• Về đầu trang
Minh Ngọc
Minh Ngọc

Phụ nữ nghèo ở Ấn Độ cắt bỏ tử cung để không có kinh nguyệt nữa

Cuộc sống

Từ thời xa xưa, kinh nguyệt đã là một chủ đề cấm kỵ ở Ấn Độ. Tại đất nước này, những người phụ nữ có kinh nguyệt thường được coi là bẩn thỉu và không được phép tham gia các sự kiện văn hóa hay tôn giáo. Dù vậy, trong thời gian gần đây, hiện tượng này đã giảm bớt nhờ sự phổ cập kiến thực rộng rãi và phát triển của mạng Internet. Nhưng điều đó không có nghĩa là kinh nguyệt đã được chấp thuận trong xã hội nước này và nhiều phụ nữ, đặc biệt là những người đến từ các gia đình nghèo, không có học vấn đã buộc phải đưa ra những sự lựa chọn nguy hiểm để duy trì miếng cơm manh áo của họ.

1 bped0nydkct8a8 bmvxqiw

Theo chính quyền bang Maharashtra, trong vòng ba năm trở lại đây, hàng nghìn người phụ nữ trẻ đã thực hiện các cuộc phẫu thuật để loại bỏ tử cung, giúp họ không còn có kinh nguyệt nữa. Đa phần những người này đến từ các gia đình nghèo ở các quận Beed, Osmanabad, Sangli và Solapurl và làm việc ở những cánh đồng mía. Họ kể rằng việc việc có kinh nguyệt mỗi tháng có thể khiến họ phải nghỉ làm từ một đến hai ngày và bị quản lý phạt tiền.

Điều kiện sống của những nữ công nhân này ở những cánh đồng vô cùng tồi tệ. Họ phải ở trong những túp lều ở gần cánh đồng, không có nhà vệ sinh và nhiều khi phải làm việc cả vào ban đêm.

107709156 gettyimages 1134552427

Những cánh đồng mía ở Ấn Độ

Do điều kiện sinh hoạt kém, nhiều phụ nữ đã bị nhiễm trùng vùng kín. Đáng ra, vấn đề này có thể được chữa trị bằng cách sử dụng thuốc nhưng để công việc không bị gián đoạn và tránh những tổn thất không cần thiết, nhiều tên bác sĩ vô đạo đức đã khuyến khích họ đi phẫu thuật cắt bỏ tử cung. Không chỉ có vậy, chúng còn nói với những cô gái trẻ đã kết hôn và có con rằng họ không cần thêm trẻ em và cắt tử cung hoàn toàn vô hại. Chính điều này đã biến một vài ngôi làng trong khu vực này thành "làng của những phụ nữ không có tử cung".

Sau khi vấn đề được đưa ra vào hồi tháng trước bởi nhà lập pháp Neelam Gorhe trong một phiên họp toàn thể, Sở trưởng Sở Y tế Maharashtra, Eknath Shinde thừa nhận rằng đã có 4.605 ca cắt tử cung chỉ ở quận Beed chỉ trong trong ba năm. Nhưng ông nói rằng không phải tất cả các công nhân ở cánh đồng mía đều phải chịu đựng điều này và đã lập một đội đặc nhiệm để đi điều tra.

Prajakta Dhulap, một phiên dịch tiếng Marathi của BBC đã đến làng Vanjarwadi ở quận Beed để điều tra và cô cho biết, từ tháng 10 đến tháng 3 hàng năm, 80% dân làng đã chuyển đến cánh đồng mía để làm việc. Trong số những người này, nhiều phụ nữ ở độ tuổi 20 đến 40 đã từng cắt tử cung và họ nói rằng sức khỏe của mình đã xấu đi trông thấy kể từ khi trải qua ca phẫu thuật trên. Một người nói rằng cô thường xuyên bị đau lưng, cổ, đầu gối và mỗi khi thức dậy "bàn tay, mặt và chân sẽ bị sưng". Một người khác thì nói rằng cô hay bị chóng mặt và không thể đi bộ dù là quãng đường gần. Kết quả là cả hai không thể làm việc được nữa.

Không chỉ những người làm trong ngành mía mà những phụ nữ làm trong ngành may mặc ở miền nam bang Tamil Nadu cũng phải chịu số phận bi thảm này. Được biết, các nữ công nhân ở đây không được phép nghỉ làm và thường được phát những viên thuốc kỳ lạ khi họ bị đau bụng kinh.

107712460 text3

Ngành công nghiệp may mặc ở Tamil Nadu cần 300000 nhân công nữ mỗi năm

Theo tổ chức Thomson Reuters Foundation, đây thường là những loại thuốc không rõ nguồn gốc và không được các chuyên gia y tế khuyên dùng. Nhưng những người phụ nữ này quá nghèo để nghỉ một ngày làm công, do đó, họ đều chọn uống chúng và chịu nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như trầm cảm, lo âu, nhiễm trùng đường tiết niệu, u xơ và sẩy thai.

Những báo cáo nghiêm trọng này buộc chính quyền Ấn Độ phải hành động. Ủy ban Phụ nữ Quốc gia đã mô tả tình trạng của phụ nữ ở Maharashtra là "thảm hại và khốn khổ" và yêu cầu chính quyền bang ngăn chặn những "hành động tàn bạo" đó trong tương lai. Tại Tamil Nadu, chính phủ cho biết họ sẽ theo dõi sức khỏe của công nhân may mặc. Vào năm ngoái, một nữ nghị sĩ còn giới thiệu Dự luật Quyền Kinh nguyệt trong quốc hội và muốn phụ nữ được nghỉ từ một đến hai ngày trong một tháng vì điều này.

107709158 gettyimages 1146734512

Ở nước này, kinh nguyệt vẫn là một chủ đề bị kỳ thị.

Bà Urvashi Prasad, một chuyên gia về luật công nói rằng việc thực hiện những chính sách này có thể vấp phải nhiều khó khăn, nhất là tại một đất nước rộng lớn như Ấn Độ. Nhưng bà nói rằng nếu như có một khởi đầu tốt thì nó có thể giúp thay đổi những suy nghĩ cổ hủ và xóa bỏ sự kỳ thị xung quanh kinh nguyệt ở đất nước tỷ dân này.

Nhưng các biện pháp phúc lợi như vậy hiếm khi mang lại lợi ích cho các doanh nhân và điều đó có nghĩa là những nữ công nhân làm việc trên cánh đồng mía của Maharashtra vẫn phải chịu đựng những ca phẫu thuật kinh khủng trên vì một lý do duy nhất: là một người phụ nữ bình thường.

Theo: BBC
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.