• Về đầu trang
Một Sừng
Một Sừng

Phim ảnh và những quan niệm sai lầm về các căn bệnh tâm lý

Cuộc sống

Không thể phủ nhận những cảm hứng và niềm vui mà điện ảnh mang đến cho cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, có nhiều lúc điện ảnh cũng khiến chúng ta hiểu sai một vài vấn đề vì muốn "kịch tính" hoặc "lãng mạn hóa" chúng. Thậm chí nhiều nhà sản xuất đã đưa bệnh tâm lý vào bộ phim của mình và "làm méo mó" chúng.

Chứng mất trí nhớ (Amnesia)

1. Những quan niệm sai

Chứng mất trí nhớ là một căn bệnh xuất hiện quá nhiều trong các bộ phim điện ảnh lớn nhỏ. Amnesia là một trong những công cụ “plot twist” yêu thích của các nhà làm phim, tuy vậy, rất nhiều trường hợp mất trí nhớ trong phim hoàn toàn được xây dựng nên bởi trí tưởng tượng của nhà sản xuất.

Vì bị ảnh hưởng của phim ảnh, rất nhiều người tin rằng người mắc chứng mất trí nhớ thậm chí không thể nhớ về danh tính của bản thân mình. Một ví dụ điển hình là bộ phim Giáng Sinh Santa Who, ông già Noel khi ngã khỏi chiếc xe trượt tuyết đã quên mất mình là ai.

lam tuong 1

Ông già Noel quên mất mình là ai sau khi ngã khỏi xe trượt tuyết.

Quan niệm sai lầm phổ biến thứ hai chính là người mất trí nhớ sẽ quên hết mọi sự việc trong quá khứ nhưng họ sẽ nhớ lại mọi thứ khi nhìn thấy một điều gì đó quen thuộc. Bạn nhớ bộ phim hài tình cảm 50 First Dates chứ? Chính là mô-típ quen thuộc đó đấy.

lam tuong 2

Cô nàng Lucy quên hết mọi thứ về quá khứ của cô trong một tai nạn giao thông.

2. Sự thật

screen shot 2018 07 30 at 1 02 02 pm

Chứng mất trí nhớ (Amnesia) là một trong những trường hợp hiếm gặp ở ngoài đời thật. Dù không quên hết mọi thứ như trong phim nhưng người mất trí nhớ sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Có 2 loại mất trí nhớ:

Loại đầu tiên và phổ biến nhất chính là trường hợp mất khả năng hình thành những ký ức mới được tiếp nhận hoặc sẽ chỉ nhớ điều đó trong một thời gian ngắn.

aid7469768 v4 728px diagnose dissociative amnesia step 2

Loại thứ hai là trường hợp người mắc bệnh sẽ quên đi một vài mảng kí ức trong quá khứ, thường là kí ức về ngày xảy ra tai nạn. Trong trường hợp này, người mất trí nhớ có thể phục hồi lại mảng kí ức ấy trong một khoảng thời gian nhất định.

aid929651 v4 728px help someone suffering from dissociative amnesia step 13

Rối loạn lưỡng cực (Bipolar Disorder)

1. Những quan niệm sai

Rối loạn lưỡng cực đôi khi được đưa vào phim ảnh với cái nhìn khá tiêu cực. Những người mắc căn bệnh này thường có những thay đổi cảm xúc, hành vi vô cùng bất thường. Vì thế những nhân vật mắc chứng hưng - trầm cảm trong phim ảnh thường được xây dựng một hình ảnh hung dữ, bạo lực.

gif

Trong phim "Empire" có đoạn mẹ của Lucious đe dọa tính mạng chính con trai mình.

Ngoài ra, rối loạn lưỡng cực trong mắt ngành điện ảnh đôi khi lại “quá màu hồng”. Họ cho rằng những người mắc căn bệnh này có thể được chữa khỏi thông qua chế độ ăn kiêng và luyện tập thể thao. Đến một bộ phim đạt nhiều giải thưởng như Silver Linings Playbook cũng "đơn giản hóa" căn bệnh này.

lam tuong 3

Anh chàng Pat được chữa khỏi căn bệnh hưng - trầm cảm nhờ tình yêu và những hoạt động thể thao.

2. Sự thật

lam tuong 7

Rối loạn lưỡng cực là một loại bệnh lý khá phổ biến hiện nay (2,6% người dân Mỹ được chẩn đoán mắc căn bệnh này). Người mắc bệnh Bipolar thường sẽ xuất hiện 2 giai đoạn cảm xúc: trạng thái hưng cảm (mania) và giai đoạn trầm cảm (depression). Tuy vậy, họ hoàn toàn không có khả năng bạo lực cao hơn người bình thường.

Bệnh hưng - trầm cảm được chia làm 3 loại với những đặc điểm về thời gian, chu kỳ và mức độ cảm xúc khác nhau: Bipolar loại I, II và Cyclothymia theo mức độ nặng giảm dần.

Xin hãy nhớ rằng đây là một loại bệnh tâm lý hiện chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn và không nên coi nhẹ.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obessive-Compulsive Disorder)

1. Những quan niệm sai

Chỉ xếp sau chứng mất trí nhớ, rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) cũng chính là một trong những bệnh tâm lý “được yêu thích” của các nhà làm phim. Nhưng đáng buồn rằng, dường như có rất ít đạo diễn hiểu được bản chất cốt lõi của căn bệnh rối loạn lưỡng cực.

Quan niệm sai lầm đầu tiên đó chính là những người mắc OCD sẽ vô cùng sạch sẽ. Ví dụ điển hình là cô nàng Emma trong Glee luôn luôn lau chùi một vật gì đó. Tuy nhiên, Emma lại làm những “hành động mang tính cưỡng bách” này một cách rất thoải mái, dễ chịu. Người mắc OCD thì không, họ sẽ luôn mang trong mình những lo âu khi thực hiện những hành động đó.

4ut468

Nhân vật Emma được xây dựng một cách thiếu hiểu biết về căn bệnh OCD.

Một hiểu lầm nghiêm trọng không kém chính là người chẩn đoán mắc chứng ám ảnh cưỡng chế sẽ cảm thấy rất khó chịu khi nhìn một vật gì đó không thẳng hàng.

lam tuong 4

Không, nếu bạn cảm thấy phiền toái về điều này thì không có nghĩa bạn mắc OCD.

Người mắc ám ảnh cưỡng chế và người theo chủ nghĩa hoàn hảo thường hay bị nhầm lẫn với nhau. Để hiểu rõ hơn về lý do vì sao đây không phải là OCD, bạn cần phải hiểu khái niệm của nó.

2. Sự thật

screen shot 2018 07 30 at 1 02 47 pm

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một dạng rối loạn tâm lý, người mắc căn bệnh này luôn có những suy nghĩ mang tính ám ảnh, lặp đi lặp lại; thường đi kèm với thói quen hành động cụ thể để giảm bớt lo âu do các ý nghĩ ám ảnh.

OCD là một bệnh lý phức tạp và mỗi bệnh nhân sẽ có những suy nghĩ ám ảnh riêng, những hành động cưỡng chế riêng. Ta không thể áp đặt việc người mắc OCD sẽ phải có một căn phòng ngăn nắp hay rửa tay liên tục.

lb56 03

OCD cũng được chia làm 2 loại cơ bản:

Người chỉ có những suy nghĩ tiêu cực ám ảnh (Pure-O): Họ không có những hành động cưỡng chế để giảm bớt lo âu của mình, mọi thứ chỉ xảy ra trong đầu họ.

lam tuong 6

Người thì tiêu cực cả trong suy nghĩ lẫn hành động. Những hành động đó bắt nguồn từ các suy nghĩ của họ. Người mắc bệnh OCD vẫn có ý thức rằng suy nghĩ và hành động mình rất vô lý, tuy nhiên, họ không thể ngừng việc đó lại được.

lb56 01

Một cách giải thích dễ hiểu về OCD.

Cốt lõi của OCD chính là suy nghĩ tiêu cực lặp đi lặp lại trong đầu trong một khoảng thời gian dài. Chính vì thế những người ưa sạch sẽ hay ngăn nắp không mắc căn bệnh OCD này, họ chỉ đơn giản là những người yêu thích sự hoàn hảo.

Theo: Tổng hợp
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.