• Về đầu trang
H.Khanh
H.Khanh

Lịch sử ra đời của chổi lông gà - 'dụng cụ trừng phạt' đáng sợ nhất từng được phát minh

Cuộc sống

screen shot 2018 07 06 at 12 24 11 am 768x429

Từng có suy đoán rằng chiếc chổi lông gà đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc vào khoảng thời gian từ năm 2070 – 1600 trước Công Nguyên.

5 9

Tương truyền thời đó, một người đàn ông với biệt danh là “Tiểu Kang” đang dạo quanh phố phường thì thấy một con gà cố lết qua một đoạn đường. Kang thấy rằng đoạn đường con gà đi qua có ít bụi đất hơn hẳn so với những phần đường xung quanh. Cảm thấy thú vị với phát hiện này, Kang đã vặt lông những con gà và buộc vào một que gỗ nhỏ, từ đó phát minh ra chiếc chổi lông gà đầu tiên.

b2

Ban đầu Kang sử dụng chổi lông gà này để quét, phủi bụi. Sự thật là phát minh mới này rất hiệu quả, hơn hẳn những cây chổi hay các loại dụng cụ làm sạch khác thời bấy giờ. Tuy nhiên, bằng một cách “vi diệu” nào đó, những bà mẹ Trung Hoa lại nhìn ra được một tác dụng khác của nó.

1 14

Trẻ em ở Trung Quốc đã quá quen thuộc với hình thức trừng phạt này. Chỉ riêng câu “Chổi lông gà của tao đâu” cũng có thể làm cho hàng vạn đứa trẻ hoảng sợ và bắt đầu chịu cư xử đúng mực.

Xiao Baiyou, một nhà viết sách nổi tiếng ở Trung Quốc đồng thời cũng là một ông bố, hoàn toàn ủng hộ hình phạt khắt khe này. Ông tin vào câu nói “Spare the rod, spoil the child” (Tạm dịch: Thương cho roi cho vọt). Xiao có 4 người con, và nhờ sử dụng cây chổi lông gà trong suốt quá trình nuôi dạy, 3 trong số họ đã vào được Đại học Bắc Kinh, trường đại học danh giá nhất Trung Quốc.

3 9

“Ở nhà tôi có cả ngàn luật lệ: Cách cầm đũa, cách gắp thức ăn, cách cầm ly nước, tư thế ngủ,… Nếu bất kì đứa con nào của tôi vi phạm thì tôi phải đánh chúng thôi”, theo lời Xiao.

Ngoài ra, những đứa con của Xiao không được xem gì trên TV ngoài tin tức, không uống nước ngọt, không sử dụng điều hòa. Khi mỗi luật lệ bị phá vỡ, Xiao sẽ đánh con ông và phải chắc chắn rằng những trận đánh để lại dấu vết, nếu không chúng sẽ chẳng rút ra bài học gì cả.

2 11

Bên cạnh những ông bố bà mẹ như Xiao, vẫn còn những bậc phụ huynh phản đối cách nuôi dạy trẻ này, trong đó có tiến sĩ tâm lý Joseph Lau. Ông đã từng chứng kiến hàng trăm vụ đánh đập trẻ em và tin rằng cách này không hiệu quả như mọi người vẫn nghĩ.

“Việc đánh đập in sâu vào tiềm thức của bậc cha mẹ cũng như trẻ em. Sự vâng lời đến từ việc đánh đập đều mang tính chất bắt buộc và mù quáng, không thật sự đến từ nhận thức cũng như lòng tự nguyện của đứa trẻ. Việc này về lâu dài có thể sẽ mang lại hậu quả”.

Lau cũng đưa ra những nhận định sâu sắc hơn về vấn đề này:

“Việc đánh đập trẻ em bằng chổi lông gà có thể được xem là một đặc trưng của Trung Quốc cũng như một vài nước châu Á khác. Nhưng khi chổi lông gà bị chuyển thành những dụng cụ khác thì sự nguy hiểm cũng sẽ tăng lên rất nhiều”.

9 2

Việc phạt trẻ em bằng cách đánh đập vẫn còn hợp pháp ở Trung Quốc và chiếc chổi lông gà vẫn tiếp tục gieo rắc nỗi sợ lên các thế hệ trẻ em bây giờ cũng như sau này.

Nhiều người vẫn không hiểu tại sao một dụng cụ được phát minh ra với mục đích làm sạch nhà lại có thể biến thành công cụ dùng cho một mục đích khác nhanh như vậy.

7 4

Vậy còn bạn thì sao? Đã bao giờ bạn bị bố mẹ mình cho nếm thử mùi chổi lông gà chưa? Theo bạn, đây có phải là một phương pháp dạy con hiệu quả?

Theo: Nextshark
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.