• Về đầu trang
Thanh Yên
Thanh Yên

Người Nhật nói thẳng: Không muốn ngồi chung bàn ăn cơm với người Trung Quốc vì một thói quen xấu

Cuộc sống

Người Nhật và người Trung Quốc tồn tại rất nhiều mối quan hệ vô cùng sâu xa, nên tới tận ngày nay quan hệ giữa hai nước này vẫn rất mật thiết. Vì thế dù ít hay nhiều, Nhật Bản cũng có vài nét văn hoá, tập tục gần giống với Trung Quốc.

Điển hình nhất là ẩm thực, mỗi đất nước đều tự có một nền văn hoá ẩm thực đặc sắc riêng, đương nhiên những văn hoá này hình thành dựa trên bối cảnh lịch sử và những phát triển lịch sử trong suốt chiều dài tồn tại của đất nước đó.

Thế nhưng từng có không ít cư dân mạng ở Nhật nói rằng họ không thích ăn cơm chung với người Trung Quốc, vì người Trung Quốc có một thói quen xấu không thể chấp nhận chuyện đó trên bàn ăn của mình. Vậy đó là thói quen gì?

Nguyên nhân chủ yếu nằm ở sự khác biệt về văn hoá, với người Trung Quốc mà nói, đi ăn cơm tức là chỉ ăn một bữa cơm bình thường, chỉ cần vui vẻ là được. Bởi vì con người quan trọng nhất được no bụng, vì thế tập thành thói quen thoải mái, và có không ít bạn trẻ người Trung Quốc khi đang ăn cơm lại có thói quen vừa ăn vừa xem di động.

Nhưng người Nhật thì khác, với họ mà nói ăn cơm là một vấn đề tương đối nghiêm túc, còn người Trung Quốc khi ăn cơm lại thích ồn ào náo nhiệt. Nhất là khi đi ăn ở ngoài, họ lại càng thích sự náo nhiệt hơn cả. Điều này làm bộ phận không nhỏ người Nhật đã quen ăn cơm một cách nghiêm túc và yên lặng cảm thấy rất có chịu, họ nghĩ bàn cơm của người Trung Quốc quá ồn ào.

Với người Trung Quốc thì khi ăn cơm, nhất là khi trên bàn có rượu, vậy chuyện vung tay chơi đoán số hoặc những trò chơi khác cũng là chuyện thường thấy. Điều này không có nghĩa là người Trung Quốc không có phép lịch sự ở trên bàn ăn, mà là họ nghĩ làm vậy sẽ vui vẻ hơn, có thể xúc tiến việc trao đổi giao lưu giữa mọi người.

Cũng có không thiếu những bà mẹ Trung Quốc thường nói chuyện lớn tiếng, nên khi ra nước ngoài du lịch cũng khó thay đổi thói quen, họ vẫn ăn to nói lớn như thương. Tất cả những việc này trong mắt người Nhật đều là hành vi thiếu lễ phép, la lối ở những nơi công cộng. Vì thế họ thường nói du khách người Trung Quốc luôn xem khu vực công cộng thành nhà mình, không tôn trọng suy nghĩ của người khác, dẫn đến việc họ không muốn ăn cơm chung với người Trung Quốc.

Thế nhưng về chuyện này, có không ít cư dân mạng Trung Quốc lại bày tỏ sự đồng tình với người Nhật, họ cho rằng:

“Đây không phải vấn đề khác biệt văn hoá, mặc kệ là ai, đang ăn bị quấy rầy, ở ngay khu vực công cộng có người vung quyền la to, bộ không thấy phiền à, huống chi khu vực công cộng có rất nhiều người, tụ thành từng nhóm la lối làm thành cái chợ quanh mình, đổi ai cũng thấy phản cảm thôi. Vấn đề này không phải vì đó là ở Nhật hay là nước nào cả, mà đó là phép lịch sự cơ bản.”

“Không riêng gì ở Nhật, mà là ở các nước khác cũng thế thôi, ở các nước Âu Mĩ, người ta thường chỉ cho du khách Trung Quốc những nhà hàng kiểu Trung riêng, nguyên nhân thì bạn hiểu rồi đó.”

“Du khách Trung Quốc ra nước ngoài toàn là loại không lịch sự hoặc là lịch sự bị âm đấy!”

Cũng có không ít người thì lại nghĩ rằng đây là do vấn đề đất nước giàu mạnh và người Nhật cũng thường xuyên ăn to nói lớn thôi, chứ không riêng gì người Trung Quốc:

“Chỉ có thể nói là vì Trung Quốc không còn đủ mạnh, nếu không thì dù có đánh rắm cũng sẽ thơm thôi.”

“Tôi từng ở một nhà hàng, nhìn thấy mấy người Nhật uống rượu cực kì ồn ào luôn nè. Tôi nhờ nhân viên bảo họ nói nhỏ chút. Nhân viên trả lời tôi họ không nói được kìa.”

“Chỉ là một số ít người thôi, không phải toàn bộ người Trung Quốc, đừng có đánh đồng như vậy.”

“Cứ như người Nhật im lặng tuyệt đối lúc ăn ha.”

“Toàn nói linh tinh, bên Nhật người ta ăn uống ca hát, nhảy đầm đầy ra đó, ngồi cách mấy phòng còn nghe được tiếng ồn ào đây nè.”

Sự khác biệt về văn hoá thường thường sẽ dẫn đến một vài hiểu lầm không đáng có, nhưng cách tốt nhất vẫn là tôn trọng văn hoá của đất nước khác. Ở nước mình, chúng ta có thể vui vẻ làm theo thói quen và ý kiến của mình, nhưng khi đến một đất nước khác, dù ít hay nhiều chúng ta cũng nên tôn trọng văn hóa và tập tục của họ. Bởi vì nhập gia cần tuỳ tục!

Theo: Sohu
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.