• Về đầu trang
Chim Điên
Chim Điên

Halloween - Lễ hội ngoại nhập vẫn còn nhiều 'dấu chấm hỏi'

Hài hước

Lost Bird sẽ giải đáp thắc mắc cũng như trả lời cho những câu hỏi khó như tại sao Halloween người ta chọn bí ngô để trang trí thay vì loại trái cây khác. Có nhiều bạn biết đến Halloween như là một lễ hội hóa trang vui nhộn hàng năm nhưng thực chất Halloween có nguồn gốc sâu xa và lâu đời lắm đấy!

1. Tên gọi: Halloween

Không phải là Haloween hay Hallowen như mọi người thường viết sai đâu nhé! Tên đúng là Halloween. Ban đầu có tên là All Hallow Even (Sự kiện thánh hóa). Sau đó tên gọi trở thành All Hallow’s Eve, rồi Hallowe’en và cuối cùng là Halloween.

2. Ngày 31 tháng 10

Người Việt mình thường hay chơi lễ trước một ngày để không khí xôm tụ,, thí dụ như ngày lễ Giáng Sinh mọi người sẽ ăn mừng trước vào ngày 24 thay vì ngày 25. Trung thu trẻ em sẽ được ba mẹ chở đi chơi trước đó vài ngày thay vì vào đúng ngày trăng rằm. Với tâm lý như vậy, lễ hội Halloween ở Việt Nam cũng thường được diễn ra hai ngày và ngày mà mọi người vui chơi nhiều nhất lại là ngày 30. Thực tế thì, ngày lễ hội Halloween chính thức diễn ra vào ngày 31 tháng 10 hàng năm.

3. Jack O' Lantern ban đầu được khắc từ củ cải và khoai tây

Đèn bí ngô Jack O' lantern ban đầu có tiền thân là củ cải. Sau này khi nạn đói bao trùm, người ta dùng bí ngô có giá bán hết sức rẻ và được trồng rất nhiều để thay thế cho củ cải và khoai tây đắt đỏ. Ngọn nến bên trong quả bí được thắp sáng nhằm xua đuổi hồn ma và ác quỷ trong đêm hội. Một thông tin thú vị nữa là khoảng 99% bí ngô được bán dùng để làm lồng đèn Jack O' Lantern trong ngày lễ này.

4. Đen - Cam: hai màu sắc chủ đạo

Đen tượng trưng cho bóng tối còn màu cam tượng trưng cho vụ mùa thu. Có một fun fact cho rằng: Nếu bạn nhìn thấy một chú nhện trong lễ Halloween thì đó chính là linh hồn người yêu kiếp trước của bạn đấy.

5. Apple bobbing - Nhặt táo bằng miệng

Đây là một trò chơi trong đêm hội hóa trang này. Người chơi đổ đầy một chậu nước và cho những quả táo vào trong chậu. Những đứa trẻ sẽ dùng miệng để cắn một quả, mang ra ngoài, nhưng không được dùng hai tay (hai tay thường bị cột ra phía sau lưng).

6. "Trick or Treat" - "Cho kẹo hay bị ghẹo"

Ngày xưa, trong Ngày Các Thánh (Halloween), những người nghèo sẽ đi xin thức ăn. Các gia đình sẽ cho họ thức ăn, đổi lại, họ sẽ kiêng ăn hoặc cầu thay cho linh hồn những người chết của gia đình đó. Có người cho rằng thần tiên sẽ cải trang thành những kẻ ăn xin. Nếu bạn tốt với những kẻ ăn xin, thì bạn không bị trừng phạt; ngược lại, bạn sẽ bị nguyền rủa.

Ngày nay, trẻ con hoặc ngay cả thiếu niên và người lớn sẽ hóa trang và gõ cửa từng nhà để xin kẹo. Trò chơi xin kẹo này được đưa vào ngày lễ Halloween những năm 30 của thế kỷ trước.

7. Halloween mang lại lợi nhuận cao cho các hãng kẹo

Chỉ đứng sau lễ Giáng Sinh, Halloween là ngày lễ hội mang tính thương mại thành công. Hàng năm, người Mỹ tiêu đến 2 tỉ đô la chỉ để mua kẹo cho mùa Halloween. Nếu tính riêng mảng tiêu thụ kẹo thì tại Mỹ, Halloween là ngày lễ "ngọt ngào" nhất trong năm, hơn cả Ngày lễ tình nhân. Trên thực tế, lượng kẹo được bán nhiều nhất vào khoảng từ ngày 15/9 đến ngày 10/11.

8. Halloween và những hậu quả trong đời thực

Bên cạnh những hoạt động vui vẻ dành cho ngày lễ hội hóa trang này thì mặt xấu khó kiểm soát. Một vụ việc gây chấn động trong ngày hội vui vẻ này là vào năm 1964, Helen Pfeil sống ở Greelaw, New York đã bị bắt vì sử dụng thạch tín để lừa những đứa trẻ đến xin kẹo. Và một số tình huống khác, trẻ em gặp tai nạn giao thông đi lang thang trong đêm không có sự kiểm soát của bố mẹ...

Tuy là ngày lễ của phương Tây, song trải qua nhiều năm được du nhập vào Việt Nam, Halloween đã trở thành dịp không thể bỏ lỡ mỗi cuối thu. Lost Bird chúc các bạn có một mùa Halloween "đáng sợ" nhưng nhiều niềm vui, đặc biệt là mang về cả một bao tải kẹo nhé!

  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.