• Về đầu trang
Chim Điên
Chim Điên

Những ý tưởng thí nghiệm kỳ quặc nhưng không vô nghĩa mà con người từng thực hiện (Kỳ 2)

Cuộc sống

Điều khiển từ xa một con bò

Jose Manuel Rodriguez Delgado là một nhà nghiên cứu của trường đại học Yale và người ta nghĩ ông là nhà khoa học điên rồ. Giống như Frankenstein, Delgado muốn khai thác sức mạnh của điện. Nhưng thay vì hồi sinh cho người chết, Delgado muốn vận dụng điện để điều khiển tâm trí người khác. Trong những năm 1950 và 1960, Delgado đã sử dụng con chip máy tính, tần số vô tuyến và xung động điện để kiểm soát một con khỉ, tạo ra sự vận động không tự nguyện ở mèo...

Delgado cũng thử nghiệm lên con người. Ông sử dụng sóng điện để tạo ra những cảm xúc như hạnh phúc, ham muốn, và sợ hãi trong các môn học. Thành công lớn nhất và điên cuồng nhất của ông tiến hành vào năm 1963. Với sự khéo léo của nghệ sĩ xiếc, Delgado đã tổ chức một cuộc thử nghiệm hoang dã ở thành phố Cordova, Tây Ban Nha. Tại một đầu của sân vận động bố trí một con bò ít di chuyển. Phía bên kia, Delgado đứng với một thiết bị "stioceiver", bộ điều khiển từ xa có thể gửi tần số radio tới một con chip trong não của bò.

Thông thường con bò sẽ bị hút vào vật gây chú ý nó, nhưng Delgado đã điều khiển trí não khiến nó dừng ngay hành động tấn công lại.

Khi con bò nhìn thấy Delgado, nó nhắm thẳng vào nhà khoa học. Nhưng trong lúc con vật đang cuống cuồng tiến đến, Delgado nhấn vào cái nút trên bộ điều khiển. Đột nhiên con bò chạy chậm lại, đi bộ và dường như quên béng việc nhà khoa học đang đứng trước mặt nó. Ông đã ức chế "ổ đĩa hung hăng" của con bò, một trong những lý do chính ngăn chặn trạng thái tấn công của nó. Tuy nhiên, mặc dù thấy được hiệu quả kỹ thuật, các nhà phê bình lo lắng nghiên cứu của Delgado có thể biến con người thành zombie và thí nghiệm kiểm soát tâm trí sẽ bị lộ ra ngoài với mục đích xấu.

Voi và chất kích thích LSD

Chú voi Tusko tội nghiệp bị đem ra làm vật thí nghiệm với ma túy LSD.

1960 là một thập kỷ điên rồ khi nói về ma túy LSD (hoạt chất kích thích thần kinh cực mạnh). Timothy Leary - một trong những nạn nhân của dự án "MKUltra" (chương trình điều khiển trí óc con người bằng các loại ma túy mạnh) đã nói rằng "hứng khởi lên, cảm xúc vào và cùng rơi nào!". Vì thế, một nhóm các nhà nghiên cứu ở Oklahoma tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu một con voi cũng "get high"?

Nhóm nghiên cứu gồm hai nhà khoa học thuộc Đại học Oklahoma và giám đốc Sở thú Thành phố Oklahoma. Vì lý do nào đó, cả ba muốn biết liệu LSD có thể khiến con voi sản sinh ra nhiều testosterone hay trở nên hung hăng hơn hay không.

Vào năm 1962, họ tiêm 297 miligam LSD cho một con voi châu Á tên Tusko. Gấp 3.000 lần sức chịu đựng của một người bình thường và nó cũng vượt quá mức chịu đựng của một con voi. Gần như ngay lập tức, Tusko run rẩy, chạy vòng quanh chuồng và rống lên khá to. Sau đó, nó ngã quỵ xuống mặt đất và bị co giật. Các nhà khoa học đã tiêm cho Tusko một liều lượng lớn Thorazine (loại thuốc an thần) với hy vọng cứu sống nó.

Bài báo đưa tin về thí nghiệm lên voi Tusko

Gần hai giờ sau lần tiêm đầu tiên, Tusko chết. Nhiều người cho rằng nguyên nhân là do sử dụng nhiều loại LSD, rất có thể con voi đã chết do Thorazine hoặc do sự kết hợp thuốc gây tử vong. Thí nghiệm này một lần nữa đã được lặp lại vào năm 1984 bởi một nhà tâm lý học tên Robert Siegel. Lần này, ông ta đã pha nước LSD cho 2 con voi uống, thay vì run rẩy mạnh mẽ thì chúng chỉ cảm thấy mệt mỏi. Thử nghiệm thứ hai này cho thấy Thorazine có thể là nguyên nhân gây ra cái chết của Tusko, nhưng cũng có khả năng là nó chết vì bị thải ra quá nhiều axit.

Dù sao thì cũng là một ý tưởng tồi khi thử nghiệm ma túy LSD với một con voi.

Người rắn Tim Friede

Hầu hết mọi người luôn muốn tránh xa rắn. Nhưng Tim Friede không nằm trong số đó. Ông sở hữu một bộ sưu tập rắn sát thủ, nhưng dù đây là cách thể hiện tình yêu của ông với loài bò sát, Friede vẫn là một nhân vật gây tranh cãi. Bởi vì Tim Friede cực kỳ tin vào khả năng tự miễn nhiễm, ông thực hành tiêm các loại nọc độc rắn nhỏ để tăng khả năng miễn dịch. Sau 16 năm lấp đầy hệ thống miễn dịch của mình bằng chất độc, Friede giờ đây có thể để rắn cắn trực tiếp. Điều này đã biến cuộc đời của ông thành một cuộc thử nghiệm dài hạn.

Tim Friede tin rằng có thể tạo ra loại huyết thanh siêu kháng nọc độc rắn.

Năm 2013, Friede đã cố gắng để ''thu thập'' vết cắn từ 5 con rắn khác nhau trong vòng 48 giờ. Trong khi hệ miễn dịch chỉ ''quản lý'' được 4 con - bao gồm cả những vết cắn từ một loài rắn hổ mang châu Á hiếm (không có chất kháng virut) và một con rắn đuôi chuông Mojave. Nhưng Friede sống sót qua lần thử nghiệm nguy hiểm đó, khác với hầu hết mọi người sẽ chết trong đau đớn. Sau đó vào năm 2016, Friede đã nhận 2 vết cắn từ một con rắn Taipan (loài rắn có nọc độc giết chết 100 người) và một con rắn Mamba đen cũng độc không kém. Theo Friede, ông đã chết ít nhất 25 lần, có lần sau khi để một con rắn độc cắn, Friede đã phải cắt bỏ phần thịt bị thối.

Có lần Tim Friede đã phải loại bỏ đi 1 phần thịt bị thối vì rắn độc cắn

Tại sao Friede lại liều mạng đến như vậy? Theo ''người rắn'' chia sẻ thì ông hy vọng các nhà khoa học một ngày nào đó có thể sử dụng máu của mình để tạo ra một loại huyết thanh siêu kháng nọc độc. Friede thậm chí còn gửi kết quả của mình cho một nhà nghiên cứu rắn, mặc dù hầu hết các trường đại học không muốn liên quan đến những thí nghiệm điên cuồng của ông. Tuy nhiên, ông vẫn đã sống sót sau nhiều vết cắn từ loài động vật nguy hiểm nhất hành tinh. Biết đâu phương pháp của Friede lại hiệu nghiệm thì sao? Dân gian vẫn có câu "Lấy độc trị độc" mà.

Những thí nghiệm kinh khủng của Harry Harlow

Trong những năm 60 và 70, nhà tâm lý học Harry Harlow thuộc Đại học Wisconsin đã nghiên cứu một chủ đề khá ngọt ngào, dễ thương: Tình yêu. Cụ thể, ông muốn hiểu được cách hình thành tình yêu xã hội và xây dựng mối quan hệ giữa con người với nhau. Vì vậy, ông quyết định... tra tấn một bầy khỉ.

Chú khỉ đáng thương này ôm lấy ''mẹ giả'' của mình...

Đầu tiên, Harlow đã tách một vài con khỉ con ra khỏi mẹ của chúng. Sau đó ông chuyển những ''đứa trẻ vị thành niên'' đến gặp "Iron Maidens", những bà mẹ giả được tạo bằng dây, gỗ, và chai sữa. Trong quá trình thử nghiệm, những con khỉ con cô đơn cuối cùng tìm đến mẹ của chúng (dù cho chúng đã phải trải qua địa hình gai thép, luồng không khí lạnh, xung quanh đầy sự đe dọa), nhưng đây chỉ là sự khởi đầu của các thử nghiệm của Harlow. Tiếp theo, ông giữ những con khỉ con trong trại giam cô lập trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Sau đó nhốt con khỉ vào chiếc lồng mà ông gọi là "Wells of Despair". Ở đây, con khỉ sống trong bóng tối hoàn toàn, tách biệt với bạn bè và gia đình. Kết quả không quá ngạc nhiên, những bài kiểm tra này đã khiến con khỉ mất trí nhớ.

Những thí nghiệm tàn độc này của Harlow như một cú hit khiến cộng đồng nhận ra trách nhiệm của mình đối với động vật và đứng dậy đòi quyền lợi cho chúng.

Harlow cuối cùng đã tự đối mặt với một câu hỏi hóc búa khi những con khỉ bị chấn thương tâm lý từ chối sinh con. Để "giúp đỡ" chúng, Harlow xây những tấm ván nhỏ mà ông gọi là "hãm hiếp". Các con khỉ cái bị xáo trộn thần kinh, chúng bị trói vào bảng và bắt buộc phải phối giống. Harlow sẽ chụp ảnh quá trình và xem những con khỉ bị kích động này, thậm chí là giết luôn con của chúng. Sau tất cả, "nhờ'' vào những thí nghiệm của Harlow mà con người nhận ra trách nhiệm của mình đối với động vật và bắt đầu phát triển phong trào đòi quyền lợi cho động vật.

Thí nghiệm ''điên rồ'' với cá heo

Tiến sĩ John Lilly đã có một số ý tưởng lạ về cá heo. Năm 1960, nhà thần kinh học này đã đưa ra giả thuyết rằng cá heo có thể học cách nói tiếng Anh. Muốn chứng minh giả thuyết đó, Lilly lập một phòng thí nghiệm trên hòn đảo St Thomas ở Caribbean. Đó là nơi ông gặp Margaret Howe Lovatt, một trong 20 người ở đảo tình nguyện chăm sóc cá heo. Lovatt đã dành ''cả tuổi thanh xuân'' của mình để nói chuyện vào một chiếc micro, dạy con vật cách phát âm nguyên âm hoặc nói, "Xin chào, Margaret". Lovatt cuối cùng đi đến kết luận rằng nếu ai đó ở lại với cá heo 24/7, thì họ có thể đạt được những bước tiến xa hơn. Đó là cách Lovatt gắn kết cuộc sống của mình với một ''chàng trai trẻ'' tên là Peter. Lovatt sửa lại căn phòng sát bể bơi làm chỗ ngủ, ở đó nước ngập tới đầu gối để Peter thoải mái bơi vào sát giường cô. Cô sống với Peter sáu ngày một tuần, khuyến khích Peter học tiếng Anh. Để Peter nhìn rõ chuyển động của môi, Lovatt bôi đen môi mình và tô trắng xung quanh cho nổi. Kết quả “phát âm” được ghi vào hàng trăm băng từ.

Họ thân thiết với nhau như thể hai người tình thật sự.

Cũng giống như bất kỳ "chàng trai trẻ" nào, Peter cũng luôn có những suy nghĩ ''đen tối'' của mình. Nó liên tục cố gắng dụ dỗ bạn cùng phòng. Những lo lắng, ham muốn về tình dục của Peter có thể sẽ làm gián đoạn việc học, vì vậy Lovatt quyết định trao cho Peter những gì nó muốn. Bất cứ khi nào Peter trở nên hưng phấn, Lovatt liền dùng tay mình mơn trớn cho Peter... Thậm chí, Tiến sĩ Lilly đã thí nghiệm bằng cách tiêm LSD vào 2 con cá heo khác để kiểm soát tình trạng ấy của chúng, rồi ông phát hiện ra rằng cá heo không thực sự bị ảnh hưởng bởi ma túy LSD.

Để Peter nhìn rõ chuyển động của môi, Lovatt bôi đen môi mình và tô trắng xung quanh giúp làm nổi bật chuyển động môi hơn.

Lovatt kết thúc ''cuộc sống'' với Peter sau khoảng chín tháng chung sống. Cuối cùng, kinh phí cho thử nghiệm đã hết, Lilly đóng cửa phòng thí nghiệm. Cuộc thí nghiệm này không hoàn toàn giúp ích được gì ngoài việc để công chúng biết về chuyện tình dục kỳ quái, ma túy ở đảo St. Thomas. Các phương pháp phi chính thống của Lilly và Lovatt khiến mọi người cảm thấy miễn cưỡng để tài trợ cho các dự án giao tiếp với cá heo. Mặc dù sau đó Lily đã cố gắng thuyết phục bằng cách giao tiếp với cá heo thông qua âm nhạc và thần giao cách cảm.

Theo: Grunge
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.