• Về đầu trang
Spock
Spock

1 quả thận = 30 triệu và những thương vụ bán nội tạng đầy chua xót của người nghèo Pakistan

Cuộc sống

Bao quanh sân chơi kabbaddi (môn thể thao truyền thống của Pakistan, gần giống với môn đấu vật) là đám đông phấn khích, hò reo và cổ vũ cho đô vật yêu thích của mình. Không ít người trong số đó cũng đang chuẩn bị để tham gia vào trò chơi này.

Nhưng anh Muhammad Iqbal, một cựu bốc vác gạch từ phía đông Pakistan lại không may mắn được tận hưởng niềm vui đó. Một vết sẹo dài ở phía lườn trái của anh mỗi lúc lại thêm nhói đau, khía sâu vào vết thương lòng của người đàn ông 44 tuổi này.

45439856 303

Anh Iqbal và gia đình đông đúc của mình

Iqbal chỉ là một trong số hàng triệu người Pakistan đã từng đi bán thận để lấy tiền trang trải cuộc sống. Một bên thận của Iqbal đã bị anh bán để lấy tiền trả nợ. Nhưng chưa khi nào anh thôi hối hận về quyết định này của mình.

Sáu năm trước, anh Iqbal, khi đó vẫn là công nhân của một lò gạch ở gần Lahore đã vay của chủ 135.000 rupi Pakistan (tương đương với 25 triệu). Để trả lại số tiền này và nuôi 8 đứa con, anh đã phải làm việc quần quật cả ngày lẫn đêm nhưng với đồng lương ít ỏi của một cửu vạn, điều này là quá khó khăn.

Trò chuyện với phóng viên của DW, Iqbal đẫm nước mắt nói: "Tôi đã tuyệt vọng đến mức sẵn sàng làm bất cứ điều gì để kiếm được tiền. Đúng vào lúc đó, em họ Ashraf của tôi mang đến một ý tưởng: bán thận để trả nợ.

Điều đó khiến tôi rùng mình, nhưng khi biết mình không có cách nào khác để trả nợ, tôi đã làm theo ngay tắp lự.

45439844 404

Vết sẹo mổ lấy thận của Iqbal cũng như hàng loạt người khác

Để thuyết phục tôi, Ashraf cuộn áo lên và chỉ cho tôi một vết sẹo phía lườn, thứ còn lại sau khi bán thận." Iqbal tiếp tục. “Em họ tôi cũng nói thêm rằng, người ta có thể sống khỏe chỉ với một quả thận và việc phẫu thuật cũng không hề phức tạp gì cả khi tôi tỏ ra lo lắng về những biến cố khôn lường trên bàn mổ.”

Chuyến đi “bán thận” ở Rawalpindi

Khi Iqbal đồng ý bán đi một phần cơ thể mình như vậy, Ashraf sắp xếp cuộc gặp gỡ giữa anh họ với Faqir Hussain, một chân rết trong đường dây buôn bán thận ở Pakistan.

Truyền thông Pakistan và thế giới đã từng thực hiện nhiều phóng sự và phim ảnh để phơi bày một mặt tối trong việc hiến tạng, khi nó vô tình tạo lỗ hổng cho nạn buôn thận trái phép trên toàn quốc, đặc biệt là ở tỉnh Punjab. Trong vài năm qua, cảnh sát đã bắt giữ rất nhiều đối tượng tham gia điều hành hoạt động kinh doanh bất hợp pháp này.

"Đầu tiên, Hussain ra giá cho tôi là 130.000 rupee (24 triệu). Khi tôi đòi nhiều tiền hơn, ông ta nâng lên 160.000 rupee (30 triệu đồng)," Iqbal kể.

"Sau khi giao dịch được chấp thuận, tôi được đưa đến một cơ sở y tế ở Lahore để tiến hành xét nghiệm máu và chụp X-quang. Họ nói cần phải làm thế để chắc chắn rằng tôi không mắc bệnh tật gì", Iqbal nói thêm. Sau đó anh được đưa đến Rawalpindi, một thành phố gần thủ đô Islamabad.

144114 004 3def008e

Thành phố Rawalpindi, một điểm nóng về buôn bán nội tạng

"Tôi không nhớ chính xác là ngày nào nhưng thời điểm thì có thể là mùa đông năm 2012. Có khoảng 19 người cùng đi với tôi. Chúng tôi lên một chiếc xe buýt ở Lahore và đến Rawalpindi trong vài giờ gì đó. Tại Rawalpindi, mọi người được đón bởi các tài xế mà đã liên lạc với chúng tôi qua điện thoại từ trước. Họ đưa bọn tôi đến một phòng khám gần đường Grand Trunk, một cơ sở thuộc sở hữu của Faqir Hussain."

Iqbal nói Hussain đã đối xử với anh hay tất cả mọi người rất nhẹ nhàng. "Chúng tôi được đi tắm, được ăn uống nhưng vài giờ trước buổi kiểm tra y tế, không ai được ăn gì cả" Iqbal kể lại. "Những người bán thận đã ở lại đó trong 15 ngày. Khi trở lại, một vài người được biết rằng thận của họ không thể dùng để bán."

Ở Pakistan, việc kinh doanh “tạng hiến tặng” được thực hiện ngầm, khuất mắt các nhà điều tra. Iqbal cho biết nơi người ta lấy thận của anh thực chất là một bệnh viện mắt. Nhưng phía dưới tầng hầm cơ sở này lại có những trang thiết bị hết sức hiện đại, phục vụ cho việc lấy tạng.

3221 740x431

Sau khi "hiến" tạng, các nạn nhân bán thận không thể làm gì ngoài việc chịu đựng những biến chứng xấu đến sức khỏe sau đó

Để tránh bị pháp luật sờ gáy, những người tham gia hiến tạng phải kí một bản cam kết với bên môi giới, là họ sẽ không kiện cáo hay tiết lộ thông tin ra bên ngoài khi công việc kết thúc.

“Ca phẫu thuật bắt đầu lúc 10 giờ sáng. Suốt thời gian sau đó đến sáng hôm sau, tôi vẫn còn mê man và không biết gì cả. Sau ca phẫu thuật, người ta đưa tôi tiền và tôi được phép rời khỏi bệnh viện trở về nhà."

Kết cục đắng ngắt

Khác với kì vọng ban đầu của mình, tiền từ ca bán thận đã không thể giải quyết những vấn đề tài chính trong cuộc sống của Iqbal.

"Bên cạnh 160.000 rupee, tôi đã phải chi thêm 30.000 rupee (5,6 triệu đồng) để mua thuốc sau phẫu thuật của mình. Vì vậy, tôi phải bán xe kéo và dùng cả tiền đó với tiền bán thận để trả nợ", Iqbal kể.

"Nhưng lãi mẹ lại đẻ lãi con, nợ vẫn chồng lên đầu tôi. Do điều kiện sức khỏe hiện tại, tôi phải từ bỏ việc bốc vác gạch và làm thuê tự do. Hai con gái 13 tuổi và 12 tuổi của tôi, hiện đang làm người giúp việc toàn thời gian ở Lahore với mức lương khoảng 13.000 rupee (2.4 triệu) mỗi tháng."

45439868 403

Anh Iqbal rất mong chính quyền có thể vào cuộc giúp đỡ anh và những người khác

"Tôi đã báo cáo cho chính phủ về những chân rết của hoạt động buôn bán thận này, rằng chúng đã thâm nhập vào những bản làng nghèo khó nhất, tìm đến người lao động đang gặp khó khăn về tài chính để dụ dỗ họ bán nội tạng như cách duy nhất để tồn tại.

Các nhà chức trách phải giúp chúng tôi xóa nợ và buộc các chủ nhà máy tăng lương cho người lao động để họ không trở thành con mồi cho cò bán thận."

Theo: Deutsche Welle
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.