• Về đầu trang
Alice Carin
Alice Carin

Nhặt nhạnh chi tiết sai lầm trong 10 bộ phim tái hiện lịch sử kinh điển

Phim ảnh

1. Pearl Harbor (Trân Châu Cảng)

3869060 40118560 collage 0 1531299548 1531299560 1500 1 1531299560 728 3955fea8e3 1533795442

Thật không phù hợp nếu phụ nữ không mang tất (vớ) khi ra ngoài và gần như không có người phụ nữ nào thời đó dám làm vậy. Dù ngay trong lúc chiến tranh, các mặt hàng chủ lực của phụ nữ thiếu thốn nhưng hầu như ai cũng mang tất. Nhưng nhìn kĩ thì các nữ nhân vật trong Pearl Harbor không hề mang tất chân.

2. Elizabeth: The Golden Age

3869110 10707310 123 0 1531299914 1531299945 0 1533632941 0 1533646991 1533646994 1500 1 1533646994 728 4c8a3d8f7c 1533795442

Các sự kiện trong phim diễn ra vào năm 1585 khi Elizabeth đã ngoài 50. Nhưng trong phim, chúng ta thấy Cate Blanchett 36 tuổi không trang điểm để khiến cô ấy trông già hơn. Nhưng đây chỉ là một chi tiết nhỏ. Sai lầm lớn nhất là trong phim nữ hoàng đang xem xét một Sa hoàng người Nga, ông là một trong những ứng cử viên cho việc trở thành phu quân của bà. Nhưng thực tế vào thời điểm đó, Sa hoàng này đã qua đời.

3. Alexander

3869160 40121160 0111 0 1531300031 1531300035 1500 1 1531300035 728 1d6221b0c7 1533795442

Con ngựa huyền thoại Bucephalus đã cùng Alexander Đại Đế đi chinh chiến nhiều trận chiến nên đó là lý do người ta cũng hướng sự chú ý nhiều đến chú ngựa trong phim. Đoàn làm phim đã sử dụng một con ngựa giống Friesian oai vệ. Tuy nhiên giống ngựa này chưa từng tồn tại trước thế kỉ 16, gần 1000 năm sau chúng mới được nhân giống.

4. Pride & Prejudice (Kiêu Hãnh Và Định Kiến)

3869210 40123960 collage 0 1531300376 1531300387 1500 1 1531300387 728 4482bb4aa1 1533795442

Một bộ phim đã được dựng lên dựa vào cuốn tiểu thuyết của Jane Austen. Việc nhân vật chính đi dạo vòng quanh đường phố rất nhiều không phải là điều để nói. Đáng nói là trong một lần đi dạo, cô đã mang đôi giày của hãng Wellington. Khi mà cuốn tiểu thuyết này xuất bản thì hãng này chưa từng tồn tại. Hãng giày này chỉ xuất hiện nửa thế kỉ sau đó.

5. Gone With the Wind (Cuốn Theo Chiều Gió)

3869260 40125610 collage 0 1531300616 1531300622 1500 1 1531300622 728 846801f6cb 1533795442

Mặc dù đây là bộ phim kinh điển nhưng nếu soi kĩ một số chi tiết thì vẫn có lỗi sai. Đường phố Atlanta được thắp sáng bằng bóng đèn điện, bối cảnh của phim được lấy vào lúc 1861-1865 lúc xảy ra Nội chiến Mĩ. Tuy nhiên, nhà phát minh Thomas Edison chưa phát minh ra bóng đèn sợi đốt cho đến tận năm 1879.

6. Titanic

3869310 40129810 collage 0 1531300903 1531301023 1500 1 1531301023 728 c65bc38294 1533795442

Trong cuộc trò chuyện đầu tiên với Rose, Jack đã nói anh từng đi câu cá trên hồ Wissota ở quê nhà Thác Chippewa, Wisconsin. Tuy nhiên hồ đó chỉ được tạo ra vào năm 1917, 6 năm sau thảm kịch Titanic.

7. Saving Private Ryan (Giải Cứu Binh Nhì Ryan)

3869360 40134810 123 0 1531301394 1531301399 1500 1 1531301399 728 ca8ccc8b72 1533795442

Lấy bối cảnh Thế Chiến thứ 2, có một cảnh quay mà đại úy Miller bị bắn và anh nằm dựa vào chiếc môtô lấy hơi sức cuối cùng chiến đấu với địch. Tuy nhiên, các chuyên gia phát hiện ra rằng chiếc xe đó là Ural M63 của Nga sản xuất năm 1963, tận 20 năm khi trận chiến này xảy ra.

8. Braveheart (Trái Tim Dũng Cảm)

3869410 10707510 123 0 1531301625 1531301659 0 1533633123 0 1533647016 1533647023 1500 1 1533647023 728 4790a61dff 1533795442

Bộ phim này có rất nhiều chi tiết sai:

  1. Sơn màu xanh chỉ được sử dụng cho chiến binh Celtic cổ đại chứ không phải Scotland.
  2. Không thể nào có câu chuyện tình yêu nào xảy ra giữa William Wallace và nữ hoàng Isabella. Lúc này nữ hoàng chỉ mới 10 tuổi và vừa sinh con đầu lòng là vị vua tương lai Edward III.
  3. Phi lý nhất là chiếc váy kilt của đàn ông chỉ được sử dụng sau bối cảnh của bộ phim đến tận 200 năm.

9. Troy (Cuộc Chiến Thành Troy)

3869460 40141310 collage 0 1531301936 1531301944 1500 1 1531301944 728 556d22bab0 1533795442

Lại thêm một bộ phim mà chúng ta có thể tìm ra rất nhiều những chi tiết phi lý:

  1. Cuộc bao vây thành Troy kéo dài tận 10 năm chứ không phải vài tuàn như trong phim.
  2. Hai nhân vật có thật Agamemnon và Menelaus không chết ở Troy. Một người bị chính vợ mình giết sau khi đánh trận trở về. Còn một người thì chết vì tuổi già.
  3. Trong phim họ sử dụng những chiếc tàu Trireme, loại tàu mà 600 năm sau con người mới sử dụng.
  4. Các đồng xu dùng để đặt trên mắt của người chết không phải là đồng xu thời đó sử dụng. Thậm chí cả mũ, giáp, khiên cũng không thuộc về thời đó.
  5. Sai lầm ngớ ngẩm nhất phim là cảnh chiếc dù che nắng của Toy và Paris được làm bằng kim loại.

10. Gladiator (Đấu Sĩ)

3869510 40144260 collage 0 1531302231 1531302298 1500 1 1531302298 728 cde4cf17bb 1533795442

Đáng buồn thay, nếu xếp hạng thì có thể nói đây là bộ phim có nhiều chi tiết sai nhất:

  1. Commodus không hề giết cha của Marcus Aurelius, ông ấy không hề chết trên sàn đấu mà bị giết bởi một tên giết người nào đó.
  2. Russell Crowe được mang danh hiệu Đại Tướng như thực ra danh hiệu này không có trong binh đoàn La Mã. Nó xuất lần đầu tiên ở Pháp vào thế kỉ 16.
  3. Giống chó chăn cừu Đức cũng góp mặt trong bộ phim. Tuy nhiên tuổi đời tồn tại của giống chó này chỉ là 150 năm mà thôi.
  4. Cung thủ được ra lệnh "Fire" (Bắn), tuy nhiên lệnh này chỉ được dùng lần đầu cho súng ống tại Châu Âu.
  5. Dòng chữ trên thanh kiếm MARCUS AURELIUS FECIT phải được viết là MARCVS AVRELIVS FECIT vì chữ U chỉ mới xuất hiện trong chữ Latin mà thôi.
Theo: Brightside
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.