• Về đầu trang
Ngocisnotbad
Ngocisnotbad

Nhà khoa học giải thích vì sao người Mỹ chỉ lao đi tích trữ giấy vệ sinh mà không phải thức ăn giữa đại dịch Covid-19?

Cuộc sống
Nguồn: Chris Janetzki/Facebook

Những ngày qua, hàng loạt trang mạng xã hội ở các nước phương Tây liên tục cập nhật những hình ảnh mang tính giải trí cao về việc người dân đồng loạt gom giấy vệ sinh giữa tâm dịch.

Nghe thì có vẻ vô lý, vì nếu xếp giấy trong ngành hàng nhu yếu phẩm, thì không thể so được với thực phẩm hoặc thuốc, nhưng đây lại là một mặt hàng đầy sức hút đối với người tiêu dùng tại Mỹ trong thời gian gần đây. Tại sao ư? Dưới đây là 5 lý do được các nhà khoa học đưa ra nhằm giải thích cho hiện tượng này.

1. Con người dễ trở nên cực đoan trước những hiểm hoạ mới

COVID-19 là một loại virus mới với nhiều biến thể khó lường, vì vậy việc điều chế vắc-xin đặc trị là vô cùng khó khăn. Đối mặt với một hiểm hoạ như vậy cùng với những thông tin trái chiều từ dư luận, con người thường có xu hướng hoang mang, suy nghĩ cực đoan, vì vậy họ luôn chọn giải pháp an toàn nhất được khuyến cáo.

Đó chính là giữ gìn vệ sinh, rửa tay sạch sẽ. Tuy nhiên, nhiều người sẽ nghĩ: "Liệu như vậy đã đủ an toàn? Không, chúng ta nên chuẩn bị kỹ hơn!". Vậy là họ quyết định đi mua giấy vệ sinh để dự trữ.

Cố gắng tích thật nhiều! Nguồn: SoniaCrestpac/Twitter

2. Việc thiếu thông tin, kiến thức phòng dịch từ chính quyền, khiến người dân phải tự bảo vệ bản thân

Tại một số quốc gia phương Tây như Ý, chính phủ đã ban hành lệnh phong toả cả nước, vì vậy có rất nhiều người đã tự chuẩn bị, phòng khi gặp phải trường hợp tương tự. Chính quyền ở những nước này đã chậm trễ đưa ra hướng dẫn và khuyến cáo cho người dân, cộng thêm thông tin về việc COVID-19 có thể dẫn đến tiêu chảy, nên việc người dân đi mua giấy vệ sinh là hoàn toàn dễ hiểu.

Quầy giấy vệ sinh ở một siêu thị tại Adelaide Nguồn: ABC Life

3. Làn sóng mua dự phòng và tâm lý đám đông

Hình ảnh những kệ hàng trống trơn và cảnh mọi người bon chen trong siêu thị, cửa hàng tạp hoá được lan truyền khắp các phương tiện truyền thông. Khi nhìn những hình ảnh trên, nhiều người sẽ nảy ra suy nghĩ: "Chắc hẳn phải có lí do dẫn đến tình trạng này", chính điều đó thúc đẩy tâm lý lo sợ, khiến con người đổ xô đi mua giấy vệ sinh. "Người ta mua, nên mình cũng phải mua cho chắc."

Mẹo để có nhiều giấy vệ sinh hơn nha, quý vị! Nguồn: julian_isheree/Twitter

4. Con người luôn muốn chuẩn bị mọi thứ thật kỹ lưỡng

Giáo sư Frank Farley tại Đại học Temple, Mỹ cho rằng: "Trong thời gian dịch bệnh lây lan, người dân được khuyến cáo hạn chế ra ra ngoài, đề phòng nguy cơ lây bệnh. Chính vì vậy, với tâm lý sinh tồn, con người sẽ dự trữ những nhu yếu phẩm nhiều nhất có thể, bao gồm cả giấy vệ sinh. Hơn thế nữa, Bộ An ninh Nội địa Mỹ cũng cảnh báo người dân dự trữ lương thực, đồ dùng vệ sinh và vật tư y tế đủ cho ít nhất 2 tuần".

Trò chơi vương quyền phiên bản đại dịch 2020 Nguồn: xanderfotos/Twitter

5. Con người luôn mong muốn mọi thứ trong tầm kiểm soát

"Có thể chúng ta sẽ không còn giấy vệ sinh để dùng trong thời gian tới" - chính phỏng đoán này và nỗi sợ dịch bệnh dẫn đến việc dự trữ giấy vệ sinh. Và việc mua thật nhiều khiến cho người ta có cảm giác được nắm quyền kiểm soát, dù đó chỉ là gần trăm cuộn giấy vệ sinh.

Để dễ hiểu hơn chúng ta lấy 1 ví dụ như sau: Theo thông kê 2019, tại Việt Nam có 17626 vụ tai nạn giao thông trên địa bàn cả nước, còn số ca mắc COVID-19 tính đến nay là 39. Đúng là hai việc này không liên quan đến nhau, nhưng tỉ lệ tử vong do tai nạn giao thông cao hơn nhiều so với việc dương tính với virus (xét theo phương diện xác suất thuần tuý). Vậy tại sao chúng ta không sợ tai nạn giao thông như nCoV? Đó là do khi tham gia giao thông, con người chủ động kiểm soát và điểu khiển phương tiện. Chính cảm giác này sẽ giúp chúng ta an tâm phần nào.

Vì vậy, việc tích giấy vệ sinh ở Mỹ và các nước phương Tây cũng tương tự như cách người Việt Nam mua khẩu trang và dung dịch rửa tay sát khuẩn. Có một sự thật là Việt Nam đã rất văn minh khi có vòi rửa ngay cạnh bồn cầu, nên chúng ta không cần giấy vệ sinh nhiều đến thế.

Theo: Tổng hợp

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.