• Về đầu trang
Roger
Roger

8 phim tài liệu cực hay về thương trường trên Netflix sẽ khiến bạn 'khôn' hơn về kinh tế

Phim ảnh

1.American Factory

Tác phẩm đoạt giải Oscar 2020 cho hạng mục Phim Tài liệu xuất sắc nhất nói về sự xung đột văn hóa làm việc giữa hai nước Mỹ và Trung Quốc, sau khi tập đoàn sản xuất kính ô tô Fuyao mua lại một nhà máy ở Dayton, Ohio, Mỹ. Ngay khi vừa tiếp quản, những người chủ từ châu Á đã mang đến nơi đây một phong cách làm việc mới, thực dụng và chỉ coi trọng kết quả đến mức bỏ qua cả các điều kiện làm việc cho công nhân. Những người công nhân Mỹ, vốn luôn được bảo vệ bởi Công đoàn và đã quen với điều kiện làm việc trước kia, liệu có thể trụ được trước sự thay đổi này?

American Factory không đưa ra lời giải, ai đúng, ai sai mà chỉ tập trung nói về thái độ của các công nhận, liệu chấp nhận hòa nhập, hay kiên quyết đến cùng để bảo vệ quyền lời của mình. Lựa chọn việc khắc họa sự thay đổi của một nhà máy Mỹ dưới tay ngươi Trung Quốc trong giữa thời điểm thương chiến Mỹ Trung đang ở giai đoạn nhạy cảm, phim được đánh giá cao về tính thời sự, cũng như cách kể chuyện khách quan, không thiên vị.

2. Rotten

Series phim tài liệu ăn khách của Netflix dưới đây chọn một đề tài gai góc để khai thác, đó là những mặt tối trong ngành công nghiệp thực phẩm. Khác với vẻ ngoài ngon mắt, kích thích của các sản phẩm, hành trình để đưa các nguyên liệu thô lên bàn ăn người tiêu dùng là có cả máu, nước mắt, thậm chí là mạng sống. Đó là sự bóc lột đến cùng cực người nông dân trong cacao ở Bờ Biển Ngà, khi họ chỉ nhận được cái giá quá đỗi rẻ mạt cho một tấn cacao bán ra. Hay là sự vô trách nhiệm của những người làm quản lý các loại thuốc lá điện tử.

Bất kỳ một mặt hàng tiêu dùng nào, dù là cũ hay mới, bình dân hay khó tiếp cận, chúng đều có những góc khuất mà nhà sản xuất không muốn kể cho khách hàng của mình. Nếu bạn là fan hâm mộ cho các loại đồ ăn đóng sẵn và chi ra một số tiền khổng lồ cho chúng mỗi tháng, hẳn bạn sẽ không muốn biết các ông chủ tham lam đã làm gì với số tiền của bạn đâu.

3. Broken

Cũng nói về ngành hàng tiêu dùng, Broken lại tập trung khai thác về ngành công nghiệp trong bóng tối với trị giá tỉ đô: Hàng nhái và hàng kém chất lượng. Một cây mascara hàng hiệu mà bạn mua với cái giá rẻ không tưởng cũng có thể khiến bạn gặp dị ứng nghiêm trọng. Một chiếc tủ kéo từ hãng đồ nội thất danh tiếng cũng có thể lấy đi mạng sống đứa con nhỏ của bạn. Để tối đa hóa lợi nhuận, các nhà tư bản đã không ngần ngại sử dụng nguyên liệu chất lượng thấp, hay lách luật trong quá trình làm sản phẩm.

Hành động của họ không chỉ ảnh hưởng đến khách hàng của họ, mà còn gây ra những tác động nghiêm trọng đến môi trường và chính trị. Tuy tiêu dùng là một phần của cuộc sống, nhưng mong rằng, trải nghiệm xem xong Broken cũng có thể giúp bạn có những lựa chọn khôn ngoan hơn khi tìm đến các nhà cung cấp có tâm và trách nhiệm với cộng đồng.

4. After Porn Ends

Ai cũng biết đến nó, nhưng ai cũng ngại nói về nó. Đây là miêu tả chuẩn nhất về ngành công nghiệp phim người lớn. Trong thời lượng hơn 90 phút của phim, người xem sẽ dõi theo hành trình của các cựu sao phim người lớn, từ khi chập chững vào nghề, đến đỉnh cao danh vọng và các khó khăn sau khi giải nghệ. Một quy luật chung với họ đó, là tiền đến nhanh, và đi thì cũng nhanh không kém.

Không ít "thánh nữ", siêu sao AV đã phải đối mặt với việc phá sản sau một thời gian ngắn ra khỏi ngành. Không chỉ vậy, "tai tiếng" mà họ xây dựng được trong nghề cũng trở thành rào cản to lớn để họ quay lại với cộng đồng. Trước tiếng gọi của đồng tiền, hay mong muốn "phục thiện", đâu sẽ là con đường mà họ lựa chọn?

5. Silicon Cowboys

Một bộ phim dành cho những người muốn trở thành một Bill Gates, Steve Jobs hay Elon Musk thứ hai. Bộ phim được đánh giá 100 Tươi trên trang phê bình phim danh tiếng Rotten Tomatoes kể lại câu chuyện về Rod Canion, Jim Harris và Bill Murro xoay sở lập nên công ty máy tính của riêng mình khi "người khổng lồ" IBM đang thống trị.

Trải qua nhiều khó khăn, bộ ba này đã lập nên đế chế hãng máy tính Compaq, thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp phần cứng máy tính. Phim mang đến nhiều bài học đắt giá cho "kẻ mộng mơ", mong muốn khởi nghiệp hay cả những ông lớn, vốn đang quá thoải mái trên ngai vàng của mình, mà quan trọng nhất, đó là việc dám thay đổi để thích nghi. Hãy xem cách Nokia, IBM hay Kodak sụp đổ, bạn sẽ hiểu điều này quan trọng thế nào.

6. The Pharmacist

Image result for the pharmacist netflix

Dược phẩm, một ngành công nghiệp được gắn với sứ mệnh mỹ miều cứu người nhưng trong The Pharmacist, các đế chế dược lại là nguyên nhân cho "nạn dịch" nghiện thuốc giảm đau chưa từng có ở Mỹ. Thuật lại theo câu chuyện của dược sĩ Dan Schneider sau khi con trai ông mất vì dùng thuốc giảm đau quá liều, bộ phim dần bóc tách các thủ đoạn của tập đoàn dược Purdue, thuộc sở hữu của gia tộc Sackler nhằm nâng cao lợi nhuận từ thuốc giảm đau.

Người xem chắc chắn sẽ rùng mình khi biết, thuốc giảm đau có thành phần các tiền chất chế heroin, fetanyl,.. được kê và bán bừa bãi bởi những dược sĩ biến chất và bị mua chuộc bởi những đồng đô la. Sự tha hóa của một bộ phận dược sĩ này đã tạo nên cơn khủng hoảng thuốc giảm đau, mà trong đó con trai của Schneider là một trong số hàng triệu bệnh nhân vô danh. The Pharmacist còn cung cấp cái nhìn chân thực về mối liên kết giữa bệnh viện, nhà thuốc với các tập đoàn tư bản và "nghệ thuật" bán hàng của những cáo già tư bản.

7. Dirty Money

Image result for dirty money netflix

Người xưa có câu "Tiền đẻ ra tiền" để nói về cái giàu dĩ nhiên của các tỉ phú. Tất nhiên, câu đó vẫn là đúng nếu như họ dùng tiền mình kiếm được để đầu tư một cách hợp pháp, hay đóng góp cho cộng đồng. Tuy nhiên, Dirty Money lại muốn nói về những người còn lại, dùng tiền để làm lợi cho bản thân.

Series kéo dài 6 tập này bao gồm 6 câu chuyện riêng biệt, từ bê bối gian lận khí thải của tập đoàn ô tô Volkswagen, vụ rửa tiền ngân hàng HSBC hay các phi vụ làm ăn ít người biết của tổng thống đương nhiệm Mỹ - Donald Trump. Dùng lối kể chuyện thông minh, với thái độ phê bình sâu sắc mà khách quan, Dirty Money là lựa chọn phù hợp hơn cả cho những người thích làm kinh doanh, hay muốn biết thêm một chút câu chuyện "bí mật" của các tập đoàn lớn.

8. The Toys That Made Us

Image result for the toys that made us

Khác với các bộ phim đen tối kể trên, series này lại chỉ nói về đồ chơi. Đúng như tên gọi của nó, The Toys That Made Us là tuyển tập câu chuyện về thành công của những món đồ chơi ăn theo các thương hiệu ăn khách như Hello Kitty, Star Trek hay Barbie. Làm thế nào, một món đồ chơi đơn giản cho trẻ em lại có thể trở thành biểu tượng văn hóa, hay thậm chí là có tác động to lớn đến chính trị và truyền thông các nước phương Tây trong vài chục năm qua?

Giữa thời đại mà thiết bị điện tử lên ngôi, những món đồ chơi này vừa không mất đi giá trị của nó, thậm chí lại trở thành món hàng được săn lùng trên các sàn đấu giá trực tuyến với giá khởi điểm chục ngàn đô la. Phim còn có sự tham gia của nhiều khách mời nổi tiếng như Paris Hilton, diễn viên lồng tiếng Tara Strong hay diễn viên David Yost.

  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.