• Về đầu trang
Chim Sẻ
Chim Sẻ

Người trong ngành vạch trần 5 'nỗi khổ không ai thấu' của công ty quản lí nghệ sĩ

Showbiz

Có lẽ fan K-Pop nào cũng từng mơ ước được làm việc trong một công ty giải trí của Hàn Quốc. Bởi đây không chỉ là nơi trau dồi kinh nghiệm, thỏa mãn đam mê mà còn tạo ra hội gần gũi với các ngôi sao nổi tiếng.

Tuy nhiên ngành công nghiệp giải trí không phải lúc nào cũng toàn "màu hồng". Trên một diễn đàn gần đây, nhiều nhân viên đến từ các công ty giải trí hàng đầu xứ Kim chi đã tiết lộ khó khăn mà họ đối mặt bằng bình luận ẩn danh. Dưới đây là 5 nỗi khổ mà họ thường gặp nhất trong công việc:

Làm thêm giờ vào các ngày lễ

Vì các hoạt động giải trí diễn ra 24/7 bất kể ngày đêm nên hầu như các công ty quản lí không có thời gian nghỉ ngơi. Ngay cả ngoài giờ làm việc, cuối tuần hay ngay nghỉ lễ thì nhân viên vẫn phải để mắt đến nghệ sĩ của họ.

Một số cơ quan yêu cầu nhân viên có mặt tại fanmeeting, show âm nhạc, các sự kiện liên quan đến nghệ sĩ... những điều này tiêu tốn nhiều thời gian, thậm chí cả đêm và "xâm lấn" cả cuộc sống riêng của nhân viên.

Chịu quá nhiều áp lực

Theo các nhân viên, có một áp lực vô hình luôn đè nặng lên vai họ mang tên "giữ cho mọi chuyện không rối tung", nhất là trong thời đại internet phát triển như vũ bão.

Một lỗi đánh máy, một tin nhắn sai, một liên kết đính kèm không chính xác một dòng tweet, bình luận không phù hợp... hay bất kì điều gì tương tự có thể khiến cho fan nổi giận và rời đi. Trạng thái căng thẳng và nhạy cảm với mọi thứ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của họ.

Trong số các công việc, thường thì không ai muốn chịu trách nhiệm về các tài khoản truyền thông xã hội của nghệ sĩ bởi đó là nơi có nhiều rủi ro nhất.

Chấp nhận sự ghét bỏ vô lý

Một trong số những cư dân mạng tham gia thảo luận đã chia sẻ khi còn làm việc tại công ty giải trí, thông tin của cô đã bị lộ và người hâm mộ biết cô là ai. Những lúc mọi chuyện trở nên tồi tệ, họ đổ mọi lỗi lầm cho cô. Ngay cả khi cô không liên quan đến sự cố đó.

Thậm chí đến bây giờ, khi bất kì ai tìm kiếm tên của cô thì những tin nhắn chửi bới và ghét bỏ từ người hâm mộ sẽ hiện lên.

Nhận ra rằng đôi khi sự cống hiến sẽ bị ngó lơ

Các nhân viên đồng ý rằng rất nhiều công việc họ làm thường không được chú ý và về lâu dài, nó trở thành yếu tố gây nản lòng nhất để họ tiếp tục làm việc trong ngành. 

Một cựu nhân viên chia sẻ:

"Nếu nghệ sĩ tạo ra tranh cãi nào đó, họ không phải người xin lỗi mà là tôi. Nghệ sĩ sẽ tiếp tục cuộc sống của mình, nghỉ ngơi một chút cho đến khi mọi thứ dịu xuống còn tôi phải dán mắt vào màn hình để ứng phó với khủng hoảng. Tôi sẽ nhận được lời cảm ơn vì đã kiểm soát mọi chuyện? Không. Tôi có được trả tiền không? Không. Đó là một phần của công việc, ngay cả khi tôi không có ứng tuyển làm việc này."

Nhận mức lương trung bình

Cuối cùng, các nhân viên đồng ý rằng mức lương trung bình mà họ nhận được với khối lượng công việc trên là hoàn toàn không tương xứng.

Mọi người không được trả lương khi làm việc cả vào ngày cuối tuần hay ngày lễ. Nhân viên trong các công ty giải trí bị vắt kiệt sức lao động, hầu hết chỉ đi làm vì đam mê.

Là chủ đề thu hút rất nhiều sự chú ý của netizen Hàn, dưới đây là những bình luận hàng đầu:

- Tôi từng có mong ước tương tự, nhưng mà tôi đã từ bỏ say khi đọc bài viết này.

- Thật sự đồng cảm.

- Mọi người thường nghĩ chỉ có nghệ sĩ bị bóc lột thôi nhưng thực ra nhân viên còn bị chèn ép hơn nhiều. Ít nhất nghệ sĩ cũng kiếm được bội tiền còn chúng tôi thì...

- Đó là lý do tôi luôn trân quý những idol biết cảm ơn các nhân viên đã cống hiến âm thầm trong bài phát biểu nhậ giải của họ.

- Làm việc như trâu bò nhưng không được trân trọng.

  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.