• Về đầu trang
Quinie
Quinie

Mẹo giúp bạn bảo dưỡng tinh thần mùa dịch bệnh Covid-19

Cuộc sống

Đại dịch Covid-19 đã có những diễn biến không thể ngờ tới kể từ lúc bùng phát vài tháng trước. Chính vì vậy, cách ly xã hội có lẽ là tình trạng chung của người dân trên toàn thế giới trong khi chính phủ các nước đang nỗ lực hết mình để đẩy lùi sự bùng nổ lây lan của virus này.

Các chính sách khuyến khích hay thậm chí bắt buộc người dân ở yên trong nhà đã được nhiều chuyên gia y tế thẩm định là thiết yếu nhằm đẩy lùi sự lây lan của loại virus. Song sức khỏe tinh thần của người dân trong thời điểm này không thể bị ngó lơ.

Theo một nghiên cứu gần đây của trung tâm hướng dẫn y tế The Lancet, thời gian cách ly sẽ khiến người dân đối mặt với nhiều ảnh hưởng về tâm lý. Những tác động đó khá đa dạng, từ lo lắng triền miên, dễ tức giận hay bị gián đoạn giấc ngủ, trầm cảm và thậm chi là hậu chấn tâm lý (PTSD). Thật vậy, theo nghiên cứu chuyên sâu về các bệnh nhân bị cách ly do SARS vào năm 2003, có từ 10% đến 29% bệnh nhân bị PTSD hậu cách ly.

The Lancet cho biết những vấn đề tâm lý có thể trở nên trầm trọng do các áp lực vây quanh trong thời gian cách ly như sợ bị lây nhiễm, cảm giác ức chế, chán chường hay nặng nề hơn là do thiếu hụt thông tin, suy giảm thu nhập và chịu đựng những kỳ thị liên quan đến dịch bệnh.

Đó không chỉ là vấn đề đối với những người có tiền sử bệnh lý mà cũng đồng thời tác động với những người vốn có tâm lý bình thường.

Xác định những vấn đề tâm lý

Trung tâm y tế lưu ý rằng mọi người nên chú ý các dấu hiệu bệnh tâm lý ở bản thân và những người xung quanh. Các triệu chứng có thể bao gồm:

Sợ hãi và lo lắng về sức khỏe của chính bạn

Thay đổi về giấc ngủ hoặc cách ăn uống

Khó ngủ hoặc dễ mất tập trung

Các vấn đề sức khỏe mãn tính trở nên nghiêm trọng

Tăng mật độ sử dụng rượu, thuốc lá hoặc các chất kích thích khác.

Nhìn nhận được tính nghiêm trọng của vấn đề, Tổ chức y tế thế giới tuần qua đã đưa ra những hướng dẫn giúp người dân bảo toàn sức khỏe của họ về mọi mặt, đặc biệt là tinh thần trong tình trạng dịch bệnh bùng phát.

Con người là loài có thiên hướng xã hội. Khi thời gian cách ly kiểm dịch hay cách ly xã hội bị kéo dài mà không có phương pháp bù trừ, nó sẽ làm trầm trọng thêm những mối lo ngại, trầm cảm cũng như cảm giác bất lực. (Giáo sư Ian Hickie tại Trung tâm trí tuệ và trí tuệ của Đại học Sydney)

GP: WFH quarantine 200319 ASIA

Các tổ chức thương mại có thể làm gì?

Các công ty có vai trò bảo vệ sức khỏe nhân viên và đồng thời trấn an họ vào thời điểm này. (Ronni Zehavi, CEO của nền tảng nhân sự Hibob)

Zehavi cũng chia sẻ sự minh bạch chính là chìa khóa giải quyết vấn đề trong suốt thời gian gặp khó khăn. Chính vì vậy tại nơi làm việc đội ngũ nhân sự chuyên môn nên trao đổi cùng nhân viên cũng như cập nhật các tin tức chính xác và mới nhất một cách thường xuyên.

Ông cũng nói thêm rằng các công ty nên thông báo cho nhân viên của mình về biện pháp xử lý công việc cũng như thời gian biểu chính xác, tránh cho nhân viên bị hoang mang khi làm việc tại nhà.

Mỗi cá nhân có thể làm gì?

Tuy nhiên, khi càng ngày càng nhiều người phải đối mặt với khoảng thời gian dài cách ly và tự tách biệt xã hội, mỗi cá nhân phải tạo dựng nên những phương thức riêng biệt để đảm bảo sức khỏe tinh thần không bị xuống dốc tại nhà. Theo các chuyên gia tâm lý, sau đây là những lời khuyên hữu ích cho bạn trong thời điểm này

Tạo thói quen - Thay bộ đồ ngủ, tắm và thực hiện tất cả những điều bạn muốn đạt được mỗi ngày sẽ giúp bạn cảm thấy bình ổn và năng suất.

Chia nhỏ thời gian trong ngày - Tìm nhiệm vụ để chia nhỏ thời gian trong ngày của bạn. Nếu có thể bạn nên thay đổi môi trường làm việc cho các hoạt động khác nhau.

Chăm sóc cơ thể - Ăn uống lành mạnh, ngủ nhiều và tập thể dục hàng ngày. Tất cả những điều đó đều có thể duy trì tại nhà một cách dễ dàng.

Giúp đỡ người khác - Nếu chưa phải cách ly một cách nghiêm ngặt, bạn nên giúp đỡ người khác. Hãy tìm cách hỗ trợ những người đang túng thiếu bằng cách thu thập hay nguyên góp nhu yếu phẩm cho họ.

Luôn kết nối - Tận dụng tối đa các phần mềm công nghệ và giữ liên lạc với đồng nghiệp, bạn bè và gia đình thông qua các cuộc gọi điện thoại, văn bản, phương tiện truyền thông xã hội và hội nghị video.

Hạn chế tiếp nhận tin tức - Hãy nắm bắt tình hình thông qua các nguồn tin đáng tin cậy,song nên hạn chế lượng tin tức và phương tiện truyền thông tiếp thu mỗi ngày để tránh ảnh hưởng đến tinh thần.

Chuẩn bị vật tư y tế - Khi cần thiết, hãy yêu cầu bác sĩ của bạn cung cấp thuốc theo toa để giúp bạn vượt qua thời gian cách ly một cách khỏe mạnh.

Đẩy lùi nhàm chán - Tận dụng tối đa các bộ phim truyền hình, đọc và khám phá các dự án bạn đã thực hiện để tránh bị nhàm chán và duy trì tinh thần phấn chấn.

Tránh kiệt sức - Hãy giới hạn thời gian xử lý công việc của bạn để tránh bị quá tải và dành thời gian để thư giãn.

Nhìn vào các mặt tích cực - Hãy quan tâm hơn về những câu chuyện, tin tức tốt lành và những tấm gương không màng khó khăn khổ cực để chữa bệnh. Điều đó sẽ giúp bạn lấy lại niềm vào cuộc sống.

Chăm lo cho một ngày - Hãy tập trung vào một ngày của bạn và cố gắng đừng suy tính quá nhiều về tương lai. Việc cách ly chỉ là tạm thời và tình huống này sẽ mau chóng qua đi.

Lời khuyên của chúng tôi chính là giữ liên lạc với mọi người - qua mạng và tham gia vào các hoạt động mang lại cho bạn niềm vui. Đó là một liều thuốc giải độc cho các bệnh về tâm lý cũng như khiến cuộc sống của bạn thêm ý nghĩa và tràn ngập niềm vui.

Theo: CNBC
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.