• Về đầu trang
Minh Ngọc
Minh Ngọc

Cười công nghiệp nhiều có thể dẫn tới chứng nghiện rượu

Cuộc sống

Đối với những người làm trong ngành dịch vụ, đặc biệt là nhà hàng thì nụ cười là một yếu tố không thể thiếu. Một nụ cười tươi tắn có thể khiến cho các vị khách cảm thấy vui vẻ hơn, cũng như là giúp cho tiền tips của nhân viên cao hơn.

Nhưng đôi lúc, khi gặp phải các khách hàng tai quái quá mức mà vẫn cần phải làm hài lòng họ thì phải làm thế nào? Đó là "cười công nghiệp" hay việc ép bản thân mình cười ra tay.

Nhờ đó, ta vẫn có thể kiếm được tiền còn khách hàng thì vẫn vui vẻ. Tuy nhiên, không phải điều này lúc nào cũng tốt và các nhà khoa học đã chỉ ra rằng điều này có thể dẫn tới nhiều nguy cơ tiềm tàng.

tumblr p6ohjqpx991qfirg5o6 r1 500

Mới đây, các nhà nghiên cứu tại bang Pennsylvania và Đại học Buffalo đã thực hiện một cuộc khảo sát dựa trên 1592 người khác nhau về mức độ cười của họ, tần suất uống rượu sau khi làm việc, khả năng kiểm soát cảm xúc trong lúc làm cũng như là độ bốc đồng của họ. Từ đó, họ đã phát hiện ra những người thường xuyên phải cười công nghiệp trong ca làm có nguy cơ uống nhiều rượu sau khi tan ca.

giphy

Giải thích về chuyện này, giáo sư tâm lý học của bang Pennsylvania, Alicia Grandey cho biết: "Việc giả tạo và kìm nén cảm xúc với khách hàng có liên quan đến việc uống rượu để vượt qua những căng thẳng trong công việc. Bên cạnh đó, những người càng phải kiểm soát cảm xúc của mình thì càng phải uống nhiều."

fakesmileblogedit 582x675

"Mối quan hệ giữa việc 'diễn' ở nơi làm việc và uống rượu mạnh hơn ở những người bốc đồng hoặc thiếu khả năng kiểm soát hành vi tại nơi làm việc," cô nói. "Nếu bạn bốc đồng hoặc liên tục bị nói về cách làm việc thì bạn khó có thể kiểm soát hành vi của mình. Do đó, sau khi về nhà, bạn không thể nào làm chủ khả năng uống của mình."

Một phát hiện thú vị khác là bản chất của công việc đã thay đổi mối quan hệ giữa việc cười công nghiệp và uống rượu. Những người làm trong các công việc mà chỉ phải gặp một khách một lần như phục vụ bàn hay trực điện thoại dễ nghiện rượu hơn những người phải làm việc mà phải gặp một khách hàng nhiều lần như y tá hay giáo viên.

041ea80d5047e0533e7bcb03bc505a492x

Grandey nói: "Các y tá, chẳng hạn, có thể giả tạo cảm xúc của họ vì những lý do rõ ràng. Họ làm vậy để an ủi một bệnh nhân hoặc xây dựng một mối quan hệ bền chặt. Nhưng với những người làm trong ngành nhà hàng thì làm giả cảm xúc của mình là không đáng và nó có thể khiến họ kiệt sức."

meld waitress waiter service hospitality 2

Để giải quyết tình trạng này, Grandey đề nghị các nhà tuyển dụng có thể sử dụng nghiên cứu này để cải thiện nơi làm việc của họ. Cô cho biết: "Các nhà tuyển dụng có thể cho phép nhân viên có nhiều quyền tự chủ hơn trong công việc, ví dụ như cho họ nhiều lựa chọn khác nhau. Và khi những nỗ lực trong điều khiển cảm xúc được gắn liền với phần thưởng như tiền bạc thì kết quả công việc có thể cải thiện hơn nhiều."

Theo: Diply
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.