• Về đầu trang
Spock
Spock

9 cuộc tình tay ba của vua chúa châu Âu đảo lộn bàn cờ chính trị thế giới và lịch sử nhân loại

Hài hước

Trong lịch sử, người ta đã ghi nhận không ít lần các nhân vật quyền lực này vì tình cảm cá nhân mà làm rối tung cả bàn cờ chính trị. Đặc biệt, khi dính đến người thứ ba, người ta lại càng có thêm nhiều chuyện để nói. Và dưới đây là 9 cuộc tình tay ba có ảnh hưởng nhất đến lịch sử nhân loại.

Vì tình, một vị vua đã tự mình lập ra tôn giáo mới

Các nhân vật chính: Vua Henry VIII, nữ hoàng Catherine của Aragon, Anne Boleyn

Thiên tình sử phức tạp của vị vua Anh, Henry VIII khiến nhiều nhà sử học phải tốn giấy mực và biến nó thành di sản nổi bật nhất của ông.

Người vợ đầu tiên của ông là hoàng hậu Catherine xứ Aragon (thuộc Tây Ban Nha). Dù lớn hơn chồng vài tuổi nhưng Catherine vẫn được đánh giá là “điểm 10 cho chất lượng” với xuất thân danh giá, thông minh và nhan sắc tuyệt vời. Tuy nhiên, việc bất lực khi kiếm cho Henry một người con nối dõi đã khiến cho tình cảm hai vợ chồng nguội lạnh không lâu sau kết hôn.

henry viii anne boleyn katherine of aragon

Henry VIII và hai người vợ đầu, Anne Boleyn và Catherine xứ Aragon

Trong khi đang bế tắc trong cuộc hôn nhân này, Henry bất ngờ để ý đến người tùy nữ của Catherine là Anne Boleyn. Say mê nhan sắc của cô gái Anne xinh đẹp, Henry đã nghĩ đến chuyện rũ bỏ bà vợ đầu của mình để đường đường chính chính đến với tình mới.

Tuy nhiên, quyết định này lại khiến Giáo hoàng ở Rome phật lòng và không đồng ý tác thành cho đôi bên. Vì vậy, vị vua trăng hoa này đã tự mình thành lập một tôn giáo riêng, với tên gọi Anh giáo, cho phép mình có thể li hôn để lấy vợ hai.

anneboleyn 4 b558b63 56115ae

Anne rất tốt, nhưng Henry rất tiếc

Và phần tiếp theo của câu chuyện là gì? Anne sinh cho Henry một người con gái (chính là Nữ hoàng Elizabeth I sau này) và bị chặt đầu bởi người chồng mình yêu thương. Thật là cái kết cay đắng cho người đàn bà đẹp này.

Bên tình bên nghĩa, vua Pháp chọn ai?

Các nhân vật chính: Louis XIV, Madame de Montespan và Madame de Maintenon

Nếu ai đó dự định làm phim về những mối tình trong cuộc đời ông vua Louis XIV của Pháp, đó hẳn sẽ là một trong bộ phim nhiều drama nhất lịch sử truyền hình. Nổi bật nhất trong mớ thị phi tình trường này, ta không thể không nhắc đến nhân tình lâu năm, Madame de Montespan và người vợ cuối cùng của Louis, Madame de Maintenon.

louis xiv mignard edit

"Anh là vua, có nhiều vợ không có gì sai cả", lời của vua Louis XIV

Trong cuộc hôn nhân đầu tiên với hoàng hậu Maria Theresa của Tây Ban Nha, Louis vẫn dắt túi rất nhiều người tình xinh đẹp từ các mối quan hệ ngoài luồng. Cô bồ nhí nổi tiếng nhất của ông là Françoise-Athénaïs, hầu tước xứ Montespan. Người đàn bà tham vọng này sinh hạ cho ông tới 7 đứa con khác nhau cho đến khi bị thất sủng do những cáo buộc về việc dùng bùa phép với ông.

Vào thời điểm người vợ đầu qua đời, Louis bỗng cảm thấy “tội lỗi” vì những gì ông đã làm và chuyển sang dành tình cảm cho Madame de Maintenon, quản gia của các đứa con ông và cũng là bạn của de Montespan. Tính cách điềm đạm, trong sáng của de Maintenon, đối lập với de Montespan khiến ông càng chán ghét nữ nhân tình lâu năm của mình.

love triangle 1

Tình yêu không có lỗi, lỗi tại bạn thân là câu nói phù hợp nhất với hai nhân tình của vua Louis

Với de Montespan, bị nghiệp quật cho tội cướp chồng nếu là chưa đủ thì bà còn phải chứng kiến bạn thân một thời của mình trở thành vợ của Louis trong cuộc hôn nhân chính thức kéo dài tới 30 năm sau đó. Thật là cái kết cay đắng cho tiểu tam này.

Mối quan hệ tay ba khiến Cộng hòa La Mã sụp đổ

Các nhân vật chính: Mark Antony, Cleopatra và Octavia

Chuyện tình tay ba của nữ Pharaoh Cleopatra, tướng quân Antony và nguyên soái Ceasar luôn là một đề tài kinh điển trong văn học. Nhưng đoạn sau của câu chuyện là một chuỗi các sự kiện phức tạp mà ít người biết đến.

photo1536576160796 15365761607962045587562

Mối tình tay ba nhiều drama nhất trong lịch sử màn ảnh: Cleopatra, Mark Antony và Ceasar

Sau những cuộc phiêu lưu tình ái với hai người đàn ông quyền lực nhất La Mã lúc đó là Mark Antony và nguyên soái Ceasar (người sau đó bị những kẻ phản bội ám sát), Cleopatra lại tiếp tục vướng vào một tam giác tình yêu khác. Hai người đàn ông lần này là Antony (đang có lợi thế lớn để chiếm được trái tim người đẹp) và Octavian (cháu Ceasar, sau này là hoàng đế đầu tiên của đế chế La Mã, Augustus).

Chuyện bắt đầu từ những năm 40 TCN, khi Antony vẫn đang ở trong cuộc hôn nhân chính trị với em gái của Octavian, vốn được sắp đặt từ trước để hai bên chia sẻ quyền lực trong Cộng hòa La Mã. Nhưng không lâu sau Antony đã tìm cách quay lại với tình nhân trước kia là Cleopatra, từ bỏ vợ con và cả những lợi thế chính trị mà mình nhận được từ cuộc hôn nhân nói trên.

love triangle 2

Chân dung Mark Antony (trái) và Octavian (phải)

Điều này khiến cho Octavian nổi giận và dùng đó làm cái cớ để tiến hành chiến tranh với Antony và giành quyền lực kiểm soát với một nửa lãnh thổ La Mã vốn đang nằm trong tay Antony. Đỉnh điểm là trận Actium năm 31 TCN, trong đó Octavian đã đánh bại Antony và và biến mình thành chủ nhân của La Mã, một lần và mãi mãi.

Một người phụ nữ Mỹ, một ông vua và người chồng dân thường

Các nhân vật chính: Edward VIII, Wallis Simpson và Ernest Simpson

Điều gì khiến Wallis Simpson trở thành một trong những người phụ nữ nổi tiếng nhất thế kỷ 20? Sắc đẹp? Tài năng? Hay chỉ đơn giản, bà chính là lý do khiến vua Anh Edward VIII thoái vị và đưa Elizabeth II lên thành thành nữ hoàng.

Khi còn là Hoàng tử xứ Wales, Edward đã từng có rất nhiều tình nhân, nhưng chính Simpson mới là người cuối cùng đã chiếm được trái tim ông. Nhưng ngang trái ở chỗ, hai người không thể kết hôn với nhau bởi lúc này, Wallis vẫn là vợ chính thức của Ernest Simpson, một người Mỹ khác.

c571f4f33ed5bee28089c693bd0553d23f540c03

Mỹ nữ và giang sơn, Edward đã quyết định chọn vế đầu

Lúc này, Edward đứng trước hai lựa chọn: giữ lấy ngai vàng và kết hôn với một người phụ nữ được chỉ định, hoặc từ bỏ tất cả để đến với Wallis. Và cuối cùng, ông đã đi theo tiếng gọi con tim, từ bỏ ngai vàng để em trai là Vua George VI (sau này) lên ngôi. Nữ hoàng Elizabeth II hiện tại chính là cháu của vua George.

gettyimages 113634226

Đám cưới khiêm tốn của cựu hoàng Edward và cô gái dân thường Wallis Simpson

Cuộc hôn nhân giữa vua Edward và Wallis đánh dấu bằng một đám cưới diễn ra vào năm 1937 với 20 khách tham dự. Họ chủ yếu sống ở nước ngoài (Bahamas, Pháp) và luôn bị lôi ra làm trò cười cho thiên hạ. Nhưng ở mặt nào đó, nhiều người hiện tại lại cảm thấy biết ơn Wallis bởi với tính cách bất ổn của cựu hoàng Edward, nước Anh sẽ khó được như ngày hôm nay.

Hoàng hậu quyền lực và hai nam nhân

Các nhân vật chính: nữ hoàng Nga Catherine Đại đế (tên tiếng Nga là Ekaterina), Grigory Orlov và Grigory Potemkin

Bên cạnh những đóng góp vĩ đại với nước Nga, nữ hoàng Nga Catherine Đại đế còn được nhớ đến với những mối tình ngoài luồng phức tạp của mình. Một số nhân vật đáng chú ý bao gồm Grigory Orlov, một cận vệ trẻ đẹp, đối lập hoàn toàn với người chồng trước là Vua Peter III.

orlov chesmenskiy

Nhân tình đầu tiên của nữ hoàng Catherine, Griory Orlov đã từng là số một trong trái tim bà

Họ đã có với nhau một đứa con chung nhưng rồi Orlov đã phản bội lại tình cảm của bà. Và rồi, một phiên bản thứ hai của Orlov, Grigory Potemkin xuất hiện khiến Orlov bị xóa khỏi bộ nhớ của bà hoàng quyền lực này.

catherines lover and adviser prince grigori potemkin is said to have been catherines true love they even secretly got married

Cho đến khi bạn thân của chàng, Griory Potemkin đến và cuỗm lấy tất cả

Dựa vào mối quan hệ bí mật với nữ hoàng Catherine, Potemkin đã trở thành một trong những người đàn ông quyền lực nhất của vương quốc Nga, với những ân sủng mà không ai có được.

Khuôn mặt đẹp trai, khả ái của Potemkin giúp nữ hoàng có được tình cảm của các tỉnh phía Nam vương quốc, vốn luôn trong trạng thái đối đầu với triều đình. Nhưng để có được những quyền lợi như thế, Potemkin đã phải trả một cái giá đắt: Đánh mất tình bạn với Grigory Orlov.

Chuyện về nàng công chúa si tình thời Victoria

Các nhân vật chính: Helena xứ Schleswig-Holstein, Beatrice xứ Battenberg và Henry xứ Battenberg

Nữ hoàng Victoria của Anh được biết đến là một người mẹ nghiêm khắc và đặc biệt thích kiểm soát con cái của mình. Mọi chuyện lớn nhỏ liên quan đến các con bà đều phải được chính bà ra quyết định. Nhưng đôi khi, “lạt mềm buộc chặt” sẽ hiệu quả hơn rất nhiều, đặc biệt là trong câu chuyện dưới đây.

Khi công chúa Beatrice và người chị em Helena đến tuổi cập kê, Nữ hoàng Victoria đã tự mình sắp đặt toàn bộ những cuộc hôn nhân hoàng gia, nhằm củng cố liên minh giữa nước Anh và các quốc gia khác. Vì thế, Helena được gả cho hoàng tử Christian xứ Schleswig-Holstein và chồng của Beatrice là Hoàng tử Henry xứ Battenberg.

mw133887

Công chúa Helena và chồng là hoàng tử Christian của Schleswig - Holstein

prince henry of battenberg and princess beatrice

Cặp đôi Henry và Beatrice của xứ Battenberg

Thế nhưng, những tưởng như mọi chuyện sẽ yên ổn thì Beatrice phát hiện không ít nghi vấn, rằng em gái Helena (vốn đang gặp vấn đề trong hôn nhân) có quan hệ mờ ám với chồng mình, Henry. Nghi ngờ trên càng được khẳng định khi Helena tiết lộ với Beatrice rằng, chính Henry đã nói với mình là người vợ Beatrice không là gì trong lòng ông hết. Nghe thôi cũng cảm thấy quá sức drama mà.

Mối tình tay ba sống mãi trong các tác phẩm nghệ thuật

Các bên liên quan: Francesca da Rimini, Gianciotto da Malatesta và Paolo da Malatesta

Vào thế kỷ thứ mười ba ở Ý, nữ chúa của Ravenna Francesca da Rimini đính hôn với một quý tộc khác tên Gianciotto da Malatesta. Tuy nhiên, lại có không ít tin đồn nói rằng bà và em trai của Gianciotto là Paolo có quan hệ ngoài luồng với nhau. Cảm thấy bị sỉ nhục, Gianciotto đã tự tay giết cả đôi “gian phu, dâm phụ” này.

francesca da rimini francisco diaz carreno

Tranh minh họa Francesca và Francesco ngoại tình với nhau mà không biết chồng nàng là Giancotto đã trở về

Dù tính chính xác của câu chuyện vẫn chưa được xác minh, rất nhiều nhà văn đương thời đã chọn đây là chủ đề sáng tác cho mình. Từ đại thi hào Ý, Dante Alighieri, đã đưa những chi tiết trên vào bộ sử thi Thần Khúc của mình hay đến cả nhà soạn nhạc người Nga Tchaicopsky cũng biến nó thành chủ đề cho một vở nhạc kịch của ông.

Thành Cát Tư Hãn và cách trả thù tình hiệu quả nhất

Các nhân vật chính: Thành Cát Tư Hãn, hoàng hậu Mông Cổ Borte và toàn bộ bộ lạc đối thủ

Trở thành cha tu hú là một cảm giác cay đắng, khi phải sống với sự thật rằng con mình không có chút máu mủ gì với mình cả. Vậy còn những người nghi ngờ, mà không có bằng chứng trong tay thì sao? Ví dụ như chuyện xảy ra với Borte, người vợ yêu của vị vua khét tiếng Thành Cát Tư Hãn.

711px yuanemperoralbumgenghisportrait

Vị vua quyền lực Thành Cát Tư Hãn luôn đau đáu nỗi đau bị "cắm sừng"

Trước khi kết hôn với vị Đại Hãn trẻ tuổi, Borte đã từng bị bắt cóc bởi một bộ lạc đối thủ với Thành Cát Tư Hãn và bị giam cầm ở đó trong khoảng tám tháng. Bà đã hạ sinh đứa con đầu lòng của mình là Jochi, ngay sau khi chồng tương lai giải cứu bà.

Cuộc hôn nhân sau đó diễn ra khá êm đẹp, nhưng ông vua này vẫn luôn đau đáu câu hỏi về người cha thực sự của đứa con trai đầu lòng. Chính vì thế, Jochi, vốn là trưởng nam đã không bao giờ có thể bước lên ngôi vua và nắm giữ các vị trí quan trọng trong đế quốc Mông Cổ hùng mạnh.

Hoàng hậu bá đạo và bàn cờ chính trị châu Âu

Các bên liên quan: Eleanor xứ Aquitaine, Louis VII và Henry II

Với nhiều người, trung cổ là một thời kì thật tồi tệ với phụ nữ. Họ không hề có chút quyền lực gì, luôn bị coi như một chiếc “máy đẻ” cho các ông chồng. Nhưng giữa hoàn cảnh như vậy, vẫn có một người phụ nữ làm khuấy đảo cả chính trường châu Âu.

Nữ công tước xứ Aquitaine, Eleanor là một phụ nữ trẻ, thông minh và vô cùng đáng yêu. Nhưng chồng nàng, vua Louis VII lại là một nhà tu, theo đúng nghĩa đen của nó khi quyết giữ mình khỏi cô vợ xinh đẹp.

eleanor aquitaine main 6315bc1

Khi đôi ta còn mặn nồng, Eleanor và chồng vẫn thường đi chiến đấu với nhau

Tuy không vui vẻ với cuộc hôn nhân này nhưng Eleanor và Louis vẫn chung sống với nhau. Hai người sau đó vẫn “đường ai nấy đi” vì họ đã không thể sinh ra một người thừa kế.

Ngay sau khi cuộc sống hôn nhân kết thúc, nữ công tước lập tức nhận được để ý từ nhiều nhân vật quyền lực khác nhau trên toàn cõi châu Âu. Và tréo ngoe thay, nhà vua Anh đối thủ chính trị lớn nhất của Louis VII, Henry II, lại đem lòng mến mộ người phụ nữ tài sắc này. Như một cách để trả đũa ông chồng cũ, cũng như tận dụng lợi thế của Henry, bà đã nhận lời kết hôn với ông và có với nhau rất nhiều con cái.

henry eleanor

Nhưng khi tình tan, bà lại quyết định lấy đối thủ của chồng là Henry II cho thỏa tức

Hệ quả của cuộc hôn nhân chính trị này là tình hình bất ổn của ngai vàng nước Anh nhiều năm sau. Vua Phillip II, con trai của Louis đã xúi giục con của Henry phản nghịch lại cha mình, sau đó giành lấy quyền ảnh hưởng cả ở hai vùng lãnh thổ Pháp, Anh hiện tại.

Theo: Ranker
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.