• Về đầu trang
Minh Ngọc
Minh Ngọc

Ở Thái Lan, nhà sư béo phì là 'quả bom đếm ngược' với xã hội

Cuộc sống

Ở các nước châu Á, Đức Phật thường được mô tả là một người đàn ông to béo với nụ cười nhân từ và một cái bụng lớn. Hình tượng này có lẽ khá đúng đối với Thái Lan, nơi mà các nhà sư béo đến nỗi các quan chức y tế đã ban hành một lệnh cảnh báo trên toàn quốc.

buddhist monks collecting alms last month in bangkok devotees abundant offerings of sugary or high fat foods are contributing to a weight problem among monks

Các nhà sư đang đi khất thực ở Thái Lan. Việc tín đồ thường đưa cho họ đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ và đường đã gây ra vấn đề cân nặng với các sư thầy.

Vào tháng 6, các viên chức từ Sở Y tế Thái Lan kêu gọi người dân hãy "bố thí" những món ăn lành mạnh hơn cho các nhà sư, những người thường mặc áo cà sa đi xin ăn trên các đường phố theo một truyền thống trong Phật Giáo.

Phó giám đốc của Sở Y Tế Amporn Bejapolpitak cũng khuyên các nhà sư nên hoạt động nhiều hơn. Họ có thể quét dọn sân chùa và tập thể dục bên cạnh việc thiền và tụng kinh hằng ngày.

Bệnh béo phì đã chạm mức báo động đỏ ở Thái Lan. Theo một bảng xếp hạng, xứ Chùa Vàng đứng thứ hai trong số những quốc gia nặng cân nhất, sau Malaysia. Trong một cuộc khảo sát, cứ ba người đàn ông thì một người mắc bệnh béo phì trong khi hơn 40% phụ nữ có cân nặng thừa so với tiêu chuẩn.

Trong số đó, các nhà sư là nhóm chiếm tỉ lệ có người béo phì cao nhất. Theo một nghiên cứu của Đại học Chulalongkorn, gần một nửa số sư thầy bị béo phì, hơn 40% có hàm lượng cholesterol cao, gần 25% cao huyết áp và 1/10 mắc bệnh tiểu đường.

Jongjit Angkatavanich, một giáo sư về thực phẩm và dinh dưỡng tại Khoa Khoa học và Sức khỏe của trường đại học ở Bangkok cho biết: "Bệnh béo phì ở các sư thầy là một quả bom đang đếm ngược. Nhiều nhà sư đang mắc một căn bệnh mà ta có thể phòng tránh được.”

young monks during almsgiving in bangkok last month almost half of thailands monks are obese and the government is urging people to give them healthier food

Các nhà sư trẻ được cho thức ăn ở Bangkok vào tháng trước. Hơn nửa số sư ở Thái Lan mắc bệnh béo phì và chính phủ đã khuyên người dân cung cấp cho họ thức ăn lành mạnh hơn.

Khi các nhà dinh dưỡng bắt đầu nghiên cứu thực đơn của các nhà sư, họ đã vô cùng bối rối bởi các sư tiêu thụ ít calo hơn so với người thường nhưng phần lớn trong số họ lại bị bệnh béo phì. Và lí do của vấn đề này chính là đồ uống có đường. Vì sau buổi trưa, các tăng sĩ bị cấm ăn nên để giữ năng lượng, nhiều người đã sử dụng đồ uống có đường, trong đó có nước tăng lực.

Theo truyền thống của Thái Lan, các tín đồ thường đem đồ ăn cho những nhà sư vì họ tin rằng điều này sẽ mang lại may mắn. Họ cũng hi vọng việc này sẽ phù hộ cho những người đã mất trong gia đình. Tuy nhiên, truyền thống này cũng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của các sư thầy vì đa số đồ cúng chứa nhiều dầu mỡ và đường.

Giáo sư Jongjit cho biết: “Nước giải khát, nước ép đóng hộp, đồ ăn vặt đều những thực phẩm bán sẵn. Chúng có chứa đầy bột ngọt, ít protein và chất xơ”.

Ngoài ra, rất nhiều tín đồ Phật giáo cho quá nhiều đồ bán sẵn nên phần còn thừa đôi khi sẽ bị bán lại các cửa hàng. Một số nhà cung cấp vô đạo đức sẽ tái chế nó, có nghĩa là các nhà sư có khả năng sẽ nhận được đồ ăn hỏng.

Một số Phật tử thì vẫn làm mọi thứ theo cách cũ. Vilawan Lim, một người nội trợ ở Bangkok đã cho các nhà sư đồ ăn nhà làm trong hơn một thập kỷ. Theo nguyên tắc, các nhà sư không được thể hiện sự yêu thích của mình với một món cụ thể nào đó, nhưng cô nói rằng các nhà sư đến nhà cô mỗi sáng đều gợi ý về món mà họ thích.

prepackaged food sold to be given to monks soft drinks boxed juice sweet snacks plus many of the foods are store bought a nutrition professor says describing some typical dona

Đồ ăn đóng gói được đưa cho các nhà sư.

“Sốt cay ngày hôm nay là món yêu thích của thầy ấy”, cô Vilawan nói khi pha trộn một loại sốt gồm các loại ớt, tỏi, chanh và tôm và được phục vụ cùng với rau luộc.

Sau khi làm xong, cô đem ra ngoài và chờ cho đến khi một nhà sư đến, ban phước lành trước khi rời đến ngôi nhà tiếp theo. Sau khi bát của ông chứa đầy đồ ăn (đa phần là thức ăn sẵn), ông đổ nó vào một cái xô do trợ lý mang theo. Chỉ trong vòng 10 phút, cái xô đã chứa đầy thức ăn.

Cô Vilawan nói: "Tôi không biết gì về bệnh béo phì ở các nhà sư cả. Nhưng tôi nhận thấy rằng nhà sư đến vào lúc 6h khá là nặng cân và sức khỏe thầy ấy có vẻ kém đi nhiều."

Để giải quyết tình trạng này, giáo sư Jongjit đã đề ra một dự án có tên là Dinh dưỡng Lành mạnh cho các Nhà sư. Đồng sáng lập bởi chính phủ Thái Lan và chính quyền tôn giáo, được tài trợ bởi Tổ chức Xúc tiến Y tế Thái Lan, mục tiêu của nó là cải thiện lối sống của các nhà sư thông qua giáo dục về dinh dưỡng và thể lực.

Chương trình này đã được thực hiện lần đầu vào năm 2016 với 82 nhà sư tại nhà chùa và trường Phật giáo tham gia. Kết quả đạt được vô cùng tích cực khi các nhà sư đã giảm được số cân và lượng cholesterol đáng kể.

Bây giờ dự án đang phát hành những cuốn sách nấu ăn bao gồm các công thức mà tín đồ Phật giáo có thể dùng để làm những bữa ăn lành mạnh và rẻ cho các nhà sư. Một số gợi ý bao gồm gạo lức với một lượng nhỏ protein và rất nhiều rau. (Trong khi thức ăn truyền thống của Thái Lan chỉ có ít thịt cá và đa số là rau, các món ăn hiện đại lại sử dụng nhiều chất béo và đường.)

Dự án cũng khuyến khích các sư viết nhật ký về hoạt động hàng ngày. Việc tập thể dục hay hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ xung quanh ngôi đền ít nhất 40 phút một ngày có thể giúp ích rất nhiều.

preparing rice to be given to monks in bangkok monks should be mindful of what they eat said a former director of a thai buddhist college

Chuẩn bị cơm cho các nhà sư ở Bangkok.

Trước khi tham gia, các tăng sĩ nói rằng họ không nhận ra mình đã béo thế nào vì áo cà sa của họ là áo suông. Để giải quyết vấn đề này, giáo sư Jongjit và nhóm của cô ấy đã nghĩ ra một chiếc thắt lưng với những nút thắt để họ biết eo ở đâu. Họ cũng cung cấp các nhà sư với một cái thước dây để họ biết được số đo vòng bụng của mình.

Trong một quốc gia có 90% người dân theo Phật giáo, các nhà sư Thái Lan được tôn kính như là người có lối sống khổ hạnh, cống hiến và luôn giúp đỡ người dân trên con đường hướng tới sự giác ngộ. Việc đề cập đến những mặt tối như xâm hại tình dục, tham nhũng hay chỉ đơn giản là béo phì cũng có thể gây ra ít nhiều khó khăn.

Giáo sư Jongjit chia sẻ: “Chúng tôi đã cố gắng phát triển một điều gì đó hữu ích mà không làm tổ hại đến lòng tự trọng của các nhà sư. Nhìn thấy họ so sánh những cái nút trên thắt lưng với nhau và nhận ra mình nặng bao nhiêu cân để biết giảm cân là một cảm giác thật tuyệt vời”.

Vấn đề thừa cân ở các nhà sư không chỉ tồn tại ở Thái Lan. Vào năm 2012, chính phủ Sri Lanka đã ban hành các hướng dẫn từ các chuyên gia y tế và chuyên gia dinh dưỡng về các loại thực phẩm mà các Phật tử nên cấp cho họ.

Vào tháng 12, Hội đồng nhà sư Thái Lan đã ban hành các chính sách liên quan đến sức khỏe cho nhà sư, bao gồm tư vấn về chế độ ăn uống và tập thể dục, cũng như hướng dẫn cho người dân nuôi dưỡng và chăm sóc cho họ. Hội đồng cũng kêu gọi các nhà sư hãy tự làm chủ thói quen dinh dưỡng của mình và thúc đẩy cuộc sống lành mạnh giữa họ cũng như những tín đồ Phật giáo.

"Các sư thầy nên lưu tâm đến những gì họ ăn, số lượng cũng như loại thực phẩm", Phra Maha Boonchuay Doojai, cựu hiệu trưởng trường Cao đẳng Phật giáo Chiang Mai ở miền bắc Thái Lan cho biết.

"Đó là một trong những lời dạy của Đức Phật", ông nói. "Khi chúng ta khỏe mạnh, chúng ta có thể phục vụ chúng sinh tốt hơn."

Theo: The New York Times
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.