• Về đầu trang
Quang Niên 光年
Quang Niên 光年

Bắc Cực không chỉ có gấu và tuyết, mà còn có phòng thí nghiệm khoa học cực xịn thế này

Cuộc sống

Chào mừng bạn đến với Ny-Ålesund, một vùng đất nhỏ thuộc quần đảo Svalbard của Na Uy và là nơi xa nhất về phía Bắc của Trái Đất mà có thể sống được. Không như các nơi khác ở vùng Bắc Cực thường được sử dụng làm bãi đánh bắt cá hay bến cảng thương mại, nơi đây là tập hợp những phòng thí nghiệm phục vụ cho khoa học.

Jürgen Graeser, kỹ thuật viên phụ trách khí tượng và các phép đo về khí quyển tại trạm thí nghiệm hợp tác giữa Pháp và Đức tại Ny-Ålesund, đang thả bóng bay có dây buộc lên cao để đo tốc độ và hướng gió.

Jürgen Graeser, kỹ thuật viên phụ trách khí tượng và các phép đo về khí quyển tại trạm thí nghiệm hợp tác giữa Pháp và Đức tại Ny-Ålesund, đang thả bóng bay có dây buộc lên cao để đo tốc độ và hướng gió.

Từ năm 1990, Ny-Ålesund đã trở thành một khu vực lý tưởng chào đón các nhà khoa học đến từ khắp nơi trên hành tinh, những người mong muốn được tiếp cận gần nhất với cực Bắc của Trái Đất để nghiên cứu khoa học. Nằm trọn trên đảo Spitsbergen, rất nhiều trạm nghiên cứu của các quốc gia trên thế giới đặt tại đây.

Mỗi trạm nghiên cứu đều của một quốc gia nào đó, bên trong là không gian nghiên cứu và sinh hoạt các nhân của các nhà khoa học đến từ quốc gia đó, ngoại trừ trạm nghiên cứu AWIPEV của Pháp và Đức cùng nhau hợp tác phát triển.

Nhà sinh vật học Clara Hoppe người Đức (giữa) và Klara Wolf (trái) cùng Laura Wischnewski (phải) đang thực hiện các phép đo dưới nước tại Kings Fjord, cách không xa so với trạm nghiên cứu chính của họ.

Nhà sinh vật học Clara Hoppe người Đức (giữa) và Klara Wolf (trái) cùng Laura Wischnewski (phải) đang thực hiện các phép đo dưới nước tại Kings Fjord, cách không xa so với trạm nghiên cứu chính của họ.

Nhà nghiên cứu Jean Charles Gallet người Pháp chuyên về sông băng, đang tiến hành lấy mẫu tuyết để xác định hàm lượng carbon đen bên trong. Ông hiện đang làm việc cho Viện nghiên cứu Na Uy, phân viện vùng cực.3

Nhà nghiên cứu Jean Charles Gallet người Pháp chuyên về sông băng, đang tiến hành lấy mẫu tuyết để xác định hàm lượng carbon đen bên trong. Ông hiện đang làm việc cho Viện nghiên cứu Na Uy, phân viện vùng cực.

Bên trong một phòng thí nghiệm thuộc trạm nghiên cứu chung của Pháp và Đức, kỹ sư René Bürgi đang chiếu chùm tia laser để nghiên cứu sự di chuyển của hạt trong môi trường chân không.

Bên trong một phòng thí nghiệm thuộc trạm nghiên cứu chung của Pháp và Đức, kỹ sư René Bürgi đang chiếu chùm tia laser để nghiên cứu sự di chuyển của hạt trong môi trường chân không.

Các nhà nghiên cứu về sông băng người Pháp và Áo đang mang thiết bị quét laser đến một sườn núi nhìn ra con sông băng mục tiêu mà họ cần theo dõi. Dữ liệu họ thu thập được mang tính đóng góp to lớn cho kiến thức chung của nhân loại về trạng thái tầng đối lưu của Trái Đất.

Các nhà nghiên cứu về sông băng người Pháp và Áo đang mang thiết bị quét laser đến một sườn núi nhìn ra con sông băng mục tiêu mà họ cần theo dõi. Dữ liệu họ thu thập được mang tính đóng góp to lớn cho kiến thức chung của nhân loại về trạng thái tầng đối lưu của Trái Đất.

Verena Mohaupt, nhà khoa học trưởng ở trạm nghiên cứu Pháp-Đức, đang kiểm tra trang thiết bị định kỳ. Một số quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Na Uy, Ấn Độ và Nhật Bản cũng đặt trạm nghiên cứu của riêng mình tại đây.

Verena Mohaupt, nhà khoa học trưởng ở trạm nghiên cứu Pháp-Đức, đang kiểm tra trang thiết bị định kỳ. Một số quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Na Uy, Ấn Độ và Nhật Bản cũng đặt trạm nghiên cứu của riêng mình tại đây.

Hai bức tượng sư tử đặt trước cửa ra vào của trạm nghiên cứu của Trung Quốc.Trạm Hoàng Hà là một trong nhiều trạm nghiên cứu được đóng tại Ny-Ålesund.

Hai bức tượng sư tử đặt trước cửa ra vào của trạm nghiên cứu của Trung Quốc.Trạm Hoàng Hà là một trong nhiều trạm nghiên cứu được đóng tại Ny-Ålesund.

Nhà nghiên cứu Clara Hoppe người Đức đang cầm trên tay chiếc lưới dùng để bắt sinh vật phù du cho mục đích nghiên cứu khoa học.

Nhà nghiên cứu Clara Hoppe người Đức đang cầm trên tay chiếc lưới dùng để bắt sinh vật phù du cho mục đích nghiên cứu khoa học.

Max Schwanitz (trái), Philipp Fischer (phải) và Kai Schwalfenberg (giữa) là ba thợ lặn cũng là ba nhà khoa học người Đức, đang chuẩn bị cho chuyến lặn biển của mình tại Ny-Ålesund.

Max Schwanitz (trái), Philipp Fischer (phải) và Kai Schwalfenberg (giữa) là ba thợ lặn cũng là ba nhà khoa học người Đức, đang chuẩn bị cho chuyến lặn biển của mình tại Ny-Ålesund.

Nhiếp ảnh gia Paolo Verzone người Ý đã kịp đến nơi này và dành thời gian tìm hiểu cũng như chụp ảnh các trạm nghiên cứu, trước khi bị công việc mới của ông ngốn hết quỹ thời gian cá nhân. Verzone bị quyến rũ không chỉ bởi sự hùng vĩ của thiên nhiên mà còn vì sự nghiệp khoa học của nơi này, ông đã quay lại nơi này hai lần nữa để chụp ảnh vào các thời gian khác nhau trong năm.

Một điều khiến Ny-Ålesund trở nên hấp dẫn hơn cả, Verzone cho biết chính là quá khứ của nó. Trở về thời xa xưa, đây là nơi đã in dấu giày các nhà thám hiểm tiên phong dám đương đầu khó khăn để chinh phục cực Bắc Trái Đất, bao gồm Roald Amundsen và Umberto Nobile.

Đến đầu thế kỷ 20, khi con người không còn mặn mà với những chuyến viễn du khám phá thế giới, nơi đây trở thành một công xưởng khổng lồ khai thác than. Năm 1963, hai vụ tai nạn lớn đã xảy ra khiến hoạt động khai thác mỏ ngừng lại, công ty sở hữu nó là Kings Bay AS đã biến nơi này trở thành một căn cứ nghiên cứu khoa học như ngày nay.

Toàn cảnh căn cứ khoa học ở làng Ny-Ålesund khi nhìn từ trên cao.

Toàn cảnh căn cứ khoa học ở làng Ny-Ålesund khi nhìn từ trên cao.

Thợ lặn Kai Schwalfenberg người Đức vừa kết thúc chuyến lặn biển của mình tại Ny-Ålesund, ông đang sửa ống dẫn khí và lấy trang thiết bị để bắt đầu tiếp một cuộc lặn biển khác.

Thợ lặn Kai Schwalfenberg người Đức vừa kết thúc chuyến lặn biển của mình tại Ny-Ålesund, ông đang sửa ống dẫn khí và lấy trang thiết bị để bắt đầu tiếp một cuộc lặn biển khác.

Các mẫu nước biển tại Phòng thí nghiệm Hải dương học Vịnh Kings giúp những nhà khoa học theo dõi và ghi nhận sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các loài tảo và vi tảo.

Các mẫu nước biển tại Phòng thí nghiệm Hải dương học Vịnh Kings giúp những nhà khoa học theo dõi và ghi nhận sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các loài tảo và vi tảo.

Ngày nay, mỗi trạm nghiên cứu đều có chức năng là một phòng thí nghiệm và không gian sinh hoạt cá nhân cho các nhà khoa học. Giới khoa học gia ở đây có chuyên môn trải rộng trong tất cả các lĩnh vực, từ vật lý học, hóa học cho đến sinh vật học, hải dương học.

Các nhóm khoa học gia đến Ny-Ålesund và đi theo từng khoảng thời gian cụ thể trong năm. Mỗi trạm như vậy sẽ có những người đứng đầu nhằm đảm bảo công việc nghiên cứu được thực hiện đúng theo kế hoạch và sự an toàn cho các thành viên trong nhóm. Thông thường, toàn bộ khu vực này chỉ có 30 nhà khoa học. Nhưng đến dịp cao điểm, số người sống ở đây có thể tăng đến 200.

Những chú chó được nuôi bởi các nhà khoa học sống tại đây. Sau mỗi ngày làm việc căng thẳng, các nhà khoa học sẽ thả chúng ra và cùng chơi đùa với nhau trên tuyết.

Những chú chó được nuôi bởi các nhà khoa học sống tại đây. Sau mỗi ngày làm việc căng thẳng, các nhà khoa học sẽ thả chúng ra và cùng chơi đùa với nhau trên tuyết.

Các khoa học gia thuộc trạm nghiên cứu của Na Uy đang chơi nhạc để chào mừng quốc khánh của nước này.

Các khoa học gia thuộc trạm nghiên cứu của Na Uy đang chơi nhạc để chào mừng quốc khánh của nước này.

Chín lần mỗi năm, những con tàu lớn sẽ cập bến Vịnh Kings để cung ứng thực phẩm tươi sống và các trang thiết bị cần thiết cho những ‘cư dân’ tại Ny-Ålesund.

Chín lần mỗi năm, những con tàu lớn sẽ cập bến Vịnh Kings để cung ứng thực phẩm tươi sống và các trang thiết bị cần thiết cho những ‘cư dân’ tại Ny-Ålesund.

Một chú gấu trắng Bắc Cực đi vào phòng ăn chung của tất cả trạm nghiên cứu tại Ny-Ålesund.

Một chú gấu trắng Bắc Cực đi vào phòng ăn chung của tất cả trạm nghiên cứu tại Ny-Ålesund.

Xe trượt tuyết là phương tiện đi lại chủ yếu ở các cơ sở nghiên cứu này.

Xe trượt tuyết là phương tiện đi lại chủ yếu ở các cơ sở nghiên cứu này.

Tại đây, điều quan trọng nhất chính là sự tĩnh lặng về sóng vô tuyến. Điều này có nghĩa là, các nhà khoa học sẽ không được sử dụng điện thoại di động bởi anten thu nhận sóng sẽ gây nhiễu các nghiên cứu khoa học liên quan đến sóng vô tuyến, cách duy nhất để kết nối với thế giới bên ngoài chính là dây cáp nối với đất liền. Ngoài ra, trẻ em không được đặt chân đến nơi này.

Những chiếc tàu thủy vận chuyển thực phẩm và trang thiết bị nhiều lần trong năm. Tuy có nhiều trạm nghiên cứu của các quốc gia khác nhau, nhưng nơi đây chỉ có một phòng ăn chung để mọi người có dịp ngồi lại nói chuyện và tương tác với nhau. Gấu Bắc Cực rất thường xuyên tiếp cận các trạm nghiên cứu, các nhà khoa học phải trải qua một khóa học ngắn để giữ bản thân được an toàn khi đến gần loài vật này.

Một nữ khoa học gia đang mặc bộ quần áo truyền thống của Na Uy, thổi kèn chào mừng ngày quốc khánh Na Uy – ngày 17 tháng 5 – tại căn cứ.

Một nữ khoa học gia đang mặc bộ quần áo truyền thống của Na Uy, thổi kèn chào mừng ngày quốc khánh Na Uy – ngày 17 tháng 5 – tại căn cứ.

Nhà nghiên cứu sông băng Jean Charles Gallet người Pháp đang vận chuyển dụng cụ đo để lấy mẫu tuyết, dấu chân của anh hằn lên lớp tuyết dày.

Nhà nghiên cứu sông băng Jean Charles Gallet người Pháp đang vận chuyển dụng cụ đo để lấy mẫu tuyết, dấu chân của anh hằn lên lớp tuyết dày.

“Hãy tưởng tượng những con người sống tại 20 ngôi nhà nằm giữa hư không, không có kết nối vô tuyến với bất cứ thứ gì trên thế giới hiện đại này, chỉ kết nối vật lý với đất liền nhằm mục đích trao đổi dữ liệu khoa học,” nhiếp ảnh gia Verzone chia sẻ sau chuyến đi, ông đánh giá cao sự tập trung và nâng cao năng suất làm việc khi không có thiết bị di động.

Tuy vậy, cuộc sống ở đây không vô vị nhạt nhẽo. Vào thứ bảy, các nhà khoa học có thể thư giãn tại quầy bar ở khu bếp chung. Với ly rượu nhẹ trên tay, họ tán gẫu cùng nhau, chơi bài hay những trò chơi khác không cần đến kết nối internet.

Theo: National Geographic
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.