• Về đầu trang
CIBOONG
CIBOONG

19 sự thật thú vị về thời trang ít người biết: Cúc sơ mi nam và nữ được khâu ở vạt áo khác bên nhau

Cuộc sống

Cúc áo sơ mi của nam và nữ được khâu ở vạt áo khác bên nhau

Để giải thích điều này thì chúng ta hãy ngược dòng lịch sử về những ngày xa xưa ở phương Tây. Khi đó cánh đàn ông tự mặc quần áo trong khi phụ nữ thượng lưu lại thường phải nhờ đến sự trợ giúp của người hầu. Vì vậy mà cúc áo sơ mi của nam được thiết kế cho người mặc thuận tay phải, nhưng áo cánh nữ lại được thiết kế để tiện cho người trợ giúp chứ không phải bản thân người mặc.

Con người bắt đầu mặc quần áo từ khoảng 80.000 năm trước

Một nghiên cứu của Đại học Florida đã cho thấy con người bắt đầu mặc quần áo sau khi lông cơ thể biến mất vào khoảng 1 triệu năm trước. Điều này đồng nghĩa với việc con người đã trải qua một khoảng thời gian dài không mặc quần áo và cũng không được che phủ bởi lông cơ thể như người cổ đại.

Đôi giày cổ nhất xuất hiện từ năm 8500 TCN

Những đôi giày này được làm bằng vỏ cây, chúng được phát hiện ở Nike, bang Oregon (Hoa Kỳ).

Giày platform ra đời nhờ các vở kịch thời Hy Lạp

Giày platform có từ năm 220 TCN và xuất xứ từ Hy Lạp.

Khi người Hy Lạp cổ đại trình diễn các vở kịch, trang phục đóng vai trò rất quan trọng để khán giả xác định hệ thống nhân vật. Nhằm tạo sự khác biệt so với các nhân vật hài kịch – những người chỉ được đi tất trơn, các nhân vật bi kịch sẽ đi giày "buskins" hoặc giày platform.

Diễn viên trong các vở kịch thể hiện tầm quan trọng của nhân vật mà họ đóng qua chiều cao đôi giày họ mang. Những diễn viên mang giày cao nhất thường đảm nhận nhân vật trung tâm.

Phụ nữ quý tộc thời Ai Cập thường đội mũ thơm

Cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào giải thích được xu hướng thời trang kỳ lạ này.

Người Nhật bắt đầu mặc kimono vào thế kỷ VIII

Từ “kimono” mang ý nghĩa chính xác là “những thứ dùng để mặc”.

Ninja Nhật Bản ở thế kỷ XVI mặc đồ màu xanh hải quân

Không phải lúc nào các ninja cũng chuộng màu đen như chúng ta vẫn tưởng.

Rose Bertin và Marie Antoinette đã định hình xu hướng thời trang cho cả châu Âu

Rose Bertin là người thiết kế tất cả các bộ váy của Nữ hoàng Marie Antoinette. Chính phong cách của cô và cơ hội được làm việc cho nữ hoàng đã giúp họ định hình và dẫn đầu xu hướng thời trang của châu Âu.

Napoleon mặc áo choàng nặng 36kg trong lễ đăng quang của mình

Luật thời trang là có thật

Một đạo luật của Quốc hội Anh dưới thời Elizabeth I đã quy định rằng nam giới từ sáu tuổi trở lên phải đội mũ vào Chủ nhật.

Đôi giày tiết lộ đẳng cấp xã hội của chủ nhân

Không biết từ bao giờ mà “chopine” – một loại giày đế bệt – trở nên phổ biến ở Venice (Ý). Chiều cao của đôi giày được xem là hình ảnh đại diện cho chỗ đứng của người mang nó trong xã hội, giày càng cao chứng tỏ người đó càng quyền lực.

Một vài đôi chopine thậm chí cao tới hơn 50cm, nên người mang chúng thường phải có người hầu đi cùng để tránh bị ngã.

Giày cao gót được phát minh nhờ những kỵ binh người Ba Tư

Những đôi giày cao gót này được thiết kế để thuận tiện và an toàn hơn cho các kỵ binh khi họ xỏ chân vào bàn đạp yên ngựa.

Phải đến thế kỷ XVII – XVIII, giày cao gót mới được ứng dụng vào thời trang. Phụ nữ ngày ấy thường lấy cảm hứng thời trang từ trang phục của nam giới, thế là họ nắm bắt ngay ý tưởng về giày cao gót. Bởi vậy mới có câu nói đùa rằng đàn ông đã đánh rơi đôi guốc, phụ nữ nhặt chúng lên và mang đến tận bây giờ.

Váy phồng là hung thủ gây án những năm 1800 ở Anh

3.000 phụ nữ Anh đã chết vì những tai nạn liên quan đến chiếc váy phồng bị bén lửa. Những chiếc váy thường có lớp phủ làm từ vật liệu rất dễ cháy và vì thời đó người ta dùng nến để thắp sáng ở khắp mọi nơi, việc chiếc váy bị bắt lửa là điều dễ hiểu. Vào giữa những năm 1800, những chiếc váy càng phồng lại càng được ưa chuộng, thế nhưng xu hướng thời trang này đã dẫn đến một vấn đề khác là khiến phụ nữ hay bị mắc kẹt mỗi khi đi qua cửa.

Boot cao bồi KHÔNG hề xuất thân từ Mỹ

Những đôi boot cao bồi tuy đúng là có liên quan đến xứ cờ hoa nhưng chúng thực sự được phát minh ở Tây Ban Nha. Đây là nơi những người chăn gia súc và cao bồi trở thành người đầu tiên đi boot. Người Mỹ kết hợp phong cách này với giày Wellington để mang đến cho nền thời trang thế giới diện mạo của đôi giày cao bồi ngày nay.

Quần ống loe đã từng là đồng phục hải quân ở mọi quốc gia

Cửa hàng bách hóa thời trang xuất hiện lần đầu ở Paris (Pháp)

Le Bon Marché được khai trương tại Kinh đô Thời trang Paris vào năm 1838 và bán các mặt hàng như ren, ruy băng, nệm, cúc áo, ô, v.v...

Váy và nền kinh tế cũng có mối tương quan không ngờ

Học thuyết Hemline chỉ ra rằng nền kinh tế phát triển tốt hơn trong thời đại váy ngắn thịnh hành. Và cũng tương tự như thế, khi những kiểu váy dài trở thành mốt thì cũng là lúc thế giới đang phải trải qua cuộc Đại khủng hoảng.

Chân váy ngắn (miniskirt) được đặt theo tên của chiếc xe Mini Cooper

Xem thêm: Tái hiện phong cách thời trang 90 chất lừ từ phim hoạt hình 'Thủy thủ Mặt Trăng'

Theo: Tổng hợp
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.