• Về đầu trang
Nheo
Nheo

Ba trào lưu thay đổi nền công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc xuất phát từ thế hệ Idol Gen 2

Âm nhạc

Trong khoảng thời gian 15 năm (2003-2018), ngành công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc đã thay đổi rất nhiều. Trong 15 năm này, chúng ta được chứng kiến sự thành công của các idol Gen 2 và sự trỗi dậy, khẳng định tên tuổi của idol Gen 3.

Hãy cùng Lost Bird điểm qua 3 trào lưu lớn, làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của K-Pop, giúp âm nhạc Hàn Quốc tạo nên được sức hút riêng giữa thị trường thế giới đầy sôi động.

Super Junior và trào lưu nhóm nhạc đông thành viên

ondtoresurgenceofcomebackrumors e824

Mô hình nhóm nhạc ít người từng rất được ưa chuộng

Trước đây, hầu hết các nhóm nhạc Hàn Quốc đều theo đuổi mô hình quốc tế với rất ít thành viên, khoảng 3-6 người. Cho tới năm 2005, SM Entertainment đã mạo hiểm cho ra mắt một nhóm nhạc đông người nhất thời điểm bấy giờ - Super Junior.

93fa14b45374a1a47c0a43057ff03459da643470 hq

Super Junior dẫn đầu xu thế nhóm nhạc đông người

Với 12 thành viên và sau này là 13 (Kyuhyun được thêm vào năm 2006), nhóm nhạc thuộc nhà SM đã trở thành một hiện tượng trong giới giải trí Hàn. Ban đầu, các chuyên gia nghi ngờ về khả năng thành công của nhóm nhưng Super Junior đã đập tan mọi định kiến bằng thành tích khủng của mình đồng thời mở đường cho trào lưu “nhóm nhạc đông dân”.

1

Bắt đầu tại thời điểm của idol thế hệ 2 nhưng phải tới thời kỳ của thế hệ 3, “nhóm nhạc đông dân” mới thực sự được phổ biến rộng rãi. Việc debut một nhóm có nhiều hơn 7 thành viên có lẽ là một việc quá bình thường, thậm chí là được ủng hộ khi mà số lượng trainee ngày một tăng lên, gây áp lực cho các công ty giải trí.

Sự trỗi dậy của các chương trình sống còn

Có thể nhiều fan K-Pop hiện nay chỉ biết tới series Produce 101 khi nhắc về chương trình sống còn. Tuy nhiên, nếu quay ngược về quá khứ, rất nhiều nhóm nhạc nổi tiếng đã được hình thành từ các chương trình kiểu này.

documentary promos with so 1 big bang 34435598 500 375

Các trainee của chương trình The Big Bang Documentary

hot blood men 2706

Trainee của chương trình Hot Blood Men

Mặc dù phát hành dưới hình thức phim tài liệu, nói về quá trình đào tạo và luyện tập để ra mắt, The Big Bang Documentary (chọn ra Big Bang) hay Hot Blood Men (chọn ra 2AM và 2PM) vẫn được coi là sơ khai của chương trình sống còn ngày nay.

tumblr mv0ldpzol81rzc3v2o1 500

Nhưng để nói về chương thành công nhất, mở đầu cho xu hướng lựa chọn thành viên dựa vào mức độ yêu thích của khán giả, chắc chắn chúng ta phải kể tới Who Is Next? Của YG. Học theo ông lớn tới từ Big3, một loạt công ty khác sau đó cũng đã kết hợp với các nhà đài (đặc biệt là Mnet) để làm chương trình sống còn.

20180411144950 b345

Sixteen - chương trình lựa chọn thành viên cho Twice

monsta x

No Mercy - chương trình lựa chọn thành viên cho Monsta X

SF9, Monsta X, Momoland, TWICE, Pentagon, Stray Kids,… đều được lựa chọn thông qua các chương trình thực tế. Lợi ích của việc làm show sống còn rất rõ ràng.

Thông qua quá trình bỏ phiếu lựa chọn, các công ty có thể xây dựng cho gà nhà một lượng fan nhất định ngay từ khi chưa debut, giúp nhóm có thể ra mắt thành công và thu về được lợi nhuận nhanh chóng.

produce101 season3 1 kpopline

Chương trình sống còn "bất bại" - Produce 101

Ngoài chương trình của từng công ty, các nhà đài cũng đã tham gia vào cuộc đua sống còn. Mở đầu là Mnet với series “bất bại” Produce 101. Sau thành công của I.O.I, Wanna One và IZ*ONE, Produce 101 đã trở thành chương trình lý tưởng để các trainee và những idol chưa thành công tìm kiếm cơ hội đổi đời.

Mô hình truyền thông kiểu mới : Idol Online

1359113210 178175083

SNSD Factory Girl

Sự thay đổi lớn nhất trong cơ cấu ngành công nghiệp thần tượng đó là cách thức tương tác giữa idol và fandom. Với sự phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng, công ty quản chủ của nhiều nhóm nhạc đã mạnh tay đầu tư sản xuất ra các chương trình thực tế riêng cho gà nhà.

Nhờ vào các chương trình này, mức độ phủ sóng của các nhóm nhạc được tăng lên đáng kể đồng thời giữ chân người hâm mộ ở lại với idol lâu hơn vì được cung cấp thông tin chứ không cần phải tự tìm kiếm nhiều như trước.

Những idol Gen 2 dẫn đầu xu thế này có thể kể tới KARA Bakery hay SNSD Factory Girl. Sau này có thêm hàng loạt chương trình thực tế khác như Winner TV, iKON TV, MAMAMOO TV hoặc Blackpink House.

ikon tv 2018 big

iKON TV

maxresdefault

Winner TV

Ngoài ra, mối quan hệ giữa idol và fan đã được xích lại gần hơn rất nhiều nhờ sự ra đời của các ứng dụng livestream như Twitch hay Vlive. Các ứng dụng này giúp cho idol có thể tương tác trực tiếp với người hâm mộ ở khắp mọi nơi trên thế giới.

upload about

Nhưng mặt trái của việc livestream đó là đòi hỏi idol phải biết cách kiểm soát lời nói và hành động của chính mình trong mọi hoàn cảnh khác nhau vì lúc phát trực tiếp, không có một bên thứ hai nào có thể giúp họ biên tập, cắt bỏ những lỗi sai chí mạng.

Theo: Allkpop
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.