• Về đầu trang
Minh Ngọc
Minh Ngọc

20 sự thật thú vị về nước Iran: Tặng quà phải từ chối 3 lần mới được nhận, Internet bị chính phủ kiểm soát

Cuộc sống

1. Thức ăn

iran 1

Iran được đánh giá là một trong những nơi có đồ ăn ngon nhất thế giới. Theo một số người, nó là sự pha trộn giữa các món ăn Trung Đông, Hy Lạp và Ấn Độ.

Thức ăn của họ không quá cay như Ấn Độ và vô cùng đa dạng với nhiều loại trái cây tươi, rau củ cũng như là các loại ngũ cốc và hạt.

Người ở đây cũng thường dùng nhiều loại thịt như thịt cừu, thịt cừu và thịt gà để ăn với với cơm và bánh mì. Ngoài ra, trà đen chính là loại thức uống phổ biến nhất tại nơi đây.

2. Dân số trẻ

iran 2

Với 70% người ở độ tuổi dưới 30 trong tổng số 80 triệu dân, Iran có một trong những nước có dân số trẻ nhất trên Trái Đất. Chính vì sự trẻ trung của mình, người dân nước này rất tích cực trong việc tham gia các hoạt động chính trị.

Giới trẻ đã tham gia chính trị của đất nước kể từ năm 1997 và từ cuộc bầu cử năm 2009, họ luôn hoạt động tích cực để đòi quyền dân chủ.

3. Ý nghĩa của "Iran"

iran 3

Iran trong tiếng Ba Tư có nghĩa là "Vùng đất của người Aryan" Nghe có vẻ hơi kì lạ nhưng thực chất từ "aryan" vốn là từ để chỉ dân tộc và sau này nó được dùng để mô tả văn hóa, tôn giáo và ngôn ngữ của Iran.

Sự thật thú vị khác: Thủ đô Tehran có nghĩa là “Con dốc ấm áp”.

4. Ứng dụng bản đồ Google Earth

iran 4

30 năm trước, một người đã đặt hình Ngôi sao David lên nóc sân bay quốc tế Tehran nhưng không ai biết đến sự tồn tại của nó. Một ngày, Google Earth đã chụp lại hình ngôi sao này và ngay lập tức nó đã bị gỡ bỏ bởi chính phủ Iran.

5. Tấm thảm thần kỳ

iran 5

Giấc mơ được cưỡi trên tấm thảm bay của Aladdin có lẽ sẽ không bao giờ thành hiện thực, nhưng không thể phủ nhận những tấm thảm Ba Tư xinh đẹp là một điều kỳ diệu. Người Iran đã dệt thảm từ 2500 năm trước và cho đến nay, nó là mặt hàng được xuất khẩu nhiều thứ hai sau dầu mỏ.

Sự thật thú vị: Có một niềm tin rằng chỉ có Chúa mới có thể tạo ra những thứ hoàn hảo, do vậy mỗi tấm thảm đều có một lỗi dệt trên đó.

6. Taarof

iran 6

Taarof có nghĩa là "gặp nhau" và nó bao gồm những hành động khiêm tốn và lịch sự đối với người khác. Nghe khá hay đúng không?

Theo tập tục này, nếu như bạn được người khác tặng món quà gì đó, bạn phải từ chối hai lần nếu như không muốn bị coi là tham lam. Nếu họ đề nghị tặng nó cho bạn tới lần thứ ba, bạn mới được nhận.

7. Mèo Ba Tư

iran 7

Những chú mèo này thực ra đến từ vùng núi cao của Iran. Chúng là một trong những giống mèo lâu đời nhất và nó có bộ lông dàì như vậy để đối phó với thời tiết lạnh lẽo trên núi. Dù loài mèo này của Iran nhưng thực tế, chính người Ý mới giới thiệu và biến chúng thành một biểu tượng của sự giàu có.

8. Rất nhiều ngày nghỉ?

iran 8

Trong 30 năm qua, mỗi năm Iran có khoảng 25 ngày nghỉ lễ và thời gian gần đây, họ ngày càng có nhiều ngày nghỉ hơn. Đa phần các ngày nghỉ xoay quanh sự ra đời hoặc cái chết của các Iman (người kế tục nhà tiên tri Muhammad theo Hồi giáo Shi'a).

Ở Iran có tới ba loại lịch khác nhau nhưng các ngày lễ thường được dựa vào lịch âm. Lịch này không phải lúc nào cũng khớp với lịch mặt trời, vì vậy các giáo sĩ Hồi giáo là người chịu trách nhiệm cho việc xác định ngày dương lịch để mọi người ăn mừng.

9. Tấm thảm lớn nhất thế giới

iran 9

Năm 2007, Công ty Thảm Iran đã tự tay dệt tấm thảm lớn nhất thế giới cho thánh đường Hồi giáo Abu Dhabi. Tấm thảm này có kích thường bằng cả một sân bóng đã và được ghép từ 9 tấm thảm khác nhau.

10. Thay đổi tên

iran 10

Trong suốt một thời gian rất dài, Iran được gọi là Ba Tư, nhưng vào năm 1935, Shah (Vua) của Iran đã kêu gọi người dân gọi đất nước mình là Iran.

Cái tên Iran lại bị thay đổi một lần nữa sau khi các các giáo sĩ tôn giáo tiến hành lật đổ chính quyền trong Cách mạng Iran. Cuối cùng, tên của đất nước là Cộng hòa Hồi giáo Iran và trở thành chính thức vào năm 1979.

11. Internet bị hạn chế

iran 11

Từ năm 2012, Iran đã kiểm soát Internet trên khắp cả nước. Nó được nhà nước kiểm soát và rất nhiều trang web bị cấm.

Các mạng xã hội, phương tiện truyền thông cũng bị cấm và cách duy nhất để truy cập chúng là dùng VPN. Chính phủ nói rằng họ quản lý Internet để đảm bảo tốc độ, chất lượng cao cũng như là giá thành rẻ nhưng với một số người, điều này có thể khá khó chịu.

12. Bóng đá

iran 12

Bóng đá là môn thể thao vua ở Iran, không chỉ có bóng đá nam mà bóng đá nữ cũng rất phát triển. Tuy nhiên, các nữ cầu thủ này phải mặc hijab.

FIFA sau đó đã cấm phụ nữ mặc hijab mặc trong các trận đấu, do vậy đội bóng đá nữ của nước này đã bị loại khỏi Thế vận hội 2012 trong khi họ có đủ điều kiện để tham gia.

Từ năm 1948, Iran đã gửi vận động viên đến Thế vận hội Mùa hè. Sau đó, họ tiếp tục gửi các vận động viên đến Thế vận hội Mùa đông từ năm 1956.

13. Văn hóa đa dạng

iran 13

Với chiều dài nhiều thế kỷ, nền văn hóa Iran được biết đến là rất đa dạng và phong phú, đặc biệt là về mảng văn học. Văn học và thơ ca Ba Tư đã được các học giả thế giới đánh giá rất cao và nhiều tác phẩm như của các nhà thơ như Rumi, Hafez đã đi vào lịch sử.

Sự thật thú vị: Từ "thiên đường" trong tiếng Anh xuất phát từ một từ trong tiếng Ba Tư có nghĩa là "vườn kín".

14. Ăn tối

iran 14

Cách ăn tối của người Iran có một chút khác biệt so với các nước khác. Mọi người thường sẽ ngồi trên sàn nhà, không dùng các dụng cụ như đũa, thìa, dĩa,… mà ăn bốc. Ngoài ra, bạn cũng nên thử tất cả các món để thể hiện sự tôn trọng với chủ nhà.

15. Di sản thế giới UNESCO

golestan palace tehran 3

Iran là nơi sản sinh ra nền văn hóa Ba Tư lâu đời và là nhà của 23 di sản thế giới được UNESCO công nhận. Chúng gồm thủ đô của Đế quốc Achaemenid, Persepolis, cung diện Golestan, vườn Ba Tư, khu chợ Tabriz,…

16. Động vật quý hiếm

iran 15

Iran cũng là quê hương của Báo săn châu Á, một loại động vật đang ở mức cực kỳ nguy cấp và chỉ sống ở Iran. Họ phải bảo vệ nó để giữ nó không bị tuyệt chủng bởi giờ chỉ có 50 con còn sót lại còn lại trên thế giới.

Đội bóng đá Iran còn giúp nâng cao nhận thức về việc bảo tồn loài báo bằng cách mặc một chiếc áo đấu có hình chú trong World Cup 2014.

17. Vương miện hoàng gia

iran 20

Bạn có biết rằng hoàng gia Iran cũng sở hữu rất nhiều vương miện không? Chúng còn giá trị đến nỗi nhà vua đã từng dùng chúng để giúp cho nền kinh tế Iran. Nhiều trong số những chiếc vương miện này thuộc hàng đắt đỏ và hiếm nhất thế giới.

18. Trứng cá muối

iran 16

Iran nổi tiếng về dầu nhưng họ cũng là nhà sản xuất trứng cá muối, quả hồ trăn và nghệ tây lớn nhất thế giới. Nước này chiếm khoảng 50% thị trường trứng cá muối ở biển Caspian và trứng của cá tầm Beluga sống tại đây có giá lên tới 160 USD (hơn 3,7 triệu VND) cho 1 ounce (30 gram).

Chính bởi lợi nhuận cao nên cá tầm hiện giờ đang bị bắt quá mức để lấy trứng, khiến cho một số loài đang có nguy cơ tuyệt chủng.

19. Đám cưới

teahouse painting traditional iranian wedding

Giống hàng nghìn người trẻ trên toàn thế giới, giới trẻ ở đây không kết hôn vì chi phí quá lớn và nền kinh tế khó khăn. Chính phủ đã thiết lập một quỹ thường niên trị giá 720 triệu USD để hỗ trợ mọi người kết hôn. Tuy nhiên, bạn chỉ được tổ chức đám cưới theo phong tục truyền thống.

Sự thật thú vị: Bạn phải tham dự một giờ học về biện pháp tránh thai để xin giấy phép kết hôn.

20. Không có cà vạt

peak lapels and bold patterns accentuate classic style

Cà vạt dường như là một biểu tượng của nền văn minh phương Tây, vì vậy chúng không xuất hiện ở Iran. Sự thay đổi này bắt đầu từ năm 1979, sau khi cách mạng Hồi giáo thành công.

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với chuyện đàn ông ở đây ăn mặc xuề xòa mà họ vẫn ăn mặc lịch sự theo cách của riêng. Phụ nữ và trẻ em gái ở đây phải đeo hijab ở nơi công cộng sau khi lên 9 tuổi. Điều này cũng áp dụng cho các khách du lịch.

Theo: Postize

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.