• Về đầu trang
[+ +]
[+ +]

Man Of The Woods (Justin Timberlake): Vì đâu đến nỗi?

Âm nhạc

Là album phòng thu thứ năm và cũng là Album gây thất vọng nhất của Justin Timberlake kể từ The 20/20 Experience (part 1). Mặc cho đội ngũ sản xuất âm nhạc đứng sau Man Of The Woods có xuất sắc như thế nào đi chăng nữa, thì đây rõ ràng vẫn là một nỗ lực '‘thiếu đi sự sáng tạo’' của Justin khi so sánh với những sản phẩm âm nhạc trước đó của anh. Lấy cảm hứng từ gia đình, cuộc sống, thôn quê và đặc biệt là con trai mình: Silas, Justin Timberlake viết nên Man Of The Woods với những âm thanh lộn xộn, không chủ đích và hoàn toàn không có một chút gì liên quan đến những điều mà anh đã hứa hẹn với công chúng trước khi phát hành. Ngoại trừ single cùng tên Man Of The Woods thì, mỉa mai thay, các ca khúc còn lại trong album hoàn toàn đi xa khỏi cái mà anh gọi là: miêu tả về cuộc sống của mình.

Album mở đầu với Filthy: Một nồi lẩu thập cẩm pha trộn giữa sự sôi động - nhún nhảy của Electro-funk, trong khi lại đẩy R&B xuống dưới làm nền và biến nó trở thành một thứ “gia vị” mờ nhạt, thiếu sức sống. Cách sắp xếp bài hát lộn xộn và thiếu trật tự làm cho Filthy vốn đã kén tai nghe lại càng trở nên khó nghe hơn. Mô phỏng những âm thanh của tương lai, Filthy vẫn có đủ khả năng truyền tải đến người nghe một thông điệp: Futuristic, hay ''những âm thanh mới''. Cho dù tính thử nghiệm của bài hát vẫn còn là một dấu hỏi lớn đối với công chúng và các nhà phê bình âm nhạc trên toàn thế giới.

Man Of The Woods có lẽ là một lựa chọn dễ thở hơn của Justin Timberlake, nhất là khi album cần một ca khúc vừa có thể dung hòa được những đánh giá gay gắt của giới chuyên môn, lại vừa có thể chiều lòng được người hâm mộ. Man Of The Woods với một cấu trúc ổn định và một phong cách vững chắc hơn có thể làm dịu lại mọi đánh giá trái chiều, nhưng chắc chắn vẫn chưa đủ độ ‘'chín’' cần thiết cho những âm thanh nổi bật. Ca khúc hài hòa giữa R&B và Pop, thêm một chút Funk, một chút Hip Hop hoặc thậm chí là cả Country. Với một bản thu dày đặc những genre như vậy, việc làm sao để không khiến ca khúc trở nên quá tải chính là điều quan trọng nhất. Nếu vậy, Man Of The Woods chỉ xứng đáng đạtđược một nửa những điều trên. Đây không phải là bản thu quá tệ, nhưng nó vẫn là hồi chuông cảnh báo cho Justin Timberlake rằng anh cần phải thay đổi...

Đến nửa sau của album, sự thất vọng vẫn không hề giảm bớt. Tất cả đều như đang kêu gào trong sự mất phương hướng, tự hỏi rằng liệu Justin Timberlake đang định dẫn chúng đến đâu? Dù có được bàn tay sản xuất phù thủy của Timbaland, Rob Knox, Eric Hudson và The Neptunes tham gia sáng tác, tính nghệ thuật và âm nhạc của Man Of The Woods vẫn chỉ là một nỗi thất vọng kì cục, đưa công chúng và giới chuyên môn vào hai thái cực khác nhau: Thích hay Ghét?

Dù sao thì, Justin Timberlake vẫn cần phải có thời gian để suy xét lại mọi việc. Từ những scandal thái độ với tình cũ Britney Spears hay hành động khiếm nhã đã gián tiếp hủy hoại sự nghiệp của nữ ca sĩ Janet Jackson năm 2004, kéo theo loạt hành động như đổ thêm dầu vào lửa trong buổi biểu diễn Super Bowl hôm 4/2 vừa qua: gián tiếp nhắc nhớ lại “tai nạn” năm xưa dưới dạng một trò đùa rẻ tiền và vô duyên: "Khoan đã, dừng lại” vào đúng cái giây phút xấu xí nhất trong suốt cả sự nghiệp của Janet Jackson. Công chúng không ghét nhạc của anh vì thái độ của anh, nhưng họ cần có một sự đảm bảo chắc chắn rằng anh đã có đủ sự chín chắn và nghiêm túc để dành chỗ cho nhiệm vụ quan trọng nhất: Ca hát.

  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.