• Về đầu trang
Minh Ngọc
Minh Ngọc

Mất ngủ với những tấm ảnh chụp tại nhà thương điên

Kinh dị

Dưới đây là chân dung các cô gái bị nhốt trong một nhà thương điên thời Victoria do mắc các bệnh như biếng ăn và hysteria (chứng cuồng loạn). Những bức ảnh này được chụp trong khoảng thời gian từ 1879 đến 1910 tại Bệnh viện Salpetriere nổi tiếng ở Paris, Pháp.

Những người phụ nữ trong ảnh, đến từ nhiều lứa tuổi, vùng miền khác nhau, nhưng điểm chung đó là họ đều phải nhập viện do mắc chứng cuồng loạn mà hiện nay được gọi là chứng chán ăn tâm thần. Một số bệnh nhân khác còn không có khả năng nhận diện được do mắc các căn bệnh như bệnh Parkinson và co thắt cơ mặt.

a woman with parkinsons disease is photographed at the salpetriere hospital in paris

Một bệnh nhân được chẩn đoán là mắc bệnh Parkinsons.

these harrowing portraits show the women locked up in a victorian asylum because they had conditions such as anorexia and female hysteria pictured a woman diagnosed with hysteria

Một người phụ nữ bị chẩn đoán là mắc bệnh hysteria.

little is known about the vulnerable women pictured but they would have been hospitalised for conditions such as hysteria and what is now known as anorexia nervosa

Được biết đến với tên là bệnh chán ăn tâm thần, căn bệnh kì lạ này khiến cho bệnh nhân bỏ bữa trong nhiều ngày dẫn đến tình trạng kiệt sức.

a series of three photos showing a hysterical yawning woman at the salpetriere hospital

Một chuỗi hình ảnh về một bệnh nhân mắc hysteria đang ngáp.

Các bức ảnh trên đều được chụp bởi nhiếp ảnh gia y khoa Albert Londe. Ông được nhà thần kinh học Jean-Marie Charcot, một trong những người tiên phong trong việc nghiên cứu về hysteria, thuê để chụp các bệnh nhân nữ tại bệnh viện Salpetriere. Khi Londe đến bệnh viện vào năm 1878, nơi đây đang chữa trị cho 5.000 phụ nữ bị cho là mắc bệnh tâm thần.

a female patient with melancholic catalepsy a form of hysteria photographed in the 1890s

Bệnh nhân nữ được chẩn đoán là mắc chứng bắt thế trầm uất - một dạng của hysteria.

a praying woman who is suffering with catalepsy caused by hysteria is photographed

Một bệnh nhân khác lại đang ở tư thế cầu nguyện, và điều đáng nói ở đây, các nữ bệnh nhân này chỉ duy trì một tư thế như thế này trong một thời gian dài .

a woman who is suffering with catalepsy caused by hysteria sniffs her fingers in a portrait

Đây cũng là một tư thế khác do chứng bắt thế gây ra.

Bệnh hysteria, hay còn gọi là bệnh cà hước là một bệnh lý trong tâm thần học. Các bệnh nhân thường phát bệnh sau khi gặp một biến cố tâm lý nghiêm trọng và phần lớn người mắc bệnh là phụ nữ. Ở người bệnh thường xuất hiện các cơn co giật, co cứng, hay giãy dụa, la hét, đập giường, bị căng thẳng, mất ngủ, thở dốc, nặng bụng, dễ bị ám thị và tự ám thị

Ở phương Tây, cho đến thế kỷ 18 và 19, hysteria thường được coi là bệnh phụ nữ hay rối loạn chức năng tình dục ở nữ giới. Nguyên nhân chính cho chứng bệnh này được cho là do các rối loạn trong tử cung. Phương pháp điều trị phổ biến nhất là xoa bóp bộ phận sinh dục của bệnh nhân, hay dùng máy rung hoặc phun nước để gây cực khoái

a hysteria attack seen on a patient at the salpetriere hospital in paris france in the 1890s

Một phụ nữ đang lên cơn cuồng loạn tại bệnh viện.

photograph of the bottom half of a woman who is suffering from hysteria at the asylum

Ảnh chụp phần dưới của một bệnh nhân đang lên cơn.

little is known about these vulnerable women pictured who were hospitalized for conditions such as female hysteria and modern day anorexia nervosa

Có rất ít thông tin về những bệnh nhân trong các tấm ảnh này. Hình trên là một phụ nữ mắc chứng hysteria.

Tuy nhiên, khác với nhiều bác sĩ cùng thời, Charcot lại coi căn bệnh này là một chứng rối loạn thần kinh gây ra bởi các yếu tố di truyền trong não bộ. Những bệnh nhân do ông điều trị sẽ được trò chuyện với bác sĩ, kiểm tra phản xạ, thực hiện một vài bài kiểm tra cũng như sử dụng thôi miên để điều trị. Các kết quả sẽ được ghi lại, bằng cả chữ viết lẫn hình ảnh.

Ông cũng là một trong những người phản đối mạnh mẽ ý kiến cho rằng bệnh gây ra bởi “thiếu hơi đàn ông”. Sau này, nhà tâm lý học Sigmund Freud đã xuất bản một loạt các bài viết về hysteria để phổ biến những phát kiến trước đó của Charcot và bắt đầu những quan điểm phát triển của mình về hysteria. Đến năm 1920, lý thuyết của Freud đã gây ảnh hưởng rộng khắp tại Anh và Mỹ và đem lại những kiến thức quý báu về căn bệnh này cho ngành tâm lý học hiện đại.

Theo: Daily Mail
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.