• Về đầu trang
H.Khanh
H.Khanh

Chụp ảnh hiện trường án mạng: Từ công cụ hữu ích thành một thú vui quái dị

Khám phá

Ghi lại hình ảnh hiện trường nhằm phục vụ mục đích điều tra. Sau đó cảnh sát sẽ sử dụng những bức ảnh này để tìm kiếm manh mối cũng như dựng lại quá trình gây án trong một số vụ án cụ thể, biến chúng thành tài nguyên vô giá cho các bên điều tra.

Nhiếp ảnh pháp y, hay còn gọi là chụp ảnh hiện trường vụ án đã tồn tại từ cách đây hơn một thế kỷ. Một trong những bức ảnh hiện trường đầu tiên được chụp là vào ngày 5/5/1903, tại nhà của một cô gái sống ở Paris tên Debeinche. Khi các nhà điều tra có mặt tại hiện trường, một trong số họ đã cầm máy ảnh lên và chụp lại khung cảnh đó.

Nhiếp ảnh gia ở đây đã tập trung vào một vài chi tiết chủ chốt: Bức tranh bị nghiêng trên tường, ga trải giường bị nhàu, nhưng quan trọng hơn cả là tư thế tử vong của Debeinche - nằm dài trên sàn cạnh giường, tay chân uốn cong trông không tự nhiên, những đầu ngón tay bị bầm cho thấy đã nhiều giờ trôi qua kể từ khi cô tử vong.

Vào thời điểm đó, máy ảnh vẫn là một phát minh tương đối mới, chỉ được sử dụng với mục đích chụp ảnh chân dung, và chắc chắn là không phải dùng để ghi lại một thứ gì đó kinh khủng như thi thể.

Nhưng cảnh sát đã nhanh chóng nhận ra rằng với những bức ảnh này, việc xúc tiến điều tra diễn ra rất thuận lợi. Các nhà điều tra đã làm hết sức để ghi chú lại những chi tiết ở hiện trường, nhưng có một số khía cạnh nhất định không được chú ý đến hoặc đã bị lãng quên. Và những tấm ảnh hiện trường chính là cứu tinh cho thiếu sót này. Sau khi hiện trường được dọn sạch, bằng chứng cũng theo đó mà biến mất. Các bức ảnh cho phép chúng ta nhìn ra những chi tiết mới mà trước đó không thể phát hiện.

Tầm quan trọng của nhiếp ảnh hiện trường lần đầu tiên được đề cập bởi Alphonse Bertillon, ông thường được biết đến như là nhiếp ảnh gia pháp y đầu tiên.

Bertillon là người đầu tiên đưa ra ý tưởng rằng không nên chỉ chụp ảnh thi thể nạn nhân mà cần chụp toàn bộ khung cảnh xung quanh thi thể, bao gồm vỏ đạn (nếu có), các vết máu, đồ đạc quanh đó, những cánh cửa và bất cứ thứ gì có thể góp phần vào quá trình điều tra.

Ông thậm chí còn tạo ra một giá đặt máy ảnh cho phép lấy nét vào cơ thể. Thường được biết đến với tên gọi "mắt thần", chân máy này nhanh chóng trở nên phổ biến trong giới điều tra bởi nó đem lại một cái nhìn rõ ràng hơn về thi thể.

Các nhiếp ảnh gia pháp y sớm trở thành lực lượng chủ chốt trong các sở cảnh sát trên toàn thế giới, và các mạng lưới dành riêng cho những bức ảnh hiện trường cũng được thiết lập.

Cũng nhờ vào tầm quan trọng của việc chụp ảnh hiện trường mà người ta mới nhận ra việc chụp ảnh chân dung tội phạm cũng quan trọng không kém. Người phát triển hệ thống chụp ảnh chân dung tội phạm không ai khác cũng chính là Alphonse Bertillon.

Mặc dù nhiếp ảnh pháp y bắt đầu với mục đích là một công cụ điều tra, nhưng nay nó đang dần trở thành một thú vui cho những người ưa thích sự kinh dị. Đơn cử, nhiều người đam mê và thông thạo có thể nhận ra ngay hiện trường này là tác phẩm của tên giết người hàng loạt nào; giống như việc một lá át bích dính máu là biểu tượng quen thuộc với giới mafia.

Ví dụ như loạt ảnh phòng khách đầy máu ở 10050 Cielo Drive, nơi gia đình Manson dã man giết hại Sharon Tate và những người bạn của cô. Hoặc phòng khách tồi tàn của kẻ giết người hàng loạt Ed Gein với đặc trưng sử dụng thi thể của các nạn nhân để trang trí nhà mình, đây cũng là nguồn cảm hứng để tạo nên nhân vật Buffalo Bill trong Sự Im Lặng Của Bầy Cừu. Tất cả đều có thể dễ dàng nhận ra nếu là một người ưa tìm hiểu nhiếp ảnh pháp y.

Xem toàn bộ ảnh tại đây.

Theo: Tổng hợp
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.