• Về đầu trang
Chim Sẻ
Chim Sẻ

Chỉ có 3 bộ phim trong lịch sử điện ảnh thế giới 'đăng quang' cùng lúc cả Oscar và Cannes, Parasite là một trong số đó

Phim ảnh

Sau lễ trao giải Oscar lần thứ 92, Parasite trở thành tác phẩm khiến cả Đại Hàn Dân Quốc tự hào. Tổng thống Moon Jae In đã gửi thư chúc mừng và khen ngợi đạo diễn Bong Joon Ho cũng như cả đoàn làm phim khi xuất sắc giành Tượng vàng tại 4/6 hạng mục đề cử: Kịch bản gốc, Phim quốc tế, Đạo diễn và Phim truyện hay nhất.

Tượng Vàng Oscar đầu tiên của điện ảnh Hàn.

Tháng 5/2019, Parasite cũng trở thành bộ phim Hàn đầu tiên nhận Cành Cọ Vàng tại Liên hoan phim Cannes.

Đạo diễn Bong ôm Cành Cọ Vàng tại Cannes 2019.

Suốt quá trình hình thành và phát triển của bộ môn nghệ thuật thứ 7, chỉ có ba bộ phim đủ sức "càn quét" danh hiệu cao nhất ở cả liên hoan phim Cannes và lễ trao giải Oscar. Đầu tiên là The Lost Weekend, sau này thêm MartyParasite.

The Lost Weekend

Năm 1945, The Lost Weekend xuất hiện như một "cú nổ" giữa thị trường điện ảnh vốn êm đềm tại Mỹ. Phim giành được cả Cành Cọ Vàng lẫn danh hiệu "Phim truyện hay nhất" tại Oscar - điều chưa có tiền lệ trước đây.

The Lost Weekend do Billy Wilder làm đạo diễn, đây là tác phẩm lớn đầu tiên của Hollywood đề cập chứng "nghiện rượu" như một tệ nạn.

Nhân vật chính trong phim - Don Birnam, một nhà văn nghiện rượu dần đánh mất chính bản thân mình cũng như những người xung quanh. Không chỉ được giới mộ điệu đánh giá cao, The Lost Weekend còn thành công cả về mặt thương mại. Phim nhận được sản xuất với ngân sách 1,25 triệu USD và đã thu về hơn 11 triệu USD sau đó.

Năm 2011, The Lost Weekend được Thư Viện Quốc Hội Hoa Kì ghi nhận là tác phẩm "có ý nghĩa về mặt văn hóa, lịch sử và thẩm mỹ".

Marty

Tròn 10 năm sau thành công của The Lost Weekend, điện ảnh thế giới chào đón thêm một siêu phẩm "càn quét" giải thưởng cao nhất ở cả Cannes và Oscar, đó là Marty.

Marty là một phim tình lãng mạn năm 1955, dựa trên vở kịch truyền hình cùng tên. Phim do Delbert Mann đạo diễn, các diễn viên chính Ernest Borgnine và Betsy Blair.

Phim xoay quanh chuyện tình của "chàng khờ" Marty Pilett - một anh chàng cao to làm nghề bán thịt với mẹ ở khu chợ cũ. Là một người tốt bụng nhưng vụng về trong cách cư xử, chàng luôn bị gia đình và bạn bè thúc giục phải lập gia đình. Tuy không ghét việc kết hôn song chán nản vì chưa có triển vọng tương lai, nên Marty miễn cưỡng từ bỏ đời sống độc thân.

Sau khi bị mẹ giục giã, một đêm nọ chàng vào Stardust Ballroom ở Bronx và tiếp xúc với Clar - nữ giáo viên trông giản dị, vừa mới bị "đá" cách đây chưa lâu. Cùng chung vui với nhau suốt buổi tối, Clara và Marty thấy rõ quan hệ tình cảm của họ, Marty hứa sẽ gọi điện thoại cho nàng vào hôm sau.

Mẹ của Marty coi thường Clara. Cũng vậy, các bạn của Marty không thích sự xấu xí mộc mạc của nàng và tìm cách thuyết phục Marty quên Clara. Bị thúc ép tới khi phải phục tùng, Marty đã không điện thoại cho Clara.

Lại rơi vào đường mòn cô đơn như cũ, Marty thấy rõ rằng mình đã bỏ lỡ cơ hội để yêu một phụ nữ tốt. Vượt qua sự phản đối của bạn bè, Marty hấp tấp lao tới trạm điện thoại công cộng để gọi cho Clara.

Thời điểm công chiếu, Marty nhận phản ứng trái chiều song hầu hết là tích cực. Phóng viên tờ Variety cho rằng đây là một phim xuất sắc. Tờ TIME gọi Marty là "điều kì diệu". Louella Parsons - nhà báo, nhà biên kịch phim đầu tiên của Mỹ cho biết bà thích nó nhưng cảm thấy có lẽ không nên đề cử để nhận giải Oscar.

Năm 1994, phim được Thư Viện Quốc Hội Hoa Kì chọn đưa vào bảo quản trong Viện lưu trữ phim quốc gia Hoa Kì.

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.