đỏ lại cực kì hiếm thấy.

Nguồn: Zcool

5. Pháo khai môn vào sáng năm mới

Theo truyền thống, vào đúng 12 giờ trưa ngày đầu tiên của năm mới, mỗi gia đình Trung Quốc sẽ đốt "pháo khai môn". Đầu tiên là một dây pháo nhỏ, tiếp đến là 3 pháo lớn, tiếng pháo nổ đánh dấu sự khởi đầu cho năm mới. Pháo nổ càng to, những may mắn trong công việc và cuộc sống càng nhiều. Vì an toàn của người dân mà việc đốt pháo đã bị cấm ở nhiều thành phố. Vậy nếu muốn nhìn thấy màn "pháo khai môn" thì chỉ có thể đến những vùng nông thôn.

Nguồn: Zcool

6. Không sử dụng chổi vào năm mới

Không chỉ trong những ngày năm mới mà bình thường, mỗi ngày qua đi, nhà sẽ rất bẩn và phải được quét dọn. Nhưng người Trung Quốc sẽ không quét nhà, đổ rác hay hắt nước vào những ngày đầu năm vì họ cho rằng như vậy là kém may mắn. Hành động này giống như việc đang đổ, vứt đi sự may mắn vào năm mới vậy. Có điều, ở những thành phố phát triển, người ta không quá phụ thuộc vào phong tục như thế này nữa.

Nguồn: Zcool

7. Cúng Thần Tài

Trung Quốc là đất nước rất tin vào cầu may nên những nghi lễ cúng bái Thần Tài chắc chắn không thể bỏ qua. Vào ngày 2 hoặc mùng 5 Tết âm lịch, người dân Trung Quốc sẽ cúng lên Thần Tài một con lợn, dê, gà, vịt cùng những vật lễ khác mong rằng Thần Tài sẽ mang đến hạnh phúc và may mắn cho gia đình họ. Giờ đây nhiều người không còn làm điều này mà chỉ đơn thuần cúng bái tổ tiên mình.

Nguồn: Zcool

8. Không ra ngoài Ngày Xích Cẩu

Ngày Xích Cẩu (赤狗日) là ngày mùng 3 tháng Chạp âm lịch. Người Trung Quốc coi đây là một ngày không may mắn vì Xích Cẩu là Thần Tiêu Nộ, bất cứ ai gặp sẽ đều vướng phải chuyện không may. Trong ngày này, người ta sẽ không đi bất cứ đâu mà thay vào đó chỉ ở trong nhà. Tuy nhiên người trẻ tuổi lại không tin và vẫn đi thăm bạn bè người thân vào ngày Xích Cẩu.

Nguồn: Zcool

9. Chào đón Ông Táo

Ngày 23 tháng Chạp âm được coi là ngày tiễn Ông Táo lên trời thì ngày mùng 4 Tết âm sẽ là ngày đón Ông Táo về nhà. Người ta sẽ chuẩn bị đốt hương, giấy - tượng trưng cho tiền bạc, đốt pháo, chuẩn bị đồ cúng như thịt và hoa quả. Người xưa kể rằng Ngọc Hoàng sẽ phái những thần khác xuống giám sát nên vào ngày này không ai trong gia đình được vắng mặt, tuy nhiên các cháu trai được phép đi thăm họ hàng mình. Bây giờ do ít cúng Ông Táo vào ngày 23 nên lễ đón Ông Táo cũng bị lãng quên.

Nguồn: Zcool

Theo: Chinahighlights
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.