• Về đầu trang
Chou Chou
Chou Chou

Những sự thật về Tết Trung Thu có thể bạn chưa biết

Cuộc sống

Trung Thu là dịp để tất cả mọi người bày tỏ tình cảm với nhau, sum vầy bên gia đình với những chiếc bánh nướng bánh dẻo, chén trà ấm áp nóng hổi đong đầy yêu thương.

Tết Trung Thu diễn ra ngày 15 tháng Tám âm lịch hằng năm. Bên cạnh những sự tích về ngày lễ này được truyền lại qua các thế hệ, cũng còn nhiều câu chuyện cũng như sự thật khác mà bạn có thể chưa biết.

Trung Thu nhưng thật ra không phải vào... giữa thu

Tết Trung Thu không diễn ra vào giữa mùa thu như người ta vẫn tưởng. Ở Trung Quốc, thời điểm này thường rơi vào... cuối mùa hè. Khoảng thời gian từ đầu tháng 9 tới đầu tháng 10 dương lịch của Trung Quốc vẫn đang là thời điểm chuyển giao từ hè sang thu. Nhiều nước khác có phong tục đón Trung Thu cũng chịu sự khác biệt do ảnh hưởng thời tiết này.

Có tên Trung Thu là bởi nó diễn ra vào giữa tháng 8 âm lịch - theo quan niệm của người xưa là vào giữa mùa thu. Đó cũng là khi trăng tròn nhất.

Nhưng lại một điều nực cười nữa là là trăng không phải lúc nào cũng tròn hẳn vào đúng ngày 15/8 âm lịch. Nó phụ thuộc vào ngày trăng non đầu tháng xuất hiện. Nếu trăng non mọc vào sáng sớm ngày đầu tiên trong tháng, thì trăng sẽ tròn hẳn vào ngày 14 hoặc 15. Ngược lại, nếu nó mọc vào cuối ngày đầu tiên của tháng 8, trăng sẽ tròn hoàn toàn vào khoảng ngày 16 và 17.

Nhiều người cũng cho rằng, Trung Thu ở phương Đông sẽ trùng với Mùa Gặt (Harvest Moon) của phương Tây, tuy nhiên không hẳn như vậy. Mùa Gặt của phương Tây đôi khi sẽ rơi vào tháng 10 dương lịch, tức là khá xa về sau so với Trung Thu.

Tết Trung Thu đã có hơn 3000 năm lịch sử

Trung Thu đã có từ hơn 3000 năm trước, thời nhà Chu (1046 - 256 trước Công Nguyên). Những ghi chép sớm nhất về Trung Thu nằm trong một cuốn sách từ thời nhà Hán (202 - 220 sau Công Nguyên). Trong những thời đại phát triển rực rỡ, việc ăn mừng Trung Thu còn bao gồm cả ca hát nhảy múa dưới ánh trăng, thờ Mặt Trăng...

Truyền thống này dần trở nên phổ biến vào đời nhà Tang (618 - 907 sau Công Nguyên), và cho đến thời nhà Tống, Trung Thu trở thành một ngày lễ chính thức. Đến thời nhà Minh và Thanh, Trung Thu đã có sức ảnh hưởng ngang bằng với Tết Âm lịch truyền thống.

Trung Thu từng là một ngày Valentine ở Trung Quốc

Mọi người thường nghĩ ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau mới là Lễ Tình nhân của Trung Quốc. Thế nhưng Trung Thu cũng từng được xem như một ngày để các cặp đôi thể hiện tình cảm với nhau.

Trong thần học Trung Quốc, ông Tơ ngụ trên Mặt Trăng sẽ cai quan tình yêu và hôn nhân. Ông tạo ra mối gắn kết giữa người nam và nữ bằng cách buộc giữa họ một sợi chỉ đỏ thần kỳ mà người trần không thể thấy được. Vì thế, Trung Thu là ngày lễ cầu ước cho tình yêu và một mái ấm hạnh phúc.

Cho tới giờ, ở phía Tây Hồ Nam vẫn còn một tập quán đặc biệt. Những cô gái sẽ "cướp rau" từ vườn rau nhà chàng trai họ thầm thương trộm nhớ vào đêm trăng tròn, và chàng trai sẽ được mời tới nhà cô gái thưởng trà. Phong tục này giúp cho các cậu "trai tân" có cơ hội được hẹn hò và nam thanh nữ tú được xe duyên.

Tục thả cua đêm Trung Thu ở Thiên Tân

Ở Thiên Tân, người ta sẽ thả những con cua mang trên mình một cây nến cho nó bò trên sân vào đêm Trung Thu. Nếu con cua bò tới trước cửa chính của nhà, đó là báo hiệu cho những điềm không may về tiền bạc. Nhưng nếu nó bò loanh quanh trong nhà, thì ắt hẳn năm đó gia đình sẽ sung túc. Nhưng cuối cùng, con cua đáng thương cũng sẽ bị... lên đĩa.

Cái tên "bánh Trung Thu" cũng có nguồn gốc

Chúng ta vẫn thường gọi những chiếc bánh nướng, bánh dẻo đặc trưng của rằm tháng Tám là bánh Trung Thu và nghĩ rằng đó là bởi vì nó được ăn vào dịp Trung Thu. Nhưng thật ra không phải vậy.

"Bánh Trung Thu" nguyên thủy

Vào thời vua Đường Minh Hoàng, vào một đêm rằm tháng Tám, ông được Dương Quý phi mời một chiếc bánh tên là bánh quy. Gọi như vậy cũng có lý, vì nó có hình dạng trông giống một chiếc bánh vừng cỡ lớn. Thế nhưng ông cho rằng cái tên này thật không phù hợp. Nhân đêm hôm đó, trăng sáng vằng vặc, Dương Quý phi gợi ý đổi tên nó thành bánh Trung Thu, và tên bánh đã ra đời như vậy.

Về sau, bánh Trung Thu đã được "cải tiến" để trở nên dày hơn và có nhiều loại nhân khác nhau như chúng ta vẫn ăn ngày nay

Bánh Trung Thu từng được dùng để... chuyển tin quân sự

Ở Trung Quốc thời Minh, Chu Nguyên Chương đã quyết định nổi dậy chống lại triều đình. Ông ra lệnh cho binh lính giấu những mẩu giấy "khởi nghĩa vào ngày đêm 15/8" vào những chiếc bánh trung thu và gửi tới quân phản kháng, từ đó trận chiến nổ ra.

Như vậy, ngày lễ Trung Thu không những có lịch sử lâu đời mà còn mang trong mình vô vàn ý nghĩa cũng như ẩn chứa những điều thú vị. Quan trọng hơn hết, nó đưa con người xích lại gần nhau hơn, sưởi ấm trái tim tất cả chúng ta dưới ánh trăng sáng ngời.

  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.