• Về đầu trang
Hằng Hà
Hằng Hà

Vì sao những lời chỉ trích, gay gắt luôn nhắm vào idol nữ và thực trạng phân biệt đối xử trong Kpop

Showbiz

Công chúng từng xôn xao sự việc thành viên Joy của nhóm nhạc đình đám Red Velvet bị chỉ trích khi mặc một chiếc áo có dòng chữ nữ quyền WE SHOULD ALL BE FEMINISTS của hãng thời trang danh tiếng Christian Dior. Thậm chí, một YouTuber còn đăng tải hẳn video dài 5 phút có tên "Lý do Joy ích kỷ" để dìm nữ idol với những lý luận của mình.

Chiếc áo trên được lòng rất nhiều người nổi tiếng, trong đó có nữ diễn viên Jung Yu Mi và "chị đại" Kim Hye Soo. Tuy nhiên, họ đều không bị chỉ trích và kêu gọi tẩy chay như Joy. "Joy thật ích kỷ khi mặc một chiếc áo như vậy", "Cô ta mặc một chiếc áo thiếu cân nhắc và tự hào rằng mình là một nhà nữ quyền", "Không hiểu tại sao một nhóm nhạc nữ có lượng fan nam đông đảo lại mặc áo phông nữ quyền".... là những bình luận về loạt ảnh của Joy trên MXH Hàn Quốc như Naver, Pann. Rất nhiều cư dân mạng cũng ùa vào Instagram cá nhân của nữ ca sĩ để miệt thị, xúc phạm và đòi cô rời nhóm.

Theo một bài viết trên Allkpop, sở dĩ có sự khác biệt trên là do tiêu chuẩn khác thường của cư dân mạng Hàn Quốc đối với các nữ thần tượng. Được biết, Maria Grazia Chiuri - nữ giám đốc sáng tạo đầu tiên của Dior là "tác giả" của chiếc áo trên và cụm từ gây tranh cãi là tiêu đề của cuốn sách We Should All Be Feminists của Chimamanda Ngozi Adichie.

Adichie là một nhà văn sinh ra ở Nigeria. Bà được tạp chí danh tiếng Time bình chọn là một trong 100 người có ảnh hưởng trên thế giới năm 2015. Nhà văn khẳng định “Nữ quyền không chỉ dành cho phụ nữ, mà cho cả phụ nữ và nam giới”, đồng thời yêu cầu sự đoàn kết từ phái mạnh. Cuốn sách cũng được bộ giáo dục Thụy Điển bầu chọn là sách nên đọc dành cho tuổi thanh thiếu niên.

Giám đốc sáng tạo Chiuri cho biết cô đang tạo ra một thiết kế làm động lực cho những phụ nữ trẻ.

Người mẫu mặc chiếc áo phông trắng của Dior với cụm từ 'Tất cả chúng ta nên là những người ủng hộ nữ quyền' lên sàn catwalk là những gì tôi muốn thấy. Thời trang có thể là một công cụ mạnh mẽ để truyền tải thông điệp và chúng ta có thể gửi điều này đến mọi người khắp thế giới.

Hiện tại cư dân mạng đang chia ra 2 luồng ý kiến, một số người cho rằng Joy mặc chiếc áo này vì cô thực sự có quan điểm như slogan trên nhưng khá nhiều netizen lại phản bác nữ ca sĩ chỉ mặc vì đây là hàng tài trợ.

Bản thân Joy cũng đã tag thẳng nhà mốt Dior vào trong bài viết gây tranh cãi ở phần caption và không chia sẻ gì thêm. Rất nhiều fan của Joy cũng chỉ ra rằng không những cô mà các gương mặt nổi tiếng khác như HyunA, Rihanna, A$AP Rocky, Charlize Theron, Jessica Chastain, Jennifer Lawrence, Kendall Jenner đều từng khoác lên người chiếc áo này.

Đáng chú ý, nữ thần tượng lại bị ném đá kịch liệt khi mặc áo có nội dung nữ quyền nhưng những thần tượng nam lại được ca ngợi khi mặc trang phục có slogan tương tự. Cụ thể, Jimin và Jin của BTS từng diện áo sơ mi có cụm từ "Bình đẳng giới" và "Nữ quyền cấp tiến" của ACNE Studios khi ghi hình cho một chương trình.

Thành viên của NU'EST cũng mặc chiếc áo có dòng chữ "A girl is a gun" nhưng không hề vấp phải ý kiến gì. Những bộ quần áo có cụm từ nữ quyền này có thể được mặc bởi bất cứ ai nhưng Joy lại là người bị chỉ trích nhiều nhất khi mặc nó.

Không chỉ Joy, những nữ thần tượng khác cũng là nạn nhân của làn sóng chỉ trích nữ quyền. Thành viên Irene của Red Velvet cũng vướng vào một cuộc tranh cãi về khi bị nhìn thấy đang đọc Kim Ji Young, Born in 1982 - cuốn sách nữ quyền do Cho Nam Joo viết.

Ngoài ra, khi Naeun của April được nhìn thấy sử dụng chiếc chiếc ốp lưng điện thoại có dòng chữ "Con gái có thể làm bất cứ điều gì", một số cư dân mạng đã chỉ trích nữ thần tượng là một nhà nữ quyền. Có rất nhiều thành viên nhóm nhạc nữ đã bị soi mói và chỉ trích khi có liên quan đến nữ quyền dù là nhỏ nhất.

Những tiêu chuẩn khắt khe được áp dụng lên các idol nữ bởi khán giả xem họ như cô búp bê xinh đẹp để phục vụ cho các nhu cầu giải trí. Idol nữ thường được kỳ vọng là sẽ giữ một hình tượng nhất định với cách ăn nói nhẹ nhàng và ngoại hình luôn luôn xinh đẹp và tư tưởng độc hại này đã tồn tại rất lâu khi Kpop chưa vươn mình ra thế giới.

Hy vọng rằng khi Kpop được đón nhận nồng nhiệt trên toàn thế giới, những tư tưởng và tiêu chuẩn khắt khe đối với các thành viên nhóm nhạc nữ có thể được xóa nhòa và họ có thể tự do thể hiện bản thân.

Đọc thêm: Nam YouTuber Hàn gây phẫn nộ khi chỉ trích Red Velvet Joy ích kỉ, đua đòi theo chủ nghĩa nữ quyền

  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.