• Về đầu trang
Roger
Roger

Chết đói trước khi chết vì bệnh - thảm cảnh của dân nghèo Ấn Độ giữa thời COVID-19

Cuộc sống

Đã hai ngày rồi, anh Jeetender Mahender, 36 tuổi, đang làm nghề công nhân dọn vệ sinh không dám ra khỏi túp lều của mình ở khu ở chuột Valmiki tại phía Bắc thành phố Mumbai, Ấn Độ, trừ những lúc đi toilet.

Khu ổ chuột khổng lồ Valmiki từ trên cao nhìn xuống

Tình hình của nhà anh đang tệ hơn từng ngày khi nước sạch, thức ăn đang dần cạn kiệt và anh thì không thể ra khỏi nhà làm việc, do tác động từ lệnh phong tỏa của thủ thướng Narendra Modi. Lệnh phong tỏa cả nước trong 21 ngày buộc 1,3 tỉ dân phải ở trong nhà của mình, trừ những trường hợp cần thiết phải ra ngoài.

Biện pháp này được cho là để đối phó kịp thời với dịch COVID-19, sau khi nước này ghi nhận hơn 1000 ca nhiễm, với 27 người tử vong (hiện con số này là 2543 ca nhiễm, 72 ca tử vong, theo số liệu ngày 3/4).

Môi trường ẩm thấp, chật hẹp của những nơi này là điều kiện lý tưởng cho dịch bệnh phát triển

Những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ lệnh phong tỏa chính là 74 triệu người nghèo tại Ấn Độ, tương đương với 1/6 dân số cả nước. Những người này đang phải sống trong các khu ổ chuột, nơi rất thuận lợi cho dịch bệnh phát triển và lan rộng. "Những con đường ở đây rất hẹp nên khi ra đường, chúng tôi không thể không chạm vai nhau được", theo Mahender.

Dịch bệnh COVID-19 đã khiến cả nước phải bị đặt trong trạng thái phong tỏa

"Muốn đi vệ sinh thì bắt buộc phải ra khỏi nhà và ai cũng làm thế cả. Ở sát cạnh nhà tôi còn có 20 gia đình khác nữa, cứ như thể tất cả đều ở cùng một nhà vậy. Chỉ cần 1 người ốm, tất cả cũng đều ốm theo." Ít nhất một người ở khu ổ chuột này đã bị xét nghiệm dương tính với COVID-19 và nếu tình hình không thể được kiểm soát, các khu ổ chuột này sẽ trở thành những "quả bom nổ chậm".

Với cư dân sống tại khu ổ chuột, nước là mối lo lớn nhất và đây cũng là lý do mà họ phải ra khỏi nhà. Các căn nhà tại đây không có nước máy và người dân phải đi bộ rất xa để lấy nước sinh hoạt. Nơi đây cũng thiếu hụt các công trình vệ sinh khép kín. Theo các nghiên cứu, cứ 1440 dân cư khu ổ chuột thì chỉ có một nhà vệ sinh, trong đó, 78% trong số này thì thường xuyên thiếu nước.

Các nhà vệ sinh công cộng tại khu ổ chuột ở Ấn Độ

Theo ông Sania Ashraf, một nhà dịch tễ học, chuyên về vệ sinh và các bệnh truyền nhiễm, kế hoạch Clean India Mission, được khởi xướng thủ tướng Modi, với mục tiêu là tăng số nhà vệ sinh công cộng đã có những hiệu quả nhất định.

Tuy nhiên trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay, việc dùng chung các nhà vệ sinh sẽ khiến cho dịch bệnh trở nên khó lường hơn. Hơn nữa, thiết kế không thoáng gió sẽ không giúp cho không khí lưu thông, "như một cái bẫy, "một môi trường lây nhiễm lý tưởng của virus".

"Một môi trường lây nhiễm lý tưởng của virus"

Một lý do nữa khiến những người dân khu ổ chuột không thể tuân thủ theo lệnh phong tỏa nói trên, đó la vì tiền. Thu nhập mỗi ngày của một người dân tại đây chỉ là 138-149 rupee, tương đương khoảng hơn 100 nghìn VND.

Một lao động nhập cư mang toàn bộ hành lý của mình trên đầu trên đường đi bộ vè quê trong thời gian cả nước bị phong tỏa suốt 21 ngày. Ảnh: REUTERS/Danish Siddiqui

"Họ thuộc về nhóm lao động không được quản lý, đi làm ngày nào được trả tiền ngày đó. Phong tỏa không phải chỉ trong vài ngày, mà là hơn 20 ngày. Chuỗi cung ứng tại đây đã bị gián đoạn, việc làm thì không có. Những người này không còn khả năng mua những nhu yếu phẩm cần thiết. Khác với nhà giàu, họ không có hàng hóa tích trữ mà chỉ mua đủ cho một ngày. Nhưng bây giờ, những kệ thức ăn nhà họ đã trống rỗng."

theo lời nhà kinh tế học Arun Kumar

Giữa tình cảnh bế tắc như trên, hàng ngàn người Ấn Độ đã tìm cách trở về quê. Chỉ trong cuối tuần qua, hơn 10 ngàn người trong số 45 triệu lao động di cư đã bắt đầu hành trình dài của mình để quay về quê cũ. Với những người này, họ chẳng có lý do gì để ở lại thành phố nữa khi toàn bộ hoạt động kinh doanh bị ngưng trệ, việc làm thì mất, còn nơi ở thì thành "vườn ươm của virus", bởi mật độ dân số dày đặc tại đây.

Tinh cảnh hỗn loạn trên các tuyến đường ở Ấn Độ khi hàng triệu người tìm cách bắt xe để về quê
Những người không thể bắt được xe phải đi bộ hàng ngàn dặm về quê. Lệnh phong tỏa trên phạm vi cả nước được chính phủ ban hành nhằm đối phó với sự lây lan của virus corona, trong đó, biên giới các bang cũng bị kiểm soát chặt chẽ và các phương tiện không thể di chuyển giữa các bang với nhau. Ảnh: AP Photo/Altaf Qadri

Do hệ thống đường sắt của cả nước tạm thời ngưng hoạt động, nhiều người đã phải đi bộ hàng triệu dặm về nhà. Chính quyền các bang Uttar Pradesh, Bihar and Haryana đã cho tổ chức các chuyến xe bus chuyên chở người dân về nhà, gây ra cảnh hỗn loạn khi hàng ngàn người cố gắng bám, đuổi theo xe bus.

Cảnh chen chúc, nhồi nhét trên xe khi những người lao động nhập cư tìm cách về quê trước dịch bệnh gây ra bởi coronavirus (COVID-19), tại Ghaziabad, ngoại ô New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: REUTERS/Adnan Abidi
Ảnh: REUTERS/Adnan Abidi
Tình trạng chen lấn, nhồi nhét cũng không hề hiếm gặp ở những chuyến tàu hỏa. Ảnh:REUTERS/Prashant Waydande

Tuy nhiên, vào Chủ Nhật tuần trước, thủ tướng Modi yêu cầu cho phong tỏa biên giới giữa các bang để hạn chế lây nhiễm ra cả nước. Hiện giờ, các quan chức phải nhanh chóng tìm ra hàng triệu người lao động di cư đã hồi hương để cách ly họ trong 14 ngày. Sia, một người sống tại khu xây dựng ở Gurugram không thể bắt được xe bus về quê.

Mong muốn tháo chạy khỏi khu ổ chuột của Sia có lẽ đã "tan thành mây khói". Cô kể: "Từ khi bị cho nghỉ việc, tôi đã không được nhận lương cho 20 ngày. Giờ tôi chỉ kiếm được 5 USD một ngày và cả gia đình phải sống dựa vào số tiền ít ỏi này. Khi mọi thứ tạm dừng như hiện tại, tôi tin là mình chả còn lựa chọn ngoài ở lại trong cái nơi nghèo khó và bẩn thỉu của thành phố này."

Theo: CNN
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.