• Về đầu trang
CIBOONG
CIBOONG

Instagram khiến vấn đề lãng phí thực phẩm trở nên tồi tệ hơn?

Cuộc sống
aaglmaj

© Getty / Alexander Spatari

  • Lãng phí thực phẩm đang có xu hướng gia tăng trên toàn cầu - và phần lớn những người có tầm ảnh hưởng trên IG hiển nhiên không giúp được gì trong vấn đề này cả.
  • Khi những bữa ăn được gắn hashtag #gifted (tức được tài trợ), các food Instagrammers có thể gọi món bao nhiêu tùy thích trong nhà hàng và hầu hết đều cảm thấy rằng có nhiều món ăn trên bàn sẽ giúp bức ảnh đẹp hơn.
  • Một số người gọi món nhiều hơn mức họ sẽ ăn vì họ cần một tấm ảnh hoàn hảo trên Instagram; sau đó rất nhiều thức ăn thừa bị bỏ lại và rồi hầu hết đều bị vứt đi.
  • Tuy rằng một số người có cách tiếp cận có trách nhiệm hơn và chỉ yêu cầu những gì họ sẽ ăn nhưng những số khác lại tin rằng công việc buộc họ trở thành một nhà phê bình ẩm thực thế hệ mới và họ cần phải nếm thử thật nhiều món ăn.
  • Có những nơi thực sự chào đón food Instagrammers làm điều này, vì sức ảnh hưởng của họ là một hình thức quảng bá vô cùng mạnh mẽ cho các nhà hàng.
  • Dù vậy đây cũng là vấn đề mà chúng ta nên nhìn nhận một cách nghiêm túc.

Angie Silver - một influencer toàn thời gian - được biết đến với với lối sống sang trọng, những bức ảnh đẹp trong những nhà hàng tốt nhất và những món ăn thẩm mỹ nhất ở London và nước ngoài. Thế nhưng thực tế thì cô luôn băn khoăn mỗi lần gọi món.

img 20190901 201901 429

@angiesilverspoon / Instagram

Angie có thể chọn một loạt các món ăn thể hiện khách quan nhất thực đơn của nhà hàng. Điều này cho phép cô thử được nhiều món khác nhau và quan trọng nhất là đảm bảo đem lại một bức ảnh hoàn hảo trên Instagram. Một lựa chọn khác là Angie chỉ gọi một món thôi, và nhờ vậy cô sẽ không lãng phí đồ ăn nữa.

Angie thừa nhận rằng đôi khi cô cũng gọi đồ ăn nhiều hơn những gì cô thực sự sẽ ăn.

Trao đổi với Insider, Angie tiết lộ:

"Tôi cảm thấy khá là bối rối khi thể hiện quan điểm của mình về vấn đề này. Mặc dù tôi hoàn toàn không ủng hộ lãng phí thực phẩm nhưng cũng phải thừa nhận rằng tôi không ăn hết tất cả các món mà các bạn nhìn thấy trong ảnh của tôi.

Điều này quả thực rất khó xử. Với tư cách là một Instagrammer, tôi muốn mỗi bức ảnh phải trông đẹp nhất có thể để không chỉ cho grid của riêng tôi mà còn phải làm vừa lòng các nhà hàng nữa. Nhưng tôi cũng ghét phải nghĩ về việc tất cả những thực phẩm dư thừa ấy sẽ bị quẳng vào thùng rác."

Có thể nói rằng Angie có ý thức hơn so với phần lớn các influencers khác.

aaglcl2

© Getty/Alexander Spatari

Cho đến nay vấn đề lãng phí thực phẩm vẫn còn có vẻ như vô hại. Thế nhưng điều gì xảy ra với tất cả những thực phẩm dư thừa?

Rác thải thực phẩm đang gia tăng

Ngày càng có nhiều các công ty khởi nghiệp với mục tiêu giải quyết nạn lãng phí thực phẩm: từ các ứng dụng cho phép mọi người gửi tạp phẩm dư thừa của mình cho hàng xóm đến các hàng quán tạo ra các món ăn chỉ từ các nguyên liệu bị vứt đi trước đó. Mặc dù vậy lượng thực phẩm bị đổ bỏ vẫn đang tăng lên.

Một báo cáo gần đây của Tập đoàn tư vấn Boston (BCG) cho rằng rác thải thực phẩm hàng năm sẽ đạt 2,1 tỷ tấn tương đương với 1,5 nghìn tỷ đô la Mỹ vào năm 2030, tăng một phần ba so năm 2018.

Những con số đáng lo ngại này xuất hiện vào thời điểm bàn ăn trên các mạng xã hội của chúng ta tràn ngập sự xa hoa đến mức lãng phí.

img 20190901 201919 363

@eatnlondon / Instagram

Một số nhân viên tại các nhà hàng nổi tiếng ở London đã xác nhận với Insider rằng họ biết các influencers gọi nhiều món hơn vì mục đích làm đẹp cho bức ảnh của họ.

Prue Freeman - người sáng lập chuỗi nhà hàng Daisy Green Collection - cho biết:

"Sẽ có lãng phí thức ăn để cho ra một tấm ảnh hoàn hảo."

Tuy nhiên, tại các nhà hàng của cô, thực khách thường xuyên được khuyến khích mang thức ăn thừa về nhà.

img 20190901 201940 744

@daisygreencollection

Prue nói thêm:

"Chúng tôi luôn tạo điều kiện để họ mang về nhà những món không thể ăn hết và mọi người dường như rất thích điều này"

Khi thức ăn được miễn phí, mọi người sẽ gọi món nhiều hơn bình thường

Các bữa ăn của những influencers thường là miễn phí, có nghĩa là họ có thể gọi món bao nhiêu tùy thích.

Việc ASA (Cơ quan điều chỉnh quảng cáo trên các phương tiện truyền thông tại Anh Quốc) đưa ra nhiều quy định khắt khe hơn đã cho thấy các Instagrammers ngày càng sử dụng nhiều hashtag #gifted (để tiết lộ rằng bữa ăn của họ được tài trợ). Thế nhưng điều đó vẫn không ngăn các ngôi sao truyền thông xã hội gọi món nhiều hơn so với khi họ tự trả tiền cho trải nghiệm ăn uống của mình.

Những bữa ăn được tài trợ như thế này thường sẽ được sắp xếp trực tiếp với nhà hàng hoặc thông qua một công ty PR. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các influencers cũng bị rằng buộc bởi một số điều khoản phụ để ngăn họ gọi món quá nhiều.

Frances Cottrell-Duffield, giám đốc điều hành của Tonic PR & Communications cho hay:

"Khi phải cân bằng giữa ngân sách và danh tiếng, chúng tôi luôn cẩn trọng và thực sự muốn giảm thiểu lãng phí."

aaglqqt

© Getty/andresr

Cô còn bày tỏ thêm với Insider:

"Là một doanh nghiệp, chúng tôi không khuyến khích hoặc tạo điều kiện cho các loại bài đăng gọi quá nhiều món chỉ để truyền bá một thông điệp mang tính chất hưởng thụ đơn thuần. Những hình ảnh đó không thể hiện cho bất cứ giá trị hoặc trách nhiệm nào và chúng không phù hợp với chúng tôi và cả khách hàng của chúng tôi.

Chúng tôi muốn cung cấp nhiều để mọi người có khoảng thời gian tuyệt vời, đồng thời chúng tôi cũng muốn đảm bảo những bức ảnh đại diện cho trải nghiệm được trả tiền của các thực khách tại nhà hàng."

Tuy nhiên, đối với một số cơ quan PR, đóng vai người trung gian giữa nhà hàng và influencer lại rất phức tạp.

Tori Slater - giám đốc điều hành của Gerber Communications - tin rằng một influencer càng có ý thức thì càng ít thực phẩm bị lãng phí. Cô cho biết:

"Rõ ràng ngay từ đầu về những gì influencer sẽ yêu cầu và thực hiện buổi chụp đúng thời gian thường sẽ giúp giảm lãng phí thực phẩm không cần thiết. Như vậy thì chúng ta sẽ không có đồ ăn dư thừa nữa.

Chúng tôi sẽ biết những món nào ăn ảnh nhất hoặc có thể phù hợp nhất với phong cách của cụ thể influencer đó, vì vậy có thể dễ dàng điều chỉnh mọi thứ từ khía cạnh đó và một lần nữa làm giảm số lượng các món ăn thừa."

img 20190901 201952 237

@bigmammagroup / Instagram

Tuy nhiên, Slater cũng cho biết thêm rằng hầu hết những influencers mà họ làm việc cùng là những người sành ăn thực sự, họ ăn khá khỏe và không để lãng phí quá nhiều.

Một số influencers rất kiên quyết trong việc gọi món có trách nhiệm

Mặc dù cộng đồng influencers nói chung nhận không ít lời ra tiếng vào nhưng vẫn có rất nhiều người đã thực sự trở thành những “kiểm định viên ẩm thực” đáng tin cậy, khác hẳn với các nhà phê bình và hướng dẫn viên du lịch, bởi những chia sẻ của họ cũng thú vị như chính những bức ảnh được đăng lên vậy.

Mặc dù thực tế là một số influencers có thể thiếu lương tâm đạo đức khi nói đến vấn đề lãng phí thực phẩm, nhưng cũng nhiều người rất có ý thức khi gọi món.

"Tôi hoàn toàn phản đối việc gọi món quá mức cần thiết chỉ vì lợi ích cho một bức ảnh", Clerkenwell Boyec - một Instagramer ẩn danh chia sẻ với Insider.

img 20190901 202013 852

@clerkenwellboyec1 / Instagram

Với suy nghĩ này, Clerkenwell Boy chủ yếu chia sẻ hình ảnh về các món ăn riêng lẻ với 200.000 người theo dõi của mình, thay vì những đĩa thức ăn được xếp dài đến vô tận.

"Nếu bạn nhìn vào trang Instagram của tôi thì sẽ nhận ra ngay chủ yếu là các món ăn đặc trưng của nhà hàng đó, ​​ví dụ như món Iberico katsu sando của TaTa Eatery hoặc món khoai tây confit của Quality Chop House cùng với các món ăn có sẵn theo mùa."

aaglmax

© Getty / AsiaVision

"Tôi thực sự tin tưởng rằng các món ăn đặc trưng (signature dish) hoàn toàn có thể cho tôi thấy được một cái nhìn sâu sắc về phần còn lại của thực đơn hay thậm chí là tinh thần chủ đạo và cá tính của nhà hàng đó.

Nếu tôi đi ăn với cả nhóm bạn bè thì đó là lần duy nhất tôi gọi thêm nhiều món để chúng tôi có thể thử một loạt các món ăn... Hoặc quay lại vào một lần khác. Ngoài ra, tôi luôn yêu cầu được đem đồ ăn về nếu chẳng may còn thừa."

Influencers là những nhà phê bình ẩm thực thế hệ mới

Một số influencers sẽ lập luận rằng về cơ bản họ là các nhà phê bình đang đánh giá các nhà hàng, vì vậy việc đặt nhiều món hơn chỉ đơn giản cho phép họ đưa ra ý kiến ​​một cách công bằng hơn.

aagluya

© Getty/RoBeDeRo

Patricia Escarcega - nhà phê bình nhà hàng LA Times - tin rằng rác thải thực phẩm là một "bi kịch nghề nghiệp của việc viết về thực phẩm", nhưng vấn đề này lại hiếm khi được thảo luận.

Vậy Patricia đã giải quyết như thế nào?

"Nếu nhà hàng có một thực đơn thịnh soạn, tôi sẽ cố gắng giảm thiểu lãng phí thực phẩm bằng cách mời thêm càng nhiều người càng tốt để giúp tôi ăn hết chỗ thức ăn đó. Ngoài ra tôi còn hâm lại thức ăn thừa nè, và cả cho ba con chó của tôi bất cứ đồ dư nào an toàn cho chúng nữa. Nhưng rác thải thực phẩm là thứ mà những người làm về truyền thông thực phẩm cần phải đề cập đến và thảo luận nhiều hơn nữa."

Rác thải thực phẩm là một hệ quả không thể tránh khỏi của ngành nghề này?

Trong mắt một số người, cho dù bạn là một nhà phê bình truyền thông đời đầu hay một food Instagrammer đi chăng nữa thì đặt thêm nhiều món ăn đơn giản chỉ là một yêu cầu của công việc.

Tom Rogers chia sẻ với Insider:

"Đối với nhiều người thì công việc của một influencer khá là khó hiểu.

Thường thì influencer sẽ làm việc với các nhà hàng, quan hệ công chúng hoặc với các đối tượng khác để quảng bá một dự án cụ thể nào đó (ví dụ như một đầu bếp mới, thực đơn mới, sự xuất hiện của một địa điểm mới, v.v...).

Điều này có nghĩa là bạn được mời đến để trải nghiệm một nhà hàng, thử đồ ăn, đánh giá trải nghiệm tổng thể và tạo ra một bức ảnh duy nhất tổng hợp tất cả những điều đó trong một bài đăng cỡ 4x5 trên Instagram."

img 20190901 202027 501

@gourmet_guy / Instagram

Rogers tin rằng điều này có thể đặc biệt khó khăn vì influencer không chỉ là nhiếp ảnh gia ẩm thực, họ còn phải miêu tả được bầu không khí, tâm trạng, hương vị và kết cấu món ăn giống như một nhà phê bình thực thụ vậy.

"Để hoàn thành công việc này đôi khi bạn cần nhiều thực phẩm hơn so với khách hàng trung bình sẽ cần. Hãy nhớ rằng, một chiếc bánh pizza đơn độc không làm nên một bữa tiệc", Rogers nói.

Thế nhưng, theo báo cáo năm 2017 của siêu thị Sainsbury (Anh), vấn đề tương tự cũng đang phát sinh tại nhà khi ngày càng nhiều người trẻ tuổi mua các thực phẩm mà họ đã thấy những influencers sành ăn sử dụng trên các mạng xã hội, và rồi cuối cùng họ thực sự chẳng cần đến lượng thực phẩm ấy.

Influencers tạo cho các nhà hàng những ảnh hưởng mà tiền cũng không mua được

Đối với các nhà hàng, việc các món ăn được chụp ảnh và chia sẻ bởi những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội có thể giúp phổ biến thương hiệu của họ khắp nơi trên thế giới là điều mà họ không bao giờ đạt được bằng các phương thức quảng cáo truyền thống.

Zoey Henderson – chủ các doanh nghiệp tại Redemption Seven Dials – cho hay:

"Một món ăn được cho ra từ căn bếp không chỉ gây ấn tượng với thực khách ngay tại đó mà ngay cả những người sử dụng mạng xã hội từ bên kia địa cầu cũng đang đánh giá sản phẩm của bạn."

img 20190901 202042 830

@redemptionbar / Instagram

Loui Blake - Giám đốc điều hành nhà hàng thuần chay Erpingham House ở Norwich (Anh) – tiết lộ rằng họ coi việc hợp tác với những người có ảnh hưởng là "cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí" để họ đạt được mục tiêu phổ biến chế độ ăn uống thân thiện với môi trường.

Ông cũng cho rằng điều này ít gây lãng phí hơn nhiều so với việc sản xuất thực phẩm chỉ để chụp ảnh quảng cáo đơn thuần vì những đĩa đồ ăn luôn được “xử gọn” sau khi các influencers hoàn thành trải nghiệm.

aaglqqe

© Getty/SeventyFour

Không có cuốn sách quy tắc nào cho thế giới của những influencers

Từ việc tính phí bao nhiêu cho một bài đăng được tài trợ cho đến việc có thể chấp nhận gọi nhiều món hơn những gì bạn sẽ thực sự ăn hay không, hoàn toàn không có hướng dẫn nào về cách làm việc với influencer cả.

Rogers phát biểu:

"Thực tế thì quyền lợi đặt món của những influencers đã trở nên vô hạn, các nhà hàng thường không biết nên tài trợ bao nhiêu và những influencers cũng không biết họ nên đặt bao nhiêu. Từ đó có thể dẫn đến lãng phí thực phẩm, và đó là một vấn đề chưa bao giờ nổi bật hơn trong ngành khách sạn (và trên toàn thế giới) so với bây giờ”

img 20190901 202058 012

@andershusa

Lượng rác thải thực phẩm nhà hàng bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng của các influencers vẫn chưa được định lượng chính xác, nhưng vấn đề này đang được quan tâm vào đúng thời điểm mà lối sống bền vững (sustainable living) trở thành xu hướng hơn bao giờ hết.

Nếu như việc hôm nay bạn được nhìn thấy đang check-in với một cốc cà phê xịn sò khiến bạn trông thật cá tính, thì việc những influencers sẽ bị “cà khịa” ngay nếu họ chẳng may bị bắt gặp bỏ lại hàng đống thức ăn thừa trong nhà hàng là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Theo: msn.com
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.