• Về đầu trang
Minh Ngọc
Minh Ngọc

6 lý do cho thấy ly hôn sẽ tốt cho con trẻ hơn là bố mẹ cố chung sống với nhau

Cuộc sống

Ly hôn là chuyện không một ai mong muốn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chia tay sẽ tốt hơn là duy trì một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Nếu được làm đúng cách, cuộc chia ly của cha mẹ có thể mang lại một tương lai hạnh phúc hơn cho trẻ em, trong khi việc mắc kẹt trong một gia đình không hòa thuận có thể khiến tất cả, đặc biệt là những đứa trẻ, cảm thấy đau khổ. Dưới đây là những lý do tại sao cố giữ một gia đình đã tan vỡ lại đem lại kết quả tồi tệ cho một đứa trẻ hơn là ly hôn.

1. Những đứa con là tấm gương phản ánh chính mối quan hệ độc hại của cha mẹ chúng

13907160 8293761 1f9e7bb6d4b8154e3215f806435089d5c683720b 1562825079 1500 1 1562825079 728 ad1cbd603d 1562840492

Trẻ em thường được ví như những miếng bọt biển. Chúng học hỏi và tiếp thu tất cả mọi thứ xung quanh chúng. Khi thấy cha mẹ mình cãi nhau, chúng cũng sẽ nghĩ điều tương tự. Những đứa trẻ này sẽ bắt đầu nghĩ rằng việc có một gia đình hạnh phúc là chuyện bình thường và tỏ ra nghi hoặc về khả năng tạo lập một mối quan hệ hạnh phúc hay xây dựng một mái ấm cho riêng mình.

Ghen tuông, dễ nổi giận, không nói chuyện với bạn đời, độc đoán và thích phê phán là những hành vi của cha mẹ mà gây ảnh hưởng xấu đến cái nhìn về tình yêu trong mắt con cái.

2. Chúng có thể không bao giờ quen được với những cuộc chiến của cha mẹ

13907210 shutterstock 591080033 1561962947 728 4ecf81c47f 1562840492

Trẻ em thường phát hiện những cảm xúc tiêu cực khá dễ dàng và chúng siêu nhạy cảm với các xung đột trong gia đình. Với những bậc cha mẹ thường thể hiện sự thiếu tôn trọng lẫn nhau, con cái họ sẽ cảm thấy dễ bất an và căng thẳng.

Những cuộc cãi vã giữa các bậc cha mẹ có thể đe dọa đến cảm giác an toàn của trẻ con, khiến chúng cảm thấy bị từ chối, bấp bênh và mặc cảm tội lỗi, dù đó không phải lỗi của chúng. Và thay vì vượt qua chúng, những đứa trẻ này có thể lớn lên với lòng tự trọng thấp, hay nghi hoặc và luôn nghĩ rằng mình là kẻ bỏ đi.

3. Chúng dễ bị căng thẳng hơn

13907260 7586611 3d82b5e67ea03f5c673e135badfd01923f8e4c05 1562748727 2000 1 1562748727 728 f248318064 1562840492

Khi bọn trẻ cảm thấy không an toàn trong chính ngôi nhà của mình, chúng có thể dễ dàng bị stress và luôn nghiêm trọng hóa mọi vấn đề. Chính điều này có thể dẫn đến những cơn ác mộng và cảm giác sợ hãi.

Khi con cái của những cặp cha mẹ không hòa thuận trưởng thành, chúng khó có thể chấp nhận sự thật rằng hiểu lầm là một phần không thể thiếu trong mỗi mối quan hệ. Những đứa trẻ này cũng thường tự phê phán bản thân và khi phải đối mặt với những khó khăn không quá nghiêm trọng, chúng sẽ tự đổi hết lỗi lên đầu mình

4. Chúng có thể gặp khó khăn trong việc xây dựng các mối quan hệ

13907310 depositphotos 253482484 xl 2015 1561981698 728 becc3c3491 1562840492

Trẻ em sống trong môi trường độc hại không chỉ gặp khó khăn khi yêu đương ở tuổi trưởng thành, mà còn gây ảnh hưởng đến việc tạo lập các mối quan hệ khác. Trong tình bạn, chúng thường rụt rè, dễ lo lắng, không mở lòng. Còn trong tình cảm anh em, chúng thường có xu hướng quá bao bọc hoặc xa cách với những người anh em của mình.

Khi lớn lên trong gia đình không hạnh phúc, những đứa trẻ không có khả năng ngăn chặn những điều đang xảy tới với chúng. Vì vậy, khi trưởng thành, chúng có thể gặp khó khăn khi nói về những điều họ không thích ở bạn đời và tự tạo ra những ranh giới với họ.

5. Chúng sẽ cố gắng làm tê liệt cảm xúc và có những thói quen xấu

13907360 shutterstock 1425825848 1561962965 728 bce27a1304 1562840492

Khi được nuôi dưỡng trong một môi trường không lành mạnh, trẻ em thường cố quên đi cảm xúc của mình và điều này dẫn tới việc chúng bắt đầu có những thói quen không lành mạnh.

Một số thói quen xấu thường thấy là ăn quá nhiều, chơi điện tử quá mức hoặc nghiện một cái gì đó để thoát khỏi thực tế. Trẻ cũng có thể thể hiện cảm giác khó chịu một cách gián tiếp. Chúng có thể mất hứng thú với trường học, thường đánh nhau với bạn bè và trở nên tức giận khi chơi đồ chơi.

6. Chúng có thể sợ cảm xúc của chính mình

13907410 mv5bmtg2mjq4mtc1nf5bml5banbnxkftztgwotqwnzy2nte v1 sy1000 sx1500 al 1561969105 728 8d95fa8263 1562840492

Sự chỉ trích và tức giận không đồng nghĩa với chuyện mọi người ngừng tôn trọng lẫn nhau. Họ vẫn có thể làm lành và có mối quan hệ bình thường. Nhưng việc cha mẹ thường xuyên cãi nhau, đánh nhau, bỏ mặc nhau có thể khiến trẻ cảm thấy việc thể hiện cảm xúc là không tốt.

Chúng có thể bắt đầu nghĩ rằng sự tức giận và chỉ trích là ngọn nguồn cho mọi vấn đề và từ chối thể hiện những cảm xúc này. Và, tất nhiên, chúng sẽ tiếp tục lặp lại những điều cha mẹ đã làm trong chính mối quan hệ của mình khi trưởng thành.

Theo: Bright Side
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.