• Về đầu trang
Chim Điên
Chim Điên

Những thí nghiệm quái đản mà người thực hiện đã 'hy sinh thân mình' vì sự phát triển của y học (P1)

Độc lạ

Để tiến bộ được như ngày nay, ngành y học đã phải trải qua những cuộc thí nghiệm nguy hiểm để tìm ra cách điều trị cũng như vắc-xin phòng ngừa bệnh phù hợp cho từng bệnh nhân.

Trước khi có những ý tưởng thử nghiệm trên cơ thể động vật thì chính con người là vật thí nghiệm đầu tiên giúp cho sự phát triển của y học. Dù có quái dị, ghê rợn nhưng các thí nghiệm này cũng được xem là những cố gắng, nỗ lực của các nhà khoa học ngày xưa, khi họ sẵn sàng hy sinh thân mình để tìm câu trả lời.

Stubbins Ffirth nuốt dịch nôn của bệnh nhân để chứng minh bệnh sốt vàng không lây lan

1

Stubbins Ffirth đã thành công trong nhiệm vụ của mình. Khi viết luận án y học vào năm 1802, Ffirth nêu ra một lý thuyết cho rằng bệnh sốt vàng không lây nhiễm. Vào thời điểm những năm 1802, bệnh sốt vàng được cho là dễ lây lan, và mọi người tin rằng ngay cả drap giường bệnh nhân vừa nằm lên cũng có thể truyền bệnh. Sốt vàng thực chất chỉ lây qua muỗi hoặc máu, để biết được điều đó Ffirth đã phải thực hiện một nghiên cứu khá ám ảnh.

Ffirth đã trải qua một cuộc thí nghiệm tự hoại bản thân kinh khủng nhất lịch sử y học. Đầu tiên Ffirth nằm lên giường bệnh nhân và cố gắng thở giống người bệnh nhưng ông không bị lây nhiễm.

Tiếp đến, Ffirth lấy dịch nôn màu đen của các bệnh nhân chà xát vào những vết thương hở miệng mà ông tự cắt vào cánh tay mình. Không những thế, Ffirth còn bôi dịch nôn này vào cả hốc mắt. Khi nó vẫn chưa lây lan, ông thực hiện tiếp một thí nghiệm khác kinh tởm hơn. Ffirth đã nuốt dịch nôn của bệnh nhân... Thậm chí ông đã nén dịch nôn thành một viên thuốc rồi uống vào.

Sau tất cả những thí nghiệm kinh tởm này, Ffirth vẫn chưa mắc bệnh sốt vàng nên ông đã chứng minh được giả thuyết mình đề ra.

Kellgren và Lewis chứng minh rằng xương cũng có cảm giác đau

2

Bác sĩ và nhà nghiên cứu người Anh Jonas Kellgren và Sir Thomas Lewis đã tự mình trải qua nỗi đau qua một thí nghiệm vào khoảng năm 1930. Họ đã tự tiêm hơn ngàn lần các hóa chất gây đau đớn, thuốc kiểm tra cơ bắp, gân, sụn và xương để biết chính xác cơn đau sẽ diễn ra như thế nào.

Mục đích của họ tìm hiểu rằng liệu xương có cảm giác đau không? Sau khi gây tê phần da, Kellgren đưa một sợi dây kim loại vào xương ống chân. Thí nghiệm này cho thấy rằng, mặc dù xương cứng sẽ không có cảm giác đau đớn gì nhưng phần xương xốp hoàn toàn có cảm nhận. Kellgren nói thêm:

"Khi sợi dây đi vào trong xương, tôi cảm thấy cơ thể rung lên và có áp lực tại vị trí dây đi qua nhưng không thấy đau... Khi dây dẫn vào mô xương xốp, cơn đau bắt đầu khuếch tán kèm theo đó là cảm giác rung lắc."

Nhờ vào thí nghiệm chịu đựng đau đớn của hai người mà y học hiểu rõ hơn về những cơn đau mà con người phải chịu đựng, từ đó tìm cách đối phó với chúng.

Uống vi khuẩn dịch tả để chứng minh lý thuyết của mình

3

Cuối thế kỷ 19, bệnh dịch tả là mối quan tâm sức khỏe đáng lo ngại, nó đã cướp đi sinh mạng của nhiều người. Nguồn nước không an toàn, thực phẩm bị ô nhiễm là nguyên nhân chính lây lan bệnh tả khiến nó trở thành đại dịch nguy hiểm. Nhưng vào thời điểm đó, không ai biết điều này. Và Max Josef von Pettenkofer đưa ra lý thuyết rằng vi khuẩn gây bệnh tả đang nằm trong nguồn nước dơ bẩn đó.

Pettenkofer cho rằng nguồn nước, thức ăn không vệ sinh là một yếu tố quan trọng để vi khuẩn tả sinh sôi, và rằng một người ăn sạch, uống kỹ sẽ không "nuốt" phải loại vi khuẩn này. Năm 1892, ông đã thu thập được lượng lớn vi khuẩn tả trong một ly nước và uống chúng.

Ông đã bị bệnh nặng. Pettenkofer vượt qua được căn bệnh đó và cho thấy rằng lý thuyết của mình đúng. Từ đó, ông tuyên truyền thông điệp "sống sạch sẽ hơn, không uống nước bẩn", tất nhiên là để tránh trường hợp uống nhầm nước chứa vi khuẩn bệnh tả và ngừa nhiều bệnh khác.

Để hiểu về truyền nhiễm ký sinh trùng, nhà khoa học này đã ăn sán dây trong ruột xác chết

4

Giovanni Grassi là một bác sĩ người Ý nghiên cứu lĩnh vực ký sinh trùng. Khi tiến hành khám nghiệm tử thi vào năm 1878, ông tìm thấy trong đoạn ruột của xác chết chứa trứng sán dây. Grassi nhìn thấy cơ hội để nghiên cứu sự lây truyền của sán dây, và ai có thể thực hiện kiểm tra này ngoài bản thân ông?

Sau khi xác định rằng bản thân không mắc bệnh giun sán (bằng cách dành cả năm để kiểm tra phân của mình), ông tiến hành tiếp thí nghiệm nâng cấp hơn. Grassi đã nuốt thêm trứng sán, nhưng lần này là trứng sán trong phân người chết và rồi chờ đợi kết quả. Một tháng sau, Grassi bắt đầu cảm thấy khó chịu trong dạ dày, rồi ông cũng tìm thấy trứng giun trong phân của mình. Một phát hiện "tuyệt vời"! Bây giờ ông đã biết ký sinh trùng lây truyền qua phân và ruột của ông chứa đầy giun sán trong đấy... Đôi khi bạn phải đánh đổi vài thứ để tìm ra sự thật.

Santorio Santorii

5

Santorio Santorii quyết định theo dõi tỉ mỉ mọi thứ đi vào và ra khỏi cơ thể của mình. Để làm điều này, ông đã xây dựng hệ thống theo dõi cực kỳ quy mô - được gọi là "ghế cân ký". Ông có thể ngồi lên cân để làm việc, ngủ, và đo cân nặng của bản thân cùng một lúc, cũng như có thể ăn, uống và đi vệ sinh. Những gì ông nhận ra là, ông đã cung cấp vào cơ thể một lượng sản phẩm nặng hơn rất nhiều lần so với việc thải ra, và bản thân ông đã không tăng cân. Ông khá bối rối trước phát hiện này và đưa ra lời giải thích rằng do mồ hôi, kết luận này cho rằng chúng ta đổ mồ hôi liên tục, chúng nhanh chóng bốc hơi trước khi chúng ta kịp nhận ra.

Thí nghiệm nghe có vẻ nhẹ nhàng, nhưng nếu ngồi suốt như vậy trong 30 năm trời để tìm ra lời giải thì quả thực là một cực hình. Ông dành 1/4 quãng đời chỉ để cân lượng phân của mình và cuối cùng đi đến kết luận ai cũng biết: chúng ta nạp nhiều hơn là thải ra.

Theo: Ranker
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.