• Về đầu trang
H.Khanh
H.Khanh

Tại sao chúng ta không thể cưỡng lại những thứ dễ thương?

Dễ thương

Ngày nay, không có gì dễ lan truyền hơn là một tấm hình hay đoạn clip ngắn của một chú chó con hoặc mèo con đang làm trò nghịch ngợm. Bạn có thắc mắc tại sao những hình ảnh đó luôn thu hút mọi người ở mọi lứa tuổi?

teqcyxcn1hboqpuwifcq

Ngay cả những loài vật nguy hiểm nhất như sư tử, báo đốm, cũng đã từng rất non nớt, dễ thương. Có những người nhìn đám hà mã con và chỉ muốn ôm chúng hoài. Vậy tại sao những con thú non lại có sức ảnh hưởng lớn đến thế?

s

Lý do gì dẫn đến việc chúng là tâm điểm trong những bộ phim của Disney như Bambi, Dumbo, lý do gì biến chúng trở thành những thần tượng như Hello Kitty, và lý do gì khiến cho những chú chó, chú mèo con dường như lúc nào cũng xuất hiện trên news feed của chúng ta?

Có những lý do về mặt tâm lý có thể giải thích cho việc tại sao con người thấy rằng trẻ sơ sinh và thú nhỏ dễ thương. Các nhà khoa học tin rằng bản năng nuôi dưỡng mạnh mẽ mà chúng ta dành cho con cái bị “quá tải” và khiến chúng ta yêu thương “lây” bất cứ thứ gì có dáng vẻ giống trẻ nhỏ.

David Barash, giáo sư tâm lý học tại Đại học Washington, nhà nghiên cứu hành vi của con người và động vật, cho biết:

Con người cũng là động vật, và trẻ sơ sinh của chúng ta cũng giống như "em bé" của nhiều loài khác, giữa chúng có một vài đặc điểm nhận dạng tương đồng.

Vào năm 1943, nhà sinh vật học và động vật học người Áo Konard Lorenz lần đầu tiên đề xuất giả thuyết rằng trẻ sơ sinh của tất cả các loài đều có một số điểm chung mà được cho là hấp dẫn đối với mọi người.

Chúng bao gồm một cái đầu khá lớn so với cơ thể, má mũm mĩm, trán cao, mũi và miệng nhỏ, cơ thể có dáng vẻ khá tròn. Khi nhìn vào những đặc điểm này, chúng ta gần như không thể cưỡng lại mà phải bắt buộc cảm thấy chúng dễ thương, Lorenz miêu tả đây là lược đồ trẻ sơ sinh.

152b3234778253773c10a00c1677197a

Hành vi của trẻ nhỏ cũng là một lí do làm cho chúng ta không thể ngừng yêu chúng. Những chú khỉ con thường thu hút khách ở các sở thú là vì khi chúng di chuyển và hoạt động, trông chẳng khác gì một em bé đang tập đi cả. Ngay cả voi con, một loài không hề giống với con người, cũng làm cho chúng ta phải mủi lòng vì sự vụng về trong cách di chuyển.

Nhưng sự dễ thương này không đơn giản chỉ làm cho chúng ta kêu lên một tiếng “awww” rồi thôi. Trong quá trình chọn lọc tự nhiên, bất cứ khi nào chúng ta nhìn thấy một loài động vật có đầy đủ những đặc điểm của lược đồ trẻ sơ sinh, chúng ta sẽ bị bản năng nuôi dưỡng thôi thúc, dẫn tới muốn chăm sóc, lo lắng cho nó.

giphy

Rất khó để các nhà khoa học biết được liệu các loài động vật khác có yêu sự dễ thương như chúng ta hay không. Một phần là vì trẻ sơ sinh dựa dẫm vào bố mẹ lâu hơn hẳn so với các loài động vật khác.

Chó và mèo trưởng thành chỉ vài tháng sau khi được sinh ra, ngựa và bò đã có thể đi vững chỉ trong vòng vài tiếng sau khi rời khỏi bụng mẹ. Trẻ sơ sinh thì không, các em phải dựa vào bố mẹ mình trong suốt nhiều năm liền. Và bằng cách sở hữu những đặc điểm dễ thương, trẻ sơ sinh vô tình đảm bảo rằng mình luôn nhận được sự chú ý.

Khi nhìn vào những con thú cưng, cơ chế “yêu sự dễ thương” của con người sẽ dễ hiểu hơn. Qua nhiều thời kì, những loài thú dần bị thuần hóa đã mang những đặc điểm khác xa với tổ tiên của chúng.

Ngày nay, loài chó có dáng vẻ nhỏ hơn, mặt ngắn, răng bé lại, và tai mềm hơn. Loài chó hung bạo đã dần dần hiểu được con người, bắt đầu mang những đặc điểm dễ thương hơn để chúng ta lo lắng cho chúng. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn tốt. Một điểm trừ lớn mà ai cũng có thể thấy chính là loài chó hiện nay yếu hơn rất nhiều so với trước kia.

original

Tuy sự dễ thương của những loài thú con cũng như trẻ sơ sinh để lại ấn tượng lớn đối với con người, nhưng không có gì tồn tại mãi mãi cả. Xã hội rồi sẽ nhắc nhở rằng rồi chúng ta phải lớn lên, trở nên bớt đáng yêu, và lại một lần nữa phải lòng thế hệ đến sau chúng ta.

Theo: BBC Earth
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.