• Về đầu trang
Chim Điên
Chim Điên

Albert Einstein và những câu chuyện chưa kể

Cuộc sống

Từng được bầu làm Tổng thống Israel

Albert Einstein sinh ra ở Đức năm 1879, nhưng nơi đó dường như không phải đất nước dành cho ông. Vì nhà bác học nổi tiếng đã lớn lên trong một gia đình Do Thái, sau khi có những thành tựu khiến thế giới kinh ngạc, Israel muốn tuyên bố ông là công dân thuộc ''quyền sở hữu'' của riêng nước họ. Trên thực tế, họ đã từng bổ nhiệm ông vào vị trí tổng thống sau tổng thống đầu tiên Chaim Weizman (qua đời năm 1952). Đối với người dân Israel, Einstein được biết đến như là "người Do Thái vĩ đại nhất còn sống sót". Nhưng bất chấp những lời khen ngợi và vinh dự có phần cực đoan, Einstein đã từ chối. Có thể nói đây là quyết định đúng đắn, phù hợp cho Israel bấy giờ vì thiên tài nổi tiếng thế giới qua đời chỉ ba năm sau khi đề nghị này được đưa ra.

Niềm say mê chơi đàn vĩ cầm

Nguồn ảnh: Getty Images

Trong số những "bóng hồng" của cuộc đời mình, Einstein yêu mến nhất dường như là Lina. Nhưng Lina không phải là con người. Đó là cây đàn vĩ cầm.

Người vợ thứ hai của ông, Elsa, đã yêu Einstein ngay lần đầu tiên gặp gỡ khi nghe ông chơi đàn. Theo National Geographic, bà từng nói rằng lý do bà yêu ông là vì "ông ấy chơi nhạc của Mozart bằng đàn vĩ cầm rất hay".

Âm nhạc không chỉ là sở thích, mà còn là một phần không thể tách rời trong cuộc đời và cả quá trình làm việc của ông. Einstein sẽ không có những đột phá nếu như không có âm nhạc. Bà Elsa còn chia sẻ: "Âm nhạc giúp ông suy nghĩ về các lý thuyết của mình."

Tại sao ông giành được giải Nobel?

Nguồn ảnh: Getty Images

Mọi người đều biết Einstein vì thuyết tương đối, lực hút trái đất và công thức chế tạo bom nguyên tử E = MC². Tuy nhiên, đó không phải là nguồn gốc giúp ông nhận giải Nobel Vật lý năm 1921. Giải thưởng danh giá được trao cho Einstein nhờ vào phát minh mà hầu hết mọi người chưa từng được biết đến - hiệu ứng quang điện.

Không đối xử tốt với vợ mình

Mặc dù là nhà khoa học vĩ đại, có nhiều đóng góp mang tính cách mạng cho thế giới, song Einstein lại không phải một người chồng tốt. Einstein khá trăng hoa, dường như ông lăng nhăng trong cả hai cuộc hôn nhân của mình, đặc biệt là khoảng thời gian còn quen vợ cũ Mileva Maric.

Einstein đã viết một danh sách "điều kiện" cho người vợ đầu tiên - bà Mileva. Trong số những điều kiện này, ông ra lệnh bà phải dừng nói chuyện khi được ông yêu cầu và cũng đừng trông đợi vào những cử chỉ, hành động thân mật từ ông. Ông cũng đưa cho bà một danh sách công việc phải làm mỗi ngày, bao gồm mang 3 bữa ăn đến phòng nghiên cứu cho ông và nhanh chóng rời khỏi đó. Thật may mắn cho bà Mileva vì cả 2 đã ly dị vào năm 1919.

Đứa con trai bị từ mặt

Einstein và Eduard tội nghiệp

Cuộc sống gia đình của Einstein khá hỗn độn, kể cả việc nuôi dạy con cái. Mối quan hệ của ông với người con trai thứ 3 tên Eduard đặc biệt căng thẳng vì bác sĩ chẩn đoán rằng chàng thanh niên trẻ tuổi này bị tâm thần phân liệt.

Đối với bất kỳ bậc phụ huynh nào, khi đối diện với tin tức này thường rất khó khăn để chấp nhận và họ cố gắng làm điều tốt nhất cho con mình, nhưng Einstein lại khác. Năm 25 tuổi, con trai phát hiện ra căn bệnh này và ông không nhìn mặt anh kể từ ngày đó. Theo tờ New York Times, Einstein thậm chí còn nói rằng: "Nếu tôi biết trước điều đó, tôi sẽ không sinh nó ra trên đời." Eduard qua đời cô độc tại một cơ sở tình thương tại Thụy Sĩ ở tuổi 55, anh chưa một lần gặp lại cha mình kể từ sau khi phát bệnh.

Đứa con gái không danh phận

Hình ảnh Einstein cùng người vợ cũ -  Mileva Maric.

Lieserl - cô con gái đầu lòng của Einstein được cho là không có thân phận rõ ràng. Cụ thể, trước khi Einstein kết hôn với Mileva Maric, hai người từng có một kỳ nghỉ lãng mạn ở Italy. Khi Maric nhận ra mình mang thai, phần vì Einstein không có tiền để kết hôn, cũng như định kiến lúc bấy giờ về việc có con trước hôn nhân vẫn còn khá khắt khe, phần vì ông không thể chăm sóc cho đứa trẻ nên bà quay về nhà bố mẹ đẻ rồi sinh con. Theo đó, cô con gái Lieserl chào đời nhưng được cho là đã không qua khỏi do bệnh sốt ban đỏ hoặc đã được cho làm con nuôi.

Giải quyết vấn đề ly hôn

Nguồn ảnh: Shutterstock

Mileva và Einstein ly hôn vào năm 1919, Einstein đã khá vênh váo tự phụ khi hứa hẹn sẽ giải quyết triệt để với Mileva. Einstein để lại cho bà số thưởng từ giải Nobel. Có gì đó bất thường ở đây. Einstein đã không được trao giải Nobel cho đến năm 1921. Vì vậy, khi ông và Mileva ly dị, số tiền này thậm chí còn chưa xuất hiện cho đến 2 - 3 năm sau. Nhà khoa học cho rằng ông chắc chắn sẽ đem về nhà giải thưởng Nobel về vật lý học, tuy nhiên thời gian dài hơn so với tuyên bố ban đầu. Nhiều người nghĩ ông không nên quá tự cao như vậy, khiêm tốt là một đức tính tốt mà ông cần có.

FBI lập hồ sơ điều tra và cho rằng Einstein là gián điệp

Nguồn ảnh: FBI

Trong khi Einstein sống ở New Jersey nhiều năm và được công nhận là một công dân Hoa Kỳ, FBI vẫn giữ cái nhìn rất thận trọng với ông. Những sự kiện lịch sử mang tính chất nghiêm trọng xảy ra trong cuộc đời Einstein là Chiến tranh thế giới và "Đại suy thoái" - thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra từ năm 1929 đến hết thập niên 30. Einstein bị FBI khẳng định là người làm gián điệp cho Liên Xô nên đã bí mật lập hồ sơ theo dõi và điều tra để buộc tội ông. Hồ sơ điều tra của ông dài 177 trang, trong đó FBI chỉ trích ông nặng nề như là một kẻ vô chính phủ nguy hiểm.

Không bao giờ dự định sử dụng bom A

Nguồn ảnh: Shutterstock

Einstein được lịch sử nhắc đến vì nhiều điểm sáng nổi bật, nhưng một số điều lại không dễ chịu chút nào. Có lẽ ''khủng khiếp'' nhất là bom nguyên tử. Tuy nhiên, Einstein chưa bao giờ tham gia Dự Án Manhattan để chế tạo bom tại Mỹ và ông không hề muốn nó được đưa vào sử dụng. Einstein tuyên bố yêu hòa bình trong suốt cuộc đời của mình.

Nhưng tên tuổi của ông cuối cùng lại gắn với vũ khí hạt nhân. Ông đã gửi nhiều lá thư cho Tổng thống Franklin D. Roosevelt cảnh báo rằng Đức quốc xã đang chế tạo vũ khí nguyên tử. Ông viết về những tàn phá mà nó có thể gây ra. Đối với tình hình này, Mỹ đã bắt đầu tham gia chế tạo bom A và cuối cùng là hủy diệt Nagasaki và Hiroshima của Nhật Bản.

Theo: Grunge
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.