• Về đầu trang
Blue FH
Blue FH

8 biểu tượng nổi tiếng trên thế giới 'khóc thầm' vì bị hiểu sai ý nghĩa

Độc lạ

1. Cây tầm gửi

Truyền thuyết về cây tầm gửi thực sự không ''ngọt ngào'' như nhiều người vẫn tưởng. Nguồn: via flickr.com

Có một loài cây mà nhiều người quan niệm nếu hôn nhau dưới nhành cây này, chuyện tình yêu của bạn sẽ hạnh phúc mãi mãi. Loài cây ấy có tên dân dã là cây tầm gửi, tên tiếng Anh là Mistletoe.

Truyền thuyết Hy Lạp kể lại, các vị thần từng rất tôn sùng cây tầm gửi. Nhưng sự sùng bái ấy ngày càng trở nên cực đoan khi loài cây này đắc tội với thần linh và chúng phải hứng chịu hình phạt đáng sợ, đó là chứng kiến những cô gái xinh đẹp bị ép hôn nhau. Một sự đày đọa bệnh hoạn và ghê tởm!

Tuy nhiên, thần thoại Na Uy lại khẳng định: Loki đã dùng thân cây tầm gửi làm thành mũi tên, lừa người em bị mù Holder dùng mũi tên ấy bắn vào Balder. Mẹ Frigga khóc vì cái chết của con trai và những giọt nước mắt của bà đã biến trái tầm gửi chuyển từ màu đỏ sang màu trắng, đem sinh mạng của Balder trở lại. Quá đỗi vui mừng, nữ thần Frigga đã hứa sẽ hôn bất cứ ai bà gặp dưới cây tầm gửi.

2. Chân thỏ

Ban đầu, biểu tượng này có ý nghĩa làm tăng khả năng mang thai và sinh sản. Nguồn: via mydiamondblog.com

Ngày nay, chân thỏ là biểu trưng cho sự may mắn. Nhưng ở những thế kỷ trước, vật này được cho là giúp tăng khả năng sinh sản.

Niềm tin ấy xuất phát từ sự kết hợp của thỏ với nữ thần sinh sản. Có một thời gian khi mọi người thấy ai đó mang theo một phần cơ thể của thỏ, điều ấy đồng nghĩa với việc họ đang cố gắng để có thai.

3. Chữ Vạn

Hình tượng chữ Vạn và ý nghĩa tiêu cực ẩn sau trong thời Đức quốc xã. Nguồn: via flickr.com

Chữ Vạn có lịch sử lâu dài và đa dạng trước khi bị Đức quốc xã trưng dụng và biến thành một biểu tượng của sự bảo thủ và hận thù. Trong văn hóa Hindu,Phật giáo, và thần thoại La Mã, chữ Vạn tượng trưng cho sự may mắn và tốt đẹp.

4. Biểu tượng hòa bình

Đây thực chất là hình ảnh bị đảo lộn của biểu tượng ban đầu. Nguồn: via flickr.com

Biểu tượng nổi tiếng này được thiết kế vào năm 1950. Nghệ nhân và nhà hoạt động Gerald Holtom tạo ra nhằm đem tới thông điệp: Giải trừ toàn bộ vũ khí hạt nhân ở Anh Quốc.

Các đường bên trong vòng tròn đại diện cho các chữ cái N và D. Đồng thời, biểu tượng này cũng thể hiện hình ảnh hai cánh tay buông xuống và biểu thị nỗi buồn mà Holtom phải trải qua khi nghĩ về chiến tranh hạt nhân.

Holtom sau đó đã vô cùng hối tiếc do gửi ‘'ngược'’ thông điệp. Vì vậy, hình ảnh cây gậy có cánh tay đưa lên không trung tràn đầy hi vọng mới xuất hiện. Biểu tượng buồn thảm ban đầu do Holtom sáng tạo dần trở thành biểu tượng của thế kỉ 20, của nền văn hóa hippie và tượng trưng cho những người mang hòa bình tới khắp mọi nơi.

5. Đầu lâu xương chéo

Hình tượng đầu lâu xương chéo sử dụng ngày nay đã được thay đổi nghĩa so với ban đầu. Nguồn: via publicdomainpictures.net

Ngay khi nhìn thấy biểu tượng này, hẳn bạn sẽ nghĩ tới hai thứ: một vật gì đó có chất độc hại chết người hoặc dấu hiệu của hải tặc.

Trước đây, người Tây Ban Nha dùng đặt biểu tượng này ở những nghĩa địa. Lí do hải tặc dùng biểu tượng này là để cảnh báo người khác phải biết “tránh đường” khi gặp họ.

6. Ngôi sao 6 cánh

Hình ảnh biểu trưng cho hôn nhân, sự đan xen của các tôn giáo và nhiều ý nghĩa khác. Nguồn: via iurisprudentes.it

Ngôi sao 6 cánh thường liên quan đến văn hóa phương Tây, đạo Do thái. Tuy nhiên, trên thực tế, nó là biểu tượng cho sự đan xen của nhiều tôn giáo như Do thái giáo, Hindu giáo, Kỳ Na giáo và Phật giáo…

Ngôi sao sáu cánh còn được sử dụng đại diện cho sự kết hôn giữa nam và nữ, mười hai bộ tộc của Israel, và sáu khuôn mặt của vị thần chiến tranh Kartikeya.

7. Biểu tượng vô cực

Vô cực từng được sử dụng để tượng trưng cho sự cân bằng và đối lập. Nguồn: via flickr.com

Đã từ lâu, biểu tượng này gắn liền với khái niệm vô cực. Nhưng trước khi được John Wallis trưng dụng vào năm 1655, nó tượng trưng cho sự cân bằng và đối lập

Ngoài ra, biểu tượng này còn đại diện cho các cặp đối lập ngang bằng. Ví dụ như ngày - đêm, nam - nữ.

8. Thánh giá ngược

Hình tượng cây thánh giá lộn ngược không phải là dấu hiệu cho sự xuất hiện của quỷ như nhiều người nghĩ. Nguồn: via wikipedia.org

Câu hỏi đặt ra: liệu đây có phải là hình ảnh tượng trưng cho sự đối lập với một biểu tượng của Thiên Chúa giáo?

Sự thật là biểu tượng cây thánh giá ngược bắt nguồn từ truyền thuyết về Thánh Peter – Giáo hoàng đầu tiên. Khi Peter bị hành xác bằng cách đóng lên cây thánh giá, ông đã yêu cầu được đóng đinh trên cây thánh giá ngược vì cho rằng mình không xứng đáng nhận cái chết giống Chúa Jesus.

Biểu tượng này hoàn toàn không liên quan đến dấu hiệu cho thấy sự xuất hiện của quỷ như bạn vẫn thường thấy trên phim ảnh đâu nhé.

Theo: thecoolist
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.