• Về đầu trang
Minh Ngọc
Minh Ngọc

10 trạng thái tâm lý thường gặp siêu thú vị nhưng bạn không biết gọi chúng là gì

Cuộc sống

1. Dysphoria

1bcm6xn

Dysphoria là từ dùng để chỉ trạng thái chung của sự buồn bã bao gồm bồn chồn, mệt mỏi, lo lắng và cảm thấy khó chịu. Nó trái ngược với hưng phấn và khác với nỗi buồn thông thường ở chỗ nó thường đi kèm với tức giận hay giật mình. Bạn có lẽ đã từng trải qua cảm giác này khi ăn sô cô la, uống cà phê hay dùng chất kích thích mạnh.

2. Enthrallment

t0u4sm2

Khác với các dạng khác niềm vui như vui vẻ, say mê và nhẹ nhõm, enthrallment ám chỉ một trạng thái sung sướng một cách mãnh liệt. Nó không giống như tình yêu hay ham muốn nhục dục. Khi bạn thấy xem một cảnh tượng gì đó đáng kinh ngạc, như một bộ phim cực hay hoặc cảnh tượng tên lửa bay lên, nó đã thu hút toàn bộ sự chú ý của bạn và khiến cho tâm trạng bạn cực kỳ phấn khích. Lúc đó, bạn đã có entrallment.

3. Normopathy

pwxejmi

Dùng để mô tả những người quá tập trung vào việc hòa mình và tuân thủ các chuẩn mực xã hội đến mức phát cuồng. Một người được coi là "normatic" khi anh ta không có bất kỳ cá tính riêng nào và chỉ chăm chăm làm những gì mà xã hội mong đợi.

Rất nhiều người đã từng trải qua trạng thái này ở những thời điểm khác nhau trong cuộc sống, như là khi họ đang cố gắng hòa đồng với một xã hội mới, hoặc đang cố che dấu những thứ bị coi là cấm kỵ.

4. Abjection

fspvfti

Khi bạn chứng kiến hoặc trải nghiệm một cái gì đó hết sức kinh tởm đến mức phát ói thì bạn có thể bị abjection. Một ví dụ kinh điển là nhìn thấy xác chết, nhưng abjection cũng có thể bị gây ra bởi nhìn thấy vết thương hở, máu chảy hay thấy chất thải.

Theo một số người từng trải qua cảm giác này, khi họ được tận mắt nhìn thấy một cái xác và cảm thấy không có gì ngăn cách giữa họ và thi thể, cơ thể họ đột ngột cảm thấy buồn nôn và kinh sợ.

5. Sublimation

w6au3bg

Theo nhà tâm lý học Sigmund Freud, sublimation là quá trình chuyển đổi những ham muốn của bạn từ một việc nghe có vẻ tầm thường như quan hệ tình dục sang làm một việc gì đó có ích cho xã hội như viết một bài báo về tâm lý học hay phát triển một phần mềm.

Nếu bạn đã từng cảm thấy được giải tỏa bằng cách xây dựng gì đó hay cảm thấy hứng thú một cách kỳ lạ khi đang làm một dự án nghệ thuật, xin chúc mừng, bạn đang bị sublimation.

Nhưng không phải ai cũng đồng ý với điều này. Nhà lý luận Jacques Lacan nói rằng sublimation không phải lúc nào cũng đi từ mong muốn quan hệ sang làm các hành động khác. Nó cũng có thể là chuyển ham muốn tình dục từ người này sang người khác - như từ bạn trai sang anh hàng xóm chẳng hạn.

6. Repetition compulsion

wsug0mp

Hiểu một cách đơn giản là bạn có cảm giác bị thôi thúc phải làm đi làm lại một cái gì đó. Ví dụ như mỗi lần đi ăn tại nhà hàng yêu thích, bạn luôn gọi một món hoặc lúc nào cũng đi đúng một đường để về nhà, dù có rất nhiều món ăn ngon và có nhiều đường khác nhau để về nhà.

Ở mức độ cao hơn, bạn có thể đâm đầu vào chuyện yêu một người mà bạn biết thừa là đối xử với bạn không ra gì hay là gì đó nguy hiểm.

Giải thích về hiện tượng này, Freud nói rằng ham muốn làm đi làm lại một việc chính là ham muốn quay trở lại trạng thái ban đầu của vạn vật, sâu xa hơn là quay lại lúc trạng thái không-tồn-tại khi ta chưa sinh ra. Chúng ta luôn cảm thấy thích thú với chuyện quay lại trạng thái không-tồn-tại và điều này đã thôi thúc ta làm đi làm lại một chuyện, dù đó là chuyện vô bổ hay nguy hiểm.

7. Repressive desublimation

frktvbx

Nhà lý luận chính trị Herbert Marcuse sống vào khoảng thập niên 60 - một thập kỷ đầy biến động về nhiều mặt. Lúc đó, ông đã chứng kiến nhiều cuộc cách mạng về văn hóa, xã hội nổ ra, nhưng bằng cách nào đó, người dân vẫn tuân theo sự quản lý của chính phủ và các tập đoàn lớn và không hề nghĩ đến chuyện lật đổ chính quyền.

Câu trả lời cho vấn đề này chính là ở repressive desublimation (tạm dịch:sự phản thăng hoa bị kìm nén). Một ví dụ tiêu biểu cho trạng thái là những buổi party thác loạn ở trường học. Thường thì các sinh viên sẽ nhậu nhẹt, chơi thuốc và quan hệ tình dục thoải mái, nhưng cùng lúc đó họ cũng học hành chăm chỉ và là con ngoan trò giỏi.

Thay vì đặt câu hỏi tại sao chúng ta phải trả hàng tấn tiền chỉ để học vẹt và đi làm công sở, chúng ta chỉ tuân thủ các quy tắc và quan hệ tình dục điên cuồng mỗi cuối tuần. Đó chính là repressive desublimation.

8. Aporia

teze2tb

Bạn có bao giờ cảm thấy hết sức trống trải khi nhận ra điều gì mình từng tin tưởng lại không phải là sự thật? Và mọi thứ trở nên điên rồ hơn khi bạn nhận ra rằng điều mà bạn tin có thể là sự thật, nhưng cũng có thể không, và bạn sẽ không bao giờ biết được đáp án đúng? Đó chính là aporia.

Từ này được xuất phát từ thời Hy Lạp cổ đại, nhưng một số nhà lý luận hậu cấu trúc luận như Jacques Derrida và Gayatri Spivak cũng khá thích điều này. Với họ, aporia giúp họ mô tả những cảm xúc của con người trong thời đại có quá nhiều thông tin như hiện nay, khiến họ không biết đâu là đúng, đâu là sai.

9. Compersion

cuoh6xo

Từ "compersion" được sử dụng nhiều trong một cộng đồng trực tuyến của những người có hứng thú với đa thê, đa phu hay các mối quan hệ mở. Một người theo chủ nghĩa một vợ một chồng sẽ cảm thấy ghen tuông khi thấy bạn đời của mình hôn người khác, nhưng một người không thuộc chủ nghĩa trên sẽ cảm thấy compersion, tức vui vẻ, phấn chấn khi bị cắm sừng như vậy.

Nhưng những người theo tư tưởng truyền thống vẫn có thể trải nghiệm compersion, nếu xét cả các trường hợp mà ta cảm thấy một điều gì đó trái với ghen tị, ví dụ như là khi bạn của chúng ta thắng một cái gì đó ta cũng muốn, ta có thể bị compersion.

10. Group feeling

gettyimages 515946021 0 0

Một số nhà tâm lý học cho rằng có một số cảm xúc bạn chỉ có thể nhận được khi là thành viên của một nhóm nào đó. Bạn sẽ nhận ra chúng khi nó trái ngược với cảm xúc của bạn. Ví dụ, nhiều người cảm thấy tự hào hay tội lỗi về những điều mà đất nước họ đã làm, ngay cả khi họ không được sinh ra vào thời điểm đất nước của họ làm những việc đó.

Hay mặc dù bạn chưa từng chiến đấu và không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào, bạn vẫn có thể cảm thấy tự hào hay tội lỗi với người từng đánh nhau. Cảm xúc nhóm thường gây ra nhiều mâu thuẫn đau đớn.

Lấy ví dụ như một người ở trong nhóm kỳ thị người đồng tính, nhưng chính họ lại thích những người cùng giới với mình. Điều này có thể làm cho họ cảm thấy vô cùng đau khổ và bị giằng xé bởi cảm xúc trong và ngoài nhóm khác nhau. Một điều đặc biệt nữa là cảm xúc nhóm chỉ có thể xảy ra khi ta ở trong một nhóm và ta không thể tự có nó.

Theo: Gizmodo
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.