• Về đầu trang
Chim Bay Bay
Chim Bay Bay

Cứ tưởng con người chỉ có 5 giác quan nhưng thực ra chúng ta có đến tận 18 giác quan cơ

Cuộc sống

Chúng ta đều biết rằng con người sở hữu 5 giác quan cơ bản: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác. Giác quan vốn được định nghĩa là một hệ thống các tế bào cảm giác có khả năng phản hồi khi bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài bằng cách kết nối với các vùng tương ứng của não bộ có nhiệm vụ tiếp nhận và giải mã những tín hiệu đó.

Tuy nhiên nhiều nghiên cứu khoa học lại hãy cùng xem 18 giác quan này là gì để hiểu thêm vài điều thú vị về cơ thể con người nhé!

Thị giác

Thị giác là khả năng nhận và diễn giải thông tin từ ánh sáng đi vào mắt. Thật ra, thị giác bao gồm hai cơ quan cảm nhận thay vì một như chúng ta vẫn nghĩ. Một bộ phận có nhiệm vụ tiếp nhận ánh sáng và bộ phận còn lại sẽ giải mã những màu sắc, kết hợp lại tạo nên những vật mà mắt nhìn thấy được.

conjunctivitis 1537286355

Vị giác

Đây là giác quan gây tranh cãi nhất trong 5 giác quan do có đến tận 5 bộ phận riêng biệt cảm nhận 5 vị cơ bản được tạo ra từ các phản ứng hoá học: mặn, ngọt, chua, đắng và umami. Nếu bạn chưa biết thì umami là vị ngọt tự nhiên của thịt mà chúng ta có thể nếm được trong các món canh, súp và cả pizza. Umami có nguồn gốc từ một loại acid amino có tên là glutamate và thường được tìm thấy trong các loại protein hoặc rau củ.

7b577653 3d54 420b 812db9b6094aeb29

Xúc giác

Xúc giác chỉ những cảm giác chúng ta có được khi tiếp xúc với các yếu tố bên ngoài qua bề mặt da. Tuy nhiên, xúc giác không bao gồm sự cảm nhận từ áp lực, nhiệt độ, đau đớn hay ngứa ngáy. Đồng thời, do các thụ thể dưới da phân bố không đồng đều, có những bộ phận như đầu ngón tay hay mặt sẽ nhạy cảm hơn các vùng khác.

09bef4 d8605026e7774a5fb11822cbe8cb1984

Thính giác

Chúng ta có thể nghe thấy âm thanh nhờ vào khả năng phát hiện những rung động được tạo ra khi sóng âm thanh tác động vào màng nhĩ. Thính giác được cho là giác quan quan trọng nhất của cơ thể khi không chỉ giúp con người cảm nhận thế giới xung quanh một cách sống động, mà còn là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng các mối quan hệ và mang chúng ta lại gần nhau.

benefits of listening to classical music

Khứu giác

Bên cạnh vị giác, khứu giác là giác quan thứ hai tiếp nhận những tác động được tạo ra từ các phản ứng hoá học. Ngoài nhiệm vụ nhận dạng các mùi hương, khứu giác còn kết hợp với vị giác cho chúng ta cảm nhận về hương vị, như vị ngọt béo của trà sữa hay vị cay nồng của lẩu Thái.

400 04378767c masterfile pressmaster field img hero 988 380

Giác quan áp lực

Thường gây nhầm lẫn với xúc giác nhưng các nhà khoa học cho rằng cơ thể con người cảm nhận áp lực bằng một giác quan riêng. Có một điều thú vị là phụ nữ thường nhạy bén hơn đàn ông trong việc cảm nhận lực.

pre2

Giác quan ngứa ngáy

Cảm giác ngứa ngáy được tạo nên bởi sự tác động và gây khó chịu của yếu tố bên ngoài lên các tế bào da. Các tế bào này sau đó sẽ gửi tín hiệu đến não như một biện pháp bảo vệ cơ thể, cho chúng ta biết rằng cơ thể đang tiếp xúc với những yếu tố có hại.

scratching wrist

Giác quan nhiệt độ

Các tế bào thần kinh ở giác quan này có nhiệm vụ cảm nhận sự nóng lạnh, bao gồm hai bộ phận riêng biệt theo dõi những thay đổi của nhiệt độ bên ngoài và bên trong cơ thể.

lead image bbt

Giác quan cơ thể

Hãy thử nhắm mắt lại và chạm vào mũi xem nào. Bạn vẫn có thể biết vị trí chính xác của mũi mình dù không nhìn thấy gì phải không? Đó là nhờ có giác quan cơ thể, hay còn gọi là khả năng cảm nhận vị trí tương đối của các bộ phận cơ thể.

Giác quan này được xem là giác quan thứ 6 vì con người dùng đến nó hằng ngày theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như khi bạn cảm thấy ngứa ở chân và vẫn có thể gãi đúng chỗ dù không cần nhìn xem tay mình phải đặt ở đâu.

shutterstock 297886643

Giác quan căng thẳng

Các tế bào thần kinh của giác quan này nằm ở các bộ phận có cơ như bắp tay, đùi và bụng. Giác quan căng thẳng có nhiệm vụ theo dõi độ căng giãn của cơ và gửi tín hiệu đến não bộ khi vượt quá giới hạn, căng cơ hay chuột rút.

dieu tri trat khop hieu qua bang phuong ph 132034

Giác quan đau đớn

Trong khi chúng ta thường cho rằng đau đớn được cảm nhận bằng xúc giác, thật ra cơ thể có một giác quan riêng biệt bao gồm ba loại thụ thể tiếp nhận đau đớn từ ba loại bộ phận khác nhau: da, xương khớp và nội tạng.

man with severe abdominal pain

Giác quan cân bằng

Nếu mất đi giác quan nằm ở tai trong này, bạn sẽ không thể nhận ra đâu là trái phải, trên dưới và thậm chí mất đi khả năng di chuyển dựa trên phương hướng. Đây cũng là một giác quan không thể thiếu vì nó cho chúng ta khả năng cảm nhận trọng lực, chuyển động cơ thể và giữ thăng bằng.

phan biet cac loai yoga balance

Giác quan phản ứng hoá học

Khi hoạt động, giác quan này sẽ nhận dạng các chất hoá học có trong máu, thức ăn và mùi hương, sau đó gửi kết quả đến não bộ. Đây là cách chúng ta phát hiện thức ăn ôi thiu hay mùi khói thuốc nồng khó chịu. Bên cạnh đó, giác quan này còn đóng vai trò không nhỏ trong việc gây ra buồn nôn và nôn mửa.

senior women feeling sick holding hand over her mouth

Giác quan co giãn

Khác với giác quan căng thẳng, tuy cũng theo dõi sự co giãn nhưng hệ thống tế bào này nằm trong các cơ quan nội tang như phổi, bụng hay bàng quang và “trông chừng” các động mạch máu. Giác quan co giãn sẽ báo hiệu cho não bộ mỗi khi bạn đau đầu, đầy bụng hoặc đến lúc phải đi vệ sinh.

file 20170626 4492 mqyzj3

Giác quan khát

Khi khát nước, chúng ta thường cảm thấy khô cổ, khô môi hay nghiêm trọng hơn là mệt mỏi, đau đầu. Đó chính là những dấu hiệu mà giác quan này gửi đến não bộ, nhắc chúng ta bổ sung nước để đạt đến lượng mà cơ thể cần.

thirsty football player drinking water from a large bottle

Giác quan đói

Tương tự như giác quan khát, đây là chiếc đồng hồ tự nhiên của cơ thể, báo hiệu đã đến lúc phải nạp năng lượng.

hungry child

Giác quan từ tính

Giác quan từ tính chỉ khả năng tìm đường nhờ vào sự cảm nhận từ tính của trái đất. Tuy nhiên, không như loài chim, khả năng này ở con người yếu hơn nhiều và các nhà khoa học vẫn chưa nắm rõ nguyên lý hoạt động của hệ thống tế bào thần kinh này.

Giả thuyết phổ biến nhất là con người sở hữu giác quan từ tính do xương sống mũi của chúng ta chứa một chất có từ tính, phản ứng với từ tính của trái đất và giúp chúng ta xác định vị trí tốt hơn.

magnetoception birds

Giác quan thời gian

Bạn đã bao giờ nghe đến khả năng cảm nhận thời gian chưa? Dù gây tranh cãi vì một số ý kiến cho rằng điều này vượt quá giới hạn con người, tuy nhiên các thử nghiệm đã cho thấy rằng chúng ta thật sự có khả năng cảm nhận chính xác về thời gian, đặc biệt là khi còn trẻ. Điều này được thể hiện qua việc một số người có thể dậy đúng mốc giờ mình muốn mà không cần đến đồng hồ báo thức.

pexels photo 280257 864x480

Theo: Today I Found Out
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.