• Về đầu trang
Chim Thiên Đường
Chim Thiên Đường

Những môn thể thao 'cây nhà lá vườn' độc đáo chỉ xuất hiện tại các kì SEA Games

Thể thao

Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) thường được tổ chức 2 năm một lần với sự tham gia của 11 nước thành viên trong khu vực Đông Nam Á hiện nay.

Bên cạnh những môn thể thao truyền thống thường thấy tại mỗi kì đại hội thì phía chủ nhà của các kì SEA Games vẫn cố tình thêm vào một vài bộ môn "không giống ai" với mục đích kiếm thêm huy chương vàng cho mình, ví dụ như các môn thể thao dưới đây.

1. Đánh bài Bridge

Tại kì SEA Games 26 do Indonesia tổ chức vào năm 2011, bộ môn đánh bài Bridge đã được đưa vào nội dung thi đấu chính thức với 9 bộ huy chương các loại. Bộ môn này có lối chơi tương tự như tú lơ khơ (phỏm) của Việt Nam và phía chủ nhà Indonesia cũng đã phái chuyên gia sang để huấn luyện đánh bài cho VĐV Việt Nam tại Khánh Hòa.

Lần đầu tiên bộ môn đánh bài được đưa vào một kì SEA Games

Lúc đầu, đoàn thể thao Việt Nam cũng hào hứng tham gia vào môn đánh bài Bridge này nhưng đã quyết định rút lui vào phút chót.

2. Cờ tưởng

Còn gọi với tên cờ mù. Đây là một nội dung của bộ môn cờ vua bình thường, tuy nhiên điều đặc biệt là trên bàn cờ sẽ không có một quân cờ nào cả. Các kì thủ sẽ phải tự ghi nhớ vị trí cũng như nước đi và ghi vào giấy để suy nghĩ tính toán. Một kỳ thủ sẽ có thời gian 20 phút suy nghĩ và 20 giây mỗi nước đi cho mỗi ván cờ. Ai hết thời gian trước sẽ thua cuộc.

Kì thu Lê Quang Liêm đang thi đấu bộ môn cờ tưởng

Nếu VĐV đi sai quân cờ hay sai vị trí sẽ bị phạt thẻ vàng, ba lần bị thẻ vàng bằng với một thẻ đỏ và thua cuộc.

Chính vì sự kì quặc của bộ môn này, kì thủ Lê Quang Liêm đã phải nói rằng cờ tưởng chỉ dùng để giải trí hơn là để thi đấu:

"Trên thế giới chỉ có một giải cờ tưởng lớn là giải Amber được tổ chức hằng năm tại Pháp dành cho những kỳ thủ hàng đầu thế giới. Về chất lượng, cờ tưởng chỉ đạt khoảng 70% so với một ván cờ tiêu chuẩn".

3. Lặn

Tại kì SEA Games 22 được Việt Nam đăng cai tổ chức. Lần đầu tiên bộ môn lặn được đưa vào để tranh huy chương. Ban đầu, Việt Nam dự định đưa vào danh sách thi đấu 24 nội dung của môn lặn, nhưng các đoàn thể thao khác khác kịch liệt phản đối và yêu cầu chỉ đưa vào 14. Bù lại chúng ta đồng ý bớt số bộ huy chương tại các môn khác để đáp ứng yêu cầu của các nước khác.

Lễ khai mạc SEA Games 30

Tại kì SEA Games này, Việt Nam đứng nhất BXH với hơn 340 huy chương các loại và đội tuyển Đông Timor về cuối khi không có một huy chương nào.

4. Chinlone

Bộ môn thể thao Chinlone của Myanmar

Tại kì SEA Games 27 được tổ chức tại Myanmar vào năm 2013. Bộ môn chinlone truyền thống của nước chủ nhà đã được đưa vào tranh huy chương. Đây là bộ môn thể thao kết hợp giữa tâng bóng và nhảy múa có tuổi đời hơn 1500 năm.

Một trận thi đấu Chinlone của Thái Lan và Lào tại SEA Games 27

Tuy nhiên bộ môn này lại chấm điểm dựa trên cảm tính. Các trọng tài sẽ dựa trên các động tác kỹ thuật có độ dài, khó và đẹp để từ đó đưa ra số điểm phù hợp.

5. eSport

Tại kì SEA Games 30 lần này. Chủ nhà Philippines đã đưa bộ môn eSport (thể thao điện tử) vào thi đấu chính thức với các nội dung: Dota 2, Arena Of Valor (Liên Quân Mobile), Tekken 7, Mobile Legend: Bang Bang, HearthstoneStarcraft 2.

Sự cố đường truyền trong trận Liên Quân Mobile giữa Việt Nam - Thái Lan khiến khán giả không thể theo dõi trực tiếp

Đội tuyển eSport Việt Nam dù đã nỗ lực rất nhiều nhưng rất tiếc ở 2 bộ môn Arena Of Valor và Dota 2, chúng ta chỉ giành được huy chương đồng khi cùng để thua đối thủ Thái Lan. Ngoài ra khâu tổ chức của chủ nhà cũng khiến cho chúng ta gặp nhiều bất lợi như đường truyền internet thường xuyên gặp sự cố khiến chất lượng trận đấu bị ảnh hưởng.

Đội tuyển Dota 2 Việt Nam tại SEA Games 30

Ông Dương Vi Khoa, trưởng ban eSports, Hiệp hội Thể thao Điện tử và Giải trí Việt Nam cho biết sẽ bỏ tiền túi ra để mua thêm thiết bị cho ban tổ chức thì họ mới chịu xử lý ổn thoả.

  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.