• Về đầu trang
Thanh Yên
Thanh Yên

Chuyện buồn ngày bão sale: Vợ điên cuồng mua sắm hơn 1 tỷ, chồng tức tới nhảy lầu

Cuộc sống

Chuyện đầu tiên xảy ra ở Lô Châu, Tứ Xuyên, anh Vương 29 tuổi sau khi biết vợ mình đã mua hàng trên mạng và nợ hơn một tỷ đồng, đã tức đến định nhảy lầu tự sát.

Chờ khi cảnh sát đến điều tra, người ta mới vỡ lẽ, hoá ra năm trước, vợ anh Vương cũng đã chi số tiền gần 700 triệu để mua sắm trên mạng. Với đồng lương còm chỉ mấy chục triệu một tháng của mình, anh Vương phải tốn gần 1 năm mới trả được hết số tiền trên.

Ấy vậy mà trong lễ hội mua sắm 11.11 năm nay, chị vợ lại tiếp tục mượn nợ hơn 1 tỷ, anh Vương trong lúc nản lòng thoái chí đã nghĩ tới việc nhảy lầu tự sát để giải thoát.

Sau khi được cảnh sát khuyên can, anh Vương đã chịu xuống đất và không còn suy nghĩ dại dột nữa, chị vợ cũng hứa sau này sẽ không bao giờ mua hàng online thế nhưng anh Vương vẫn phải đối mặt với món nợ hơn 1 tỷ kia!

Chuyện thứ hai lại càng thêm quái đản:

Anh Lý đang ngủ ngon thì nửa đêm chợt nghe tiếng di động báo có tin nhắn. Anh mơ màng thức dậy, mở điện thoại lên xem, thì ngay lập tức tỉnh ngủ, bởi vì anh phát hiện cả 4 cái thẻ tín dụng của mình đều đã bị cà sạch.

Lúc đầu anh nghĩ là mình gặp phải bọn lừa đảo chuyên đi trộm tài khoản ngân hàng, nhưng khi anh mặc áo khoác đi vào phòng làm việc, mới phát hiện vợ mình đang ngồi trước máy tính, điên cuồng đặt mua hàng online. Anh chợt hiểu, hoá ra tiền trong thẻ là do vợ mình cà hết.

Số tiền mà vợ anh chi cho việc mua hàng online đã lên tới con số gần 800 triệu. Anh lập tức ngất xỉu, tuy rằng vợ anh đã gọi cấp cứu kịp lúc, nhưng cuối cùng anh cũng không qua khỏi.

Câu chuyện thứ ba là về một cô gái

Lý Mân – một cô y tá 9x đã thiếu hàng trăm triệu tiền vay từ các app trên mạng, sau khi được mẹ giúp trả khoảng 800 triệu, cô vẫn tiếp tục lén mượn tiền. Mẹ cô không chịu nổi việc này, đã tức giận lấy giấy nhận nuôi ra bảo: “Mày không phải con tao, cút ra khỏi nhà tao.”

Sau khi chuyện này được lan truyền rộng rãi trên mang, đã có phóng viên tìm đến xin được phỏng vấn, Lý Mân chia sẻ mỗi tháng cô kiếm được khoảng 20 triệu, nhưng vẫn không đủ để chi tiêu trong tháng, vì vậy cô đã phải mượn thêm tiền trên mạng. Cô cho phóng viên xem hóa đơn chi tiêu hàng tháng của mình, mới vỡ lẽ hầu hết tiền mượn đều được cô đổ vào mua sắm những bộ quần áo, trang sức và đồ trang điểm hàng hiệu.

Lúc đọc những tin tức trên đây, chắc rất nhiều người đều sẽ nghĩ những chuyện này đều được dàn dụng sẵn, nhưng thực tế đây lại là một hiện tượng đang rất phổ biến trong xã hội hiện nay.

Những người trẻ với suy nghĩ “Có mấy đồng đâu mà”

Những người này, phần lớn đều là con một, từ nhỏ đã sống cuộc sống sung sướng không phải lo lắng gì, họ chưa bao giờ chịu khổ vì thiếu thốn, nên chưa bao giờ biết phải chi tiêu tiết kiệm.

Nên chúng ta dễ dàng thấy những cô cậu sinh viên dùng di động loại đắt tiền, ra vào những nơi sang trọng, ăn mặc đồ hiệu,…

Họ chỉ biết ăn, chơi, hát hò, trưng diện, mở miệng thì là “Cứ chơi cho thoả thích, đời có mấy khi”, ngậm miệng thì là “Có mấy đồng đâu mà”. Thậm chí không ít người còn thích lấy câu: “Hôm nay tớ bao”, làm câu cửa miệng.

Thật ra không ai phản đối người trẻ theo đuổi và hưởng thụ vật chất, càng không ai phản đối người trẻ theo đuổi thời trang, cái đẹp, nhưng có những người rõ ràng không có tiền, nhưng vẫn thích vờ rộng rãi.

Không ít những cô cậu học sinh, dù trong nhà rất nghèo nhưng vẫn ăn mặc đồ hiệu, ra vào quán hạng sang. Hoá ra tiền chi tiêu của họ đến từ việc vay mượn bạn bè chung quanh mình.

Nguyên nhân họ làm vậy là vì ảnh hưởng từ gia đình, vì là con độc nhất, nên dù gia đình nghèo khó, cha mẹ vẫn chiều chuộng hết mực, cũng vì thế các cô cậu này chẳng mấy chốc đã học được thói đua đòi.

Những người này miệng thì nói “chẳng đáng mấy đồng”, thực tế lại tiêu xài không thương tiếc tiền mồ hôi nước mắt của cha mẹ.

Những cô gái bị lòng hư vinh làm mờ mắt.

Lễ hội mua sắm 11.11 năm nay, người đàn ông nổi tiếng nhất có lẽ là Lý Giai Kì, chỉ cần nghe anh ta hô to: “Các bạn gái, hãy chú ý”, thì tất cả các cô gái ngồi trước màn hình đều sẽ như uống thuốc kích thích, liều mạng tiêu tiền, liều mạng tranh nhau mua sắm, cướp deal giảm giá.

Đến hôm sau khi nhìn thấy cả đống đơn hàng đã đặt trong giỏ hàng của mình, chẳng ai còn nhớ mình đã đặt chúng lúc nào.

Cách quảng cáo đánh thẳng vào lòng hư vinh của các cô gái kèm theo sự tranh đua cao thấp, quả thật làm các cô gái chế mê chết mệt.

Đương nhiên quan trọng nhất là xã hội hiện nay không thiếu người có tư tưởng, con gái chỉ cần mua, con trai phải kiếm tiền. Con gái phụ trách đẹp như hoa, con trai vừa phải kiếm tiền nuôi gia đình, vừa phụ trách công việc nội trợ.

Quan niệm bất bình đẳng này một phần đến từ các thương nghiệp, vì muốn lấy tiền từ túi phụ nữ, họ có thế bất chấp tất cả tung ra chiêu trò quảng cáo, nào là: "Là con gái hãy sống vì mình", "Là con gái phải xinh đẹp",...

Chính những quảng cáo bất chấp hậu quả này đã kích thích lòng hư vinh và khiến các cô mạnh tay chi tiền.

Trên thực tế, những quảng cáo này không sai, nhưng các cô gái trẻ nên khống chế tư tưởng muốn điên cuồng mua sắm của mình, đừng xúc động để rồi bị các chiêu trò trên mạng lừa gạt.

Không cần tiết kiệm quá đáng, nhưng ít nhất phải biết liệu cơm gắp mắm.

Theo: weibo
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.