• Về đầu trang
Spock
Spock

Lều kinh nguyệt - 'Án tử' cho phụ nữ ở Nepal

Chị em

Cách đây không lâu, ở vùng nông thôn miền tây Nepal, Gauri Kumari Bayak được người làng mình nhìn nhận như một ngọn lửa tinh thần. Giọng nói của cô vang vọng khắp cánh đồng khi cô bẻ những trái bắp. Khi đôi chân cô thoăn thoắt chạy xuống những sườn đồi để tập huấn các lớp kế hoạch hóa dân số, nhiều người đã phải ngưỡng mộ sự tự tin của Bayak.

merlin 139880703 4b02cd66 5a5c 4f32 8a99 cd9b610992d6 superjumbo

Tại một số vùng ở phía tây Nepal, phụ nữ bị đày đến những cái lều chhaupadi như thế này mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt.

Nhưng tháng 1 năm ngoái, cái xác không hồn của Bayak không thể đưa cô lên những ngọn đồi, hay trèo qua những con suối phía sau nhà được nữa. Thi thể cô được hỏa táng, còn quần áo thì đem cho những người khác. Cái lều nhỏ - nơi cô phải chịu những áp lực từ phía cộng đồng, buộc cô phải giam mình trong đó suốt kỳ kinh nguyệt của mình - đã bị phá hủy. Nó xóa đi dấu tích cuối cùng trên cõi đời này của một mái đầu xanh phải chết tức tưởi vì thứ tập tục mê tín đáng sợ...

"Tôi vẫn không thể tin con bé đã không còn nữa," Dambar Budha, cha chồng của Bayak, nói chuyện một cách đầy tiếc nuối, khi ông ngồi trên một tảng đá với ánh nhìn xa xăm về phía những ngọn đồi.

Tại khu vực này của Nepal, nằm sâu trong dãy Himalaya, phụ nữ thường bị đuổi khỏi nhà mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt. Chúng bị coi là bẩn thỉu, thậm chí là độc hại đến người khác. Có cả một hệ thống áp chế, với những tục lệ cổ hủ, ngặt nghèo được dựng lên, bao gồm cả việc dựng lều biệt lập cho những phụ nữ đến kì kinh ở. Trong đó, nơi người ở chỉ nhỏ như một cái tủ quần áo với tường được xây bằng đất và đá. Cô Bayak xấu số đã chết do bị nhiễm khí độc, trong khi cố gắng giữ ấm thân nhiệt bằng việc sưởi ấm giữa cái lạnh cắt da của vùng Himalaya.

Mỗi năm, luôn có ít nhất một phụ nữ hoặc bé gái - chết trong các túp lều. Nguyên nhân chính như bị nhiễm lạnh, hít khói độc hoặc bị động vật tấn công. Chỉ tháng 6 này, một phụ nữ trẻ khác đã được phát hiện chết trong một túp lều kinh nguyệt do bị rắn cắn. Gia đình cô cố gắng che đậy cái chết bằng cách phá hủy túp lều và nhanh chóng chôn cất thi thể. Nhưng cảnh sát cho hay chính quyền đã khai quật và đang điều tra lại.

Tập tục trên được biết đến với tên gọi là chhaupadi (phát âm là CHOW-pa-dee), trong tiếng Nepal có nghĩa là một kẻ bị vấy bẩn, và nó đã có mặt ở đất nước này cách đây hàng trăm năm. Bây giờ, chính phủ Nepal và những nhà hoạt động ủng hộ phụ nữ đang cố gắng để chấm dứt nó. Bắt đầu từ tháng 8, lần đầu tiên trong lịch sử, những kẻ ép buộc phụ nữ phải ra khỏi nhà để sống trong những ngôi lều bẩn thỉu, chật hẹp trên sẽ bị phạt tù đến 3 tháng tù giam, bất chấp việc đó có phải là để bảo vệ truyền thống hay không.

the village of dhungani in western nepal where chhaupadi is still common starting in august it will be illegal to force a menstruating woman into seclusion

Ngôi làng Dhugani ở phía Tây Nepal, nơi mà Chhaupadi vẫn còn phổ biến. Bắt đầu vào tháng 8, hủ tục này sẽ bị cấm.

dharma raja kadayat with his daughter apeksha and his wife tanki in the village of radikot he considers chhaupadi backward and has campaigned to end the practice

Dharma Raja Kadayat với con gái, Apeksha và vợ Tanki ở làng Radikot. Anh coi chhapadi là một thứ hủ tục và ủng hộ việc chấm dứt nó.

Rất nhiều phụ nữ Nepal vẫn phải tiến hành tập tục này, để thoát khỏi sự trừng phạt hay áp lực từ phía cộng đồng. Họ băng qua những khu rừng tăm tối, nơi mà ngọn lửa mịt mù bốc lên mang theo hơi ấm. Hàng trăm phụ nữ và trẻ em vẫn chưa thể thoát khỏi cái “lều kinh nguyệt” của mình.

Một phụ nữ có tên Mansali Nepali, ngượng ngùng chỉ căn lều “kinh nguyệt” của cô. Căn lều được làm bằng đá, chỉ cao hơn ba mét. Khi Nepali cúi gập nửa người để bước vào trong, cô vẫn bị cụng đầu vào chỗ khung cửa nhỏ.

Giống như nhiều phụ nữ khác ở đây, cô Nepali tuy đã 35 tuổi nhưng vẫn không biết chữ. Cô chưa bao giờ đi học và có vẻ xấu hổ về sự nghèo khổ của mình. Khuôn mặt cô khắc khổ với đôi má đỏ ửng vì phải lao động vất vả trong một thời gian dài.

Ở những ngôi làng này, phụ nữ mới là lao động chính trong gia đình. Có những người phụ nữ trung niên còn phải mang trên vai hơn 90kg táo, được cho vào trong hộp và buộc quanh ngực.

Một vấn đề khác mà các phụ nữ tại đây phải đối mặt đó là sa tử cung, một hội chứng mắc phải khi mà tử cung của họ bị chệch khỏi vị trí ban đầu và tụt xuống phần âm đạo. Tác nhân chính chủ yếu là do làm việc nặng, hoặc là sinh nở khó, hai nguyên rất phổ biến tại nơi này.

"Đó mới chỉ là một phần của những đau khổ và nhục nhã mà phụ nữ phải chịu đựng do những truyền thống khắc nghiệt," Pashupati Kunwar, người điều hành một nhóm viện trợ nhỏ để giúp phụ nữ nói. "Bạo lực gia đình vẫn còn đang tiếp diễn. Tỉ lệ tảo hôn vẫn còn cao. Chúng tôi đang cố gắng thuyết phục mọi người rằng mỗi thời mỗi khác, nhưng những kiểu mê tín thế này thì vẫn còn rất phổ biến. "

Truyền thống chhaupadi không dễ để xóa bỏ. Từ thời xa xưa, mọi người ở đây được dạy rằng việc tiếp xúc với người phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt sẽ không mang lại may mắn. Hầu như không ai thắc mắc tại sao lại như vậy.

kokila bk 38 left who is staying in a chhaupadi hut is given water by her daughter who makes sure not to touch her in the village of dakohanedada

Kokila Bk, 38 tuổi (trái) đang ở trong một cái lều chhaupadi tại làng Dakohanedada. Cô được con gái mình đem nước cho song không được phép động vào con.

kusum thapa 17 does her school work in her familys chhaupadi hut in the village of dhungani

Kusum Thapa, 17 tuổi, làm bài tập trong lều chhaupadi của gia đình tại làng Dhungani.

"Nếu một người phụ nữ ở trong nhà cùng gia đình trong khi đến tháng, ba điều sẽ xảy ra," một nông dân tên là Runcho giải thích. "Một con hổ sẽ đến; ngôi nhà sẽ bắt lửa; và người đứng đầu ngôi nhà sẽ bị bệnh. "

Ông Runcho nói mà không chút mảy may nghi ngờ hay đắn đo gì. Khi được hỏi liệu chính ông ta có từng nhìn thấy một con hổ trong ngôi làng của mình không, ông ta chỉ mỉm cười và không trả lời, nhưng sau đó lại kể một câu chuyện dài về việc tầm 10 năm trước, ông đã vô tình chải tóc cho con gái khi cô bé đang trong kì kinh nguyệt và bị mất thị lực khoảng vài ngày.

"Đó là một cơn ác mộng," ông nói. Runcho kể, một đứa cháu gái tuổi dậy thì của ông đã sẵn sàng để chui vào căn lều cho chính mình bên dưới nhà khi cô bé tới tháng. Sau những ngọn núi, mặt trời đang lặn dần và cơn gió lạnh thổi vào. Thế nhưng trong căn lều, mà thực chất là chiếc nhà kho, thì tối, lạnh, chật chội với mùi rơm ướt.

"Tôi rất vui khi ‘được’ xuống đó", cháu gái của ông, Devika nói. "Tôi không muốn cha mẹ mình bị bệnh." Khi cô bước vào, chú cô cũng quan sát rất kỹ càng.

"Vấn đề duy nhất," cô nói thêm, "là điện thoại di động của tôi không bắt được sóng trong đó. Tôi cần phải ra ngoài để kiểm tra các cập nhật Facebook của mình. "

Khi hỏi ông Runcho rằng nếu được, ông có sẵn lòng ngủ trong không gian chật hẹp ẩm thấp đó không, người nông dân này cười: "Sao tôi phải làm thế?" Ông ta nói thêm. "Nó chỉ dành cho phụ nữ!"

Ở một số ngôi làng khác, phụ nữ khi “đến tháng” sẽ bị bắt phải sống trong các chuồng bò. Phụ nữ mới sinh cũng bị coi là dơ bẩn, và nhiều người còn bị tách khỏi những đứa con đỏ hỏn của họ trong vài ngày. Hai năm trước, bà Kunwar, nhân viên của Hội phụ nữ cho biết, một người mẹ đã đặt đứa con của mình trong một chiếc lán khi phải đi ra ngoài, đúng như tập tục yêu cầu. Một con chó đực đã đánh hơi được đứa trẻ và xé xác nó.

Có nhiều tôn giáo tại đây, đặt ra những luật lệ hà khắc liên quan đến kinh nguyệt ở phụ nữ. Và Ấn Độ giáo thì rất chú trọng việc “trong sạch” và “dơ bẩn”. Tuy nhiên, các học giả không rõ lí do nào mà những điều cấm kỵ kinh nguyệt vẫn còn thịnh hành ở miền tây Nepal. Tại khu vực trên, có vô số ngôi làng vẫn còn nhiều người tiến hành nó.

chetana kadayat 16 who was having her period washes her clothes at a separate water source from the rest of the village of radikot

Chetana Kadayat, 16 tuổi đang đến kỳ. Cô đang giặt quần áo của mình bằng một nguồn nước riêng vì không được dùng chung nước với làng.

lakshmi saud 19 right with her daughter alisha 3 and mathura saud 40 were sharing a chhaupadi hut in dhungani with a third woman credit

Lakshmi Saud, 19 tuổi (phải) cùng với con gái 3 tuổi Alisha và Mathura Saud cùng ở chung một lều chhaupadi.

Có thể là do sự nghèo khó trong cuộc sống, ít va chạm văn hóa so với bên ngoài, Hindu giáo vẫn là tôn giáo chủ đạo và diện tích các căn nhà của người dân vẫn còn rất nhỏ. (Theo một số dòng tu Hindu khác, phụ nữ đến kì kinh nguyệt có thể sẽ được cho ở tách riêng trong nhà của mình.)

Một số phụ nữ phải ăn và ngủ trong túp lều suốt cả tuần. Khi đến giờ ăn, những phụ nữ này cũng không được phép tự mình nấu ăn mà phải ngồi yên trong lều để chờ người thân mang bữa ăn đến cho họ.

Họ cũng không được phép chạm vào vật nuôi. Nếu một con bê hoặc con dê đi vào trong túp lều của những người này, họ phải la lên để người khác mang con vật ra khỏi đó, vì sợ con vật sẽ bị mắc bệnh. Trong ngày, những người phụ nữ kinh nguyệt vẫn làm việc như bao người khác. Nhưng bản thân họ phải đảm bảo là họ không được phép chạm vào ai, trước khi trở lại lều vào ban đêm.

"Những hoạt động này được thực hiện nhân danh bảo vệ sự trong sạch của cộng đồng," Kathryn March, một nhà nhân chủng học tại Đại học Cornell đã từng làm việc ở Nepal cho biết. “Bởi vậy, rất khó để các cá nhân riêng lẻ có thể đem đến sự thay đổi."

Dù vậy, có không ít người đang nỗ lực hết mình để làm điều gì đó tốt đẹp hơn cho những phụ nữ này.

Dharma Raj Kadayat là một trong những nhân vật chống lại tục chhaupadi sôi nổi nhất. Anh lớn lên trong một ngôi làng nhỏ ở miền tây Nepal, và chỉ cách nơi mà cô Bayak qua đời còn phụ nữ thì phải mang trên lưng gánh thóc cong hai đầu như hai lưỡi cưa - vài giờ đồng hồ lái xe. Sống ở Kathmandu, thành phố hiện đại nhất của Nepal đã đem lại cho anh một cái nhìn hoàn toàn khác về tập tục này.

Trong một lần trở lại quê nhà để làm việc như một quản lí cấp cao trong bệnh viện, anh không khỏi xấu hổ khi người thân của mình vẫn đang tiến hành tục chhaupadi.

"Nó quá lạc hậu," anh nói.

Một vài năm trước, trong một lễ hội Hindu ở làng, anh đã làm một bài phát biểu. Trong đó có đề cập đến việc những người phụ nữ không muốn phải chui vào trong lều chỉ vì ánh nhìn thiếu thiện cảm của chính người thân khi họ đến kì kinh.

“Anh có say không đấy?” Một người đàn ông hét lên từ đám đông.

Anh kể thêm, các nhà hoạt động đã thuyết phục nhiều gia đình trong làng phá bỏ những ngôi lều vô nhân tính nói trên. Nhưng chỉ ít tháng sau đó, một số người do sợ sự trừng phạt của thần linh đã lén lút xây dựng lại tất cả.

Mặc dù kinh nguyệt không tha cho bất kì phụ nữ nào sống trong lều, dường như những người trẻ qua đời nhiều hơn những người lớn tuổi là do chhaupadi. Các nhà hoạt động xã hội nói đó có thể là vì phụ nữ trẻ không biết nhiều về cách tự bảo vệ mình. Ví dụ như, họ thiếu hoàn toàn kiến thức trong việc nhận dạng các loại rắn độc, hay là tầm quan trọng của một không gian mở trong lều khi sưởi ấm.

Ông Budha, cha chồng của Bayak, nói giờ nhiều người đã sẵn lòng lắng nghe về những hiểm nguy mà chhaupadi mang lại.

a chhaupadi hut by firelight at night many women keep using them out of pressure and a sense of obligation

Một cái lều chhaupadi được thắp sáng bằng lửa. Nhiều phụ nữ vẫn phải ở trong những cái lều này vì họ bị bắt.

“Nhưng họ không quan tâm," ông nói, tôi bảo 'Con dâu tôi đã chết, và con gái các người cũng có thể sẽ bị như vậy' nhưng họ bảo rằng 'Chúng tôi rất tiếc nhưng đó là văn hóa của cộng đồng'."

Ông cũng không khỏi đau buồn khi nhớ lại, trước lúc qua đời ở tuổi 20, Bayak là một phụ nữ rất năng nổ, nhiệt tình trong công tác kế hoạch hóa gia đình và bảo vệ quyền phụ nữ.

"Nhưng ngay cả con bé vẫn làm theo truyền thống này. Áp lực cộng đồng quá lớn. Nếu như con bé không đi đến túp lều dành cho chính mình trong kì kinh nguyệt, nó sẽ cảm thấy xấu hổ.''

Ông nhớ mọi thứ về Bayak: cách cô đọc sách, sự nhiệt tình với mọi thứ trong cuộc sống, hay giọng nói của cô. Bayak chuyển đến sống cùng gia đình chồng sau khi kết hôn và là một thành viên quan trọng trong gia đình. Sau cái chết của cô, một cảm giác tội lỗi đã trào lên trong lòng người bố chồng, khiến ông tự ra tay phá hủy căn lều trên.

Từ đó, ông luôn khăng khăng yêu cầu vợ mình ngủ ngay trong nhà, kể cả trong kì kinh.

“Và anh biết gì không? Không có điềm gở nào xảy ra cả. Suốt những năm qua, chúng tôi đã bị đánh lừa bởi một thứ mê tín ngớ ngẩn.”

Theo: The New York Times
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.