• Về đầu trang
Cá Hồi Nuôi
Cá Hồi Nuôi

Bệnh lý khiến Joker hay phá lên cười đột ngột là có thật ngoài đời?

Phim ảnh

Chú ý: Bài viết có tiết lộ một phần nội dung phim.

Nhắc đến Joker dù ở phiên bản nào đều không thể thiếu điệu cười điên loạn. Joker (2019) do Joaquin Phoenix thủ vai cũng không phải ngoại lệ, nhưng có một điểm khác biệt khiến tiếng cười của Arthur như cứa vào tim người xem: Anh không cười vì khoái trá, không cười vì vừa thực hiện xong một tội ác, anh cười vì bị bệnh chứ không hề cố ý.

Arthur Fleck đã mắc bệnh gì?

Nếu như đã xem phim dù không cần tập trung bạn vẫn biết Arthur mắc bệnh lý PLC (Pathological Laughter and Crying - Khóc cười theo bệnh lý/một cách phi lý) hay còn gọi là Pseudobulbar affect. Bệnh này khiến anh mỗi khi gặp kích thích như bị hiểu nhầm, phấn khích, tức giận sẽ đột ngột phá lên cười ở những hoàn cảnh không phù hợp. Điều này gây không ít rắc rối cho đời sống nên Arthur đã luôn phải mang theo một tấm thẻ giải thích tình trạng thần kinh của mình. Bản thân Joaquin Phoenix đã nghiên cứu những người mắc bệnh này để hoàn thiện tiếng cười điên dại rất khó thể hiện này.

Ảnh hưởng thế nào đến đời sống?

Những người mắc PLC đôi khi phản ứng trái ngược với kích thích, ví dụ họ sẽ cười khi đối mặt với chuyện buồn, khi tức giận, thất vọng hoặc khóc khi nghe chuyện cười. Ngoài ra còn chuyển đổi giữa khóc và cười không kiểm soát được.

Nếu để ý bạn sẽ thấy Arthur cười mà như khóc, cố nén lại để không bị hiểu nhầm, cố giải thích và nhận ra sự phiền phức mình đang mang. Joker trông điên mà vẫn tỉnh, mới khiến ta đau lòng theo.

Nguyên nhân gây bệnh?

Các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Chủ yếu vẫn là chấn thương não gây mấy kiểm soát thể hiện cảm xúc (có đề cập trong bệnh án của Arthur). PLC còn xuất hiện ở bệnh nhân đột quỵ, Alzheimer, bệnh đa xơ cứng, cường giáp, bệnh Graves, PANDAS (Rối loạn thần kinh tự miễn liên quan đến nhiễm liên cầu khuẩn) và bệnh Parkinson.

Vì sao người ta lại sợ phim Joker đến vậy?

Joker (2019) đã ra mắt được 1 tuần và gây nhiều tranh cãi cũng như thu về nhiều phản ứng khác nhau. Nhiều người xem Joker đã bỏ về giữa chừng vì không chịu nổi sự u ám của nó. Thật ra đây không phải là phản ứng quá lố hay "tâm hồn mong manh". Họ đã đồng cảm và nhập tâm với nhân vật ngay từ phút đầu phim. Theo thống kê từ Khảo sát toàn quốc về sức khỏe và sử dụng thuốc, khoảng 7.1% người trưởng thành ở Mỹ tính từ 18 tuổi mắc chứng trầm cảm, 63.8% trong số đó xác nhận trầm cảm gây suy giảm nghiêm trọng đến tinh thần và thể chất của họ.

"Công việc của anh thế nào?"

Joker (2019) là bộ phim với nhân vật chính mắc bệnh tâm thần, căn bệnh đó dường như xuất phát từ tuổi thơ bị bạo hành (nếu theo hồ sơ bệnh án đúng là như vậy). Cuộc đời Arthur như bi kịch giáng xuống đầu từ khi anh chưa biết làm hại ai, đẩy anh tới đường cùng, biến anh thành nạn nhân đúng nghĩa trong bối cảnh xã hội Mỹ suy thoái kinh tế, suy đồi đạo đức (đọc thêm diễn giải ở đây để hiểu phim hơn). Joker không phải là phim trí tuệ xoắn não, đó chính là phận người trải ra trước mắt và Joaquin cũng đã nói "Bộ phim bắt người xem phải tham gia vào", vai diễn của anh "mọi người có thể suy diễn theo cách họ muốn". Nói tóm lại, người xem đã nhập tâm và đồng cảm được với cuộc đời Arthur ngay từ những phút đầu phim và điều đó khiến họ đau lòng không chịu nổi phải bỏ về. Phim không tập trung vào yếu tố bạo lực dã man như những cảnh bị cắt ở Việt Nam, sức nặng tâm lý chính là thứ khiến người xem phải sợ hãi mà chưa cần nhân vật phải bóp cò súng hay cắt cổ một ai.

Lòng người trĩu nặng theo bước chân Arthur
Theo: Tổng hợp
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.