• Về đầu trang
An Hy
An Hy

Hollywood của quá khứ còn đen tối hơn bây giờ gấp nhiều lần (Kỳ 1)

Phim ảnh

Lịch trình quay phim bao gồm những chuyến đi đến nhà thổ của hãng MGM

Metro Goldwyn Mayer Lion GIF - Find & Share on GIPHY

Metro-Goldwyn-Mayer hay còn được biết với cái tên MGM, là tập đoàn điện ảnh hùng mạnh nhất Hollywood suốt từ thời kì phim câm cho đến những năm của Thế Chiến II. Khoảng thời gian sau đó, mặc dù có thêm sự cạnh tranh từ nhiều đối thủ, song vẫn được đánh giá là thời kì hoàng kim của hãng khi cho ra mắt nhiều bộ phim kinh điển nổi tiếng. Có thể kể đến như: Gone with the Wind, The Wizard of Oz, Mutiny on the Bounty, The Philadelphia Story… Và trong lúc những bộ phim này được bấm máy, MGM đều soạn sẵn lịch trình, ép các diễn viên nam phải đến nhà thổ quan hệ với gái điếm.

Sự việc này được đề cập chi tiết trong quyển sách về huyền thoại màn bạc Jimmy Stewart: A Biography của tác giả Marc Eliot. Theo đó, chủ sở hữu kiêm nhà sản xuất Louis B. Mayer của hãng MGM đã xây dựng một nhà thổ gần phim trường và quy định tất cả những diễn viên nam có hợp đồng phải đến đó. Việc từ chối không đi đồng nghĩa với chấm dứt hợp đồng, bị sa thải và tiêu tan luôn cả sự nghiệp còn dang dở.

louis b mayer

Louis B. Mayer

Lý do cho quy định bệnh hoạn đến từ chính Louis B. Mayer. Như nhiều người những năm 1930, ông ta kì thị đồng tính đến mức cực đoan, nghĩ họ là lũ tâm thần và dùng đủ mọi cách để giữ các nam diễn viên không bị lây lan “thứ bệnh đáng nguyền rủa” từ họ. Đồng thời, việc ép buộc ngủ với gái điếm cũng khiến các nam diễn viên không gần gũi với đồng nghiệp nữ, những người được xem là con mồi béo bở của Mayer.

Dàn diễn viên Texas Chain Saw Massacre sử dụng xác chết động vật và cưa thật trong lúc quay

Texas Chain Saw Massacre là bộ phim kinh dị nổi tiếng của đạo diễn Tobe Hooper sản xuất năm 1974. Bộ phim xoay quanh câu chuyện một nhóm bạn vô tình trở thành nạn nhân của gia đình ăn thịt người khi đang trên đường đến thăm nông trại cũ. Bản phim này đến nay vẫn thu hút được rất nhiều người xem và trở thành cảm hứng của những bộ phim kinh dị khác.

Điều đáng nói, để thực hiện nó, đoàn làm phim thực sự đã quẳng đi các tiêu chí đạo đức và an toàn mà sử dụng dàn cưa và xác động vật thật.

Texas Chain Saw Massacre Horror GIF - Find & Share on GIPHY

Cảnh ăn tối của gia đình Leatherface - một trong những cảnh đáng sợ nhất. Bộ xương người sử dụng trong cảnh là xương người thật, và trong ngày quay cuối, bộ xương thậm chí còn bốc mùi lên đến mức có người đã phải nôn mửa.

Đặc biệt, cũng trong ngày quay cuối, để ăn mừng, đạo diễn Hooper và các nhà sản xuất đã tặng cả đoàn một chiếc bánh brownie pha cần. Nam diễn viên Gunnar Hansen - người thủ vai phản diện chính Leatherface, chưa bao giờ đụng đến cần sa hay các chất kích thích trước đó, cũng được cho một phần.

Theo lời Hansen, trong khi đang choáng váng do tác dụng của bánh pha cần, anh thậm chí còn chẳng khởi động nổi máy cưa nhưng vẫn phải thực hiện cảnh quay cưa xuyên một cánh cửa. Bằng cách nào đó, Hansen đã hoàn thành cảnh cuối mà không khiến cánh tay của mình bị cắt rời ra, bộ phim bấm máy kết thúc thành công.

https://www.youtube.com/watch?v=grGB0ZCpLi8

Theo nhiều người, chẳng có gì ngạc nhiên khi biết đoàn làm phim Texas Chain Saw Massacre không đặt tiêu chí đạo đức và an toàn lên hàng đầu, bộ phim nổi tiếng là có liên quan đến đường dây rửa tiền của Mafia. Nhiều fan còn đồn đoán cảnh ngón tay của Marilyn Burn bị chẻ đôi trên phim là có thật.

Bộ phim The Charge of the Light Brigade: giết cả trăm con ngựa để có cảm giác thật

Cuộc tấn công của lực lượng Kỵ binh Anh vào Pháo binh Nga ở trận Balaclava năm 1855 trong chiến tranh Krym là sự kiện nổi tiếng trong lịch sử. Do sự nhầm lẫn của những người chỉ huy, hàng trăm chiến sĩ Anh đã thiệt mạng, tầm 500 ngựa chết, chỉ khoảng 200 tàn binh Anh trở về căn cứ. Cuộc tấn công này sau đó không chỉ đi vào thơ ca, mà còn được dựng thành phim điện ảnh với nhà sản xuất là hãng Warner Bros nổi tiếng.

the charge of the light brigade

The Charge of the Light Brigade

Hãng phim đã quyết định cái chết của những kỵ binh cùng các chú chiến mã sẽ là chi tiết đắt giá trong câu chuyện. Vì lẽ đó, một thiết bị tên Running W được sử dụng.

runw

Running W được sử dụng rộng rãi những năm 1930 và thường biết đến với mục đích tàn sát ngựa.

Thiết bị sẽ gắn dây piano vào 2 chân trước của ngựa và cho chúng chạy đến cuối đoạn dây mà không ngừng lại, khi đó, Running W sẽ giựt mạnh khiến cả 2 chân ngựa khuỵa xuống. Tàn nhẫn hơn, Warner Bros đã để các diễn viên đóng thế của mình cưỡi ngựa với tốc độ cực nhanh, khiến cho tổn thương lên chúng càng lớn. Khoảng thời gian thực hiện bộ phim The Charge of the Light Brigade, khoảng 125 con ngựa bị giết cùng một lúc.

Tờ LA Times đưa tin, sự việc kinh hoàng trên đã khiến Hiệp hội Nhân đạo Hoa Kỳ theo dõi sát sao các hành động liên quan đến động vật sau này của Hollywood.

Sử dụng súng và đạn thật trong lúc quay

Những năm đầu 1930, nam tài tử người Mỹ James Cagney từng phải đóng các cảnh trong đó ông bị bắn vào người những viên đạn thật. Khái niệm bảo toàn mạng sống cho các diễn viên dường như không xuất hiện tại quãng thời gian này của Hollywood. Theo tạp chí điện ảnh 3AM, đạo diễn Liên Xô Elem Klimov từng sử dụng súng máy thật để bắn diễn viên của mình trong lúc quay bộ phim về Thế Chiến II: Come and See.

Tại thời điểm đó, các nhà làm phim được chống lưng bởi chính phủ có thể làm bất cứ điều gì trái pháp luật mà vẫn nghiễm nhiên thoát tội. Trường hợp của Klimov cũng tương tự như vậy. Không chỉ súng máy, ông cho sử dụng cả đạn dược thật bắn vào một nhân vật do sao nhí 16 tuổi đóng.

come and see

Khung cảnh ám ảnh trong Come and See

Nội dung cảnh quay đó không hề bắn trực hiện mà chỉ là kẻ săn đuổi thả đạn vô tội vạ để tìm nhân vật nhí, nhưng độ nguy hiểm vẫn ở mức cực cao. Ở một cảnh quay khác, khi Đức Quốc Xã đốt cháy nhà thờ có đầy dân thường bên trong, một số diễn viên thậm chí còn lo sợ mình sẽ chết thật.

Được biết, đạo diễn Klimov dường như đã bị chấn thương tâm lí khi thực hiện bộ phim. Dù sống đến tận năm 2003, nhưng sau khi đóng máy Come and See, ông không còn tham gia bất cứ phim nào khác.

Theo: grunge.com
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.