• Về đầu trang
Spock
Spock

Nghe nói đã qua năm mới được 2 tháng mà bản thân bạn vẫn chưa có thay đổi gì?

Cuộc sống

“Năm mới, thói quen mới”

“Mình sẽ thay đổi, mình sẽ giảm cân…”

Đã gần 2 tháng trôi qua kể từ thời khắc chuyển giao giữa năm 2018 và 2019, vẫn còn bao nhiêu người vẫn đang tự hứa với mình những lời như vậy, thay vì bắt tay vào thực hiện nó? Nếu bạn thấy tình huống này quen thuộc với mình trong suốt mười mấy năm hô hào giảm cân, tập thể dục,… thì chúc mừng, đây là một bài viết phù hợp cho bạn.

merlin 148255470 2a3ea78d f0c4 40b0 9896 ffbada0d5533 jumbo

Kẻ thù lớn nhất của mình là chính mình, nhưng vượt qua nó là không hề dễ dàng

Để có thể tạo ra những thay đổi cho bản thân mình, điều đầu tiên bạn cần làm chắc chắn phải là xây dựng các thói quen mới. Không đơn giản như viết to-do-list, hay xem các clip truyền cảm hứng, hành trình để làm mới bản thân cần rất nhiều ở sự nỗ lực, quyết tâm và cả mồ hôi, nước mắt. Để đảm bảo mục tiêu mà mình đặt ra sẽ thành công, dưới đây là 7 bí kíp “bách chiến, bách thắng” dựa trên cơ sở khoa học.

Đừng cố gắng “đóng khung” suy nghĩ của mình

Chuyên gia tâm lý học, giảng viên đại học Stanford Kelly McGonigal gợi ý, trước bất cứ một quyết định nào, hãy tự đặt ra câu hỏi cho mình. Bà giải thích: “Tôi thấy phát điên lên được khi thấy người ta cứ làm việc như thể họ từ chiều không gian khác vậy. Họ chọn lấy vài thứ mà họ “nghe nói” là nó tốt, rồi áp lên bản thân mình và ngóng chờ kết quả tương tự sẽ xảy đến”.

e87188cac214399dd4d253585bd0698f395b40e7 1600x1200

Tiến sĩ McGonigal trong một buổi thuyết trình của TED

Để tránh khỏi lối suy nghĩ đó, Tiến sĩ McGonigal khuyên rằng, bạn nên nghĩ kĩ xem, những thay đổi nào sẽ khiến bạn hạnh phúc nhất, và một trong số đó sẽ là mục tiêu chính trong cả năm. Gợi ý này giúp bạn đi đạt được mục tiêu của mình mà vẫn có thể thoải mái làm những gì mình muốn, bất chấp nó có phải là “tối ưu” nhất hay không.

Giả sử, năm nay, bạn muốn mình không bị căng thẳng nữa. Bạn có thể thử thiền, rồi cảm thấy nó không hợp với mình. Nhưng, vì mục tiêu của bạn cố định của bạn không phải là “thiền định 10 phút mỗi ngày”, nên bạn có thể thử sang một cách khác, như yoga mà không khiến bạn bỏ mục tiêu này sang một bên.

benefits of yoga and meditation 1000x650

Để giảm căng thẳng, có rất nhiều lựa chọn cho bạn. Thiền định chỉ là một trong số đó.

Xác định một chủ đề bao quát cũng sẽ kích thích não của bạn tìm kiếm các cơ hội khác để hoàn thành mục tiêu của mình, trong khi việc cố định một thói quen duy nhất sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng “bỏ của chạy lấy người”, đầu hàng trước khi mọi việc kết thúc.

Hãy kiên nhẫn

Theo tác giả cuốn The Power of Habits (Sức mạnh của Thói quen) Charles Duhigg, bạn nên cải thiện hành vi của của mình, thay vì phá vỡ hoàn toan thói quen của mình. Để làm như vậy, bạn cần xác định đâu là động cơ của thói quen cũ, thứ khiến bạn thỏa mãn với hành vi trước kia và tìm ra một lựa chọn thay thế có thể thỏa mãn cả hai.

Giả sử, điều gì khiến bạn cứ ăn không ngừng vào mỗi buổi chiều? Buồn mồm, chán hay là làm gì đó cho đỡ cảm thấy rảnh rỗi? Để có thể tạo ra một thói quen mới, xác định được thứ khiến cho bạn thấy thỏa mãn là vô cùng quan trọng.

food cravings

Tìm ra động cơ thúc đẩy hành vi sẽ giúp bạn vượt qua sức hút mà nó mang lại

Ông Duhigg cũng chia sẻ thêm “Bạn cần cho bản thân thời gian để để tìm ra đâu là động cơ, đâu là kết quả thực sự của những thói quen có sẵn và cách cách duy nhất là trải nghiệm.”

Chia nhỏ mục tiêu

Lời khuyên này đã cũ, nhưng không có nghĩa là không thể ứng dụng vào thời điểm hiện tại, Tuy nhiên, việc vận dụng nó như là cách mà James Clear, tác giả cuốn Atomic Habits (Thói quen Hạt nhân) thực sự là rất đáng để tham khảo.

ft 7 alternatives to working out when you hate going to the gym 1

Không khí của địa điểm mà bạn sẽ thực hiện thay đổi cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng thói quen mới

Theo Quy tắc Hai phút của Clear, chính nơi thực hiện thay đổi cũng là một phần của hành trình này. Nghe thì có vẻ phù phiếm nhưng thực tế, rất nhiều người đã thành công với nó. Ông Clear đưa ra ví dụ về một người đàn ông chỉ tập vài phút trong phòng gym trước khi trở về nhà suốt sáu tuần không nghỉ, giờ người đó đã trở thành “tín đồ phòng gym”, sự thay đổi mà không ai ngờ trước đó.

Tự thưởng cho bản thân

Phần thưởng thực sự là một động lực tốt cho bất kì một thói quen gì. Nhưng trước khi tự thưởng cho mình cốc trà sữa sau mỗi buổi tập, hãy nghĩ thật kĩ xem nó có thực sự cần thiết không, hay đó chỉ là mong muốn cá nhân của mình.

stick to your diet epic cheat meals

Nếu tập gym căng như The Rock thì bạn mới hẵng nghĩ đến chuyện "tự thưởng" hoành tráng như ảnh

Theo giảng viên McGonigal, thay cho các phần thưởng hiện thực, hãy nghĩ đến cảm xúc mà thói quen mới mang lại cho mình. Đó có thể là lượng calorie mà bạn đã tiêu tốn trong phòng tập hay là quãng thời gian mà bạn không đụng vào thuốc lá khi đang cai thuốc.

Nếu không thế tìm thấy một phần thưởng tinh thần như vậy, chắc chắn con đường bạn đi là có vấn đề. Giả dụ, nếu bạn không thích ra đường, bạn không nên chọn các công việc ngoài trời. “Hãy chọn cái gì đem đến niềm vui cho mình, bởi nếu như bạn thấy hạnh phúc với những gì đang làm, bạn sẽ muốn thực hiện lại nó trong tương lai”, ông Clear chia sẻ thêm.

Tạo môi trường cho mình

Con người chúng ta luôn dễ yếu đuối, và tạo môi trường lí tưởng chính là cách tốt nhất để thiết lập thói quen mới trong tương lai. “Những người có thể kiểm soát được bản thân thực ra không phải siêu nhan gì cả, mà thực chất lại là những người ít bị cám dỗ nhất” theo giải thích của ông Clear. “Nếu muốn tiết kiệm nhiều tiền, hãy ngưng theo dõi các trang bán hàng. Hay muốn sử dụng đến não bộ nhiều hơn, đừng xem TV nữa”.

aid725104 v4 728px avoid distractions step 01

Tránh xa các vật gây xao nhãng từ bên ngoài sẽ khiến bạn tập trung vào công việc tốt hơn

Môi trường được đề cập trong này cũng bao gồm những người xung quanh bạn. Ông Clear cũng khuyến khích nên lập các nhóm có chung mục tiêu để cùng thực hiện kế hoạch và thúc đẩy nhau cùng cố gắng (tương tự như Hiệu ứng gợn sóng).

Có các kế hoạch dự trù nếu thất bại ...

Kể cả với những kế hoạch công phu và hoàn hảo nhất, nguy cơ thất bại vẫn là khó tránh khỏi. Vậy thay vì né tránh nó, hãy tự đặt ra câu hỏi “Anh sẽ muốn làm gì tiếp?” và nếu như có một kế hoạch dự phòng, hay có thể học hỏi từ kinh nghiệm trong quá khứ của mình, bạn sẽ có nhiều khả năng thành công hơn.

shooting arrows target failure fail thinkstock 164453007 100469130 large

Thất bại rất khó nuốt, nhưng bạn sẽ dễ dàng vượt qua nó khi đã dự trù được viễn cảnh đó từ trước

Vì vậy, hãy viết ra những trở ngại mà bạn có thể đoán trước và cách bạn sẽ vượt qua chúng. Ví dụ, nếu bạn đang cố gắng uống ít rượu hơn, có lẽ bạn nên vạch ra một kế hoạch cho một buổi gặp mặt bạn bè lần tới nếu như được mời rượu.

Chia sẻ dự định của bạn với người khác, và yêu cầu họ hỗ trợ mình cũng là một cách, theo tiến sĩ McGonigal. Bằng cách này, những người khác có thể giữ bạn đi đúng hướng, kể cả lúc bạn muốn bỏ cuộc nhất.

... Nhưng thường xuyên ăn mừng

Tiến sĩ McGonigal cho biết “Hân hoan chính là một trạng thái cảm xúc tích cực, thúc đẩy con người cải thiện hành vi của mình. Nó như một cách nói với bộ não rằng, các hành động mình đang làm là rất có ích và chính mình nên thực hiện nó nhiều hơn.” Việc ăn mừng cũng không cần cầu kỳ. Giả dụ như nếu bạn đỗ bằng lái xe sau thời gian luyện tập vất vả, một tấm ảnh selfie nó là đủ.

achieve

Cảm xúc chính là tác nhân quan trọng nhất để đi đến thành công

Cảm kích, tự hào về bản thân, đi cùng với đó là hi vọng, lòng trắc ẩn chính là các cảm xúc thích hợp nhất để thay đổi hành vi lâu dài, theo Tiến sĩ McGonigal. Ngược lại, các cảm xúc như xấu hổ, tội lỗi và sợ hãi thì sẽ khiến cho con người ta nản chí.

Vì vậy, ngay cả khi vấp ngã trong quá trình làm mới bản thân, hãy không ngừng đối xử tốt với chính mình. “Thói quen không phải là công việc làm tạm thời, mà nó là một lối sống để ta duy trì suốt đời.”, theo ông Clear.

Theo: The New York Times
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.