• Về đầu trang
Spock
Spock

'Sống trong sợ hãi' - Thảm cảnh của người dân Ấn Độ dưới chân núi rác cao bằng toà nhà 17 tầng

Cuộc sống

Nằm trong một căn phòng bí bức, bốc mùi, gần thủ đô New Dehli của Ấn Độ, Rammurti cay đắng khi nhìn về một núi rác khổng lồ cao bằng một tòa nhà 17 tầng từ phía cửa sổ nhà mình.

Người mẹ 43 tuổi này, nhận thấy lượng rác ở ngôi làng Ghazipur của bà ngày càng nhiều hơn trước, đặc biệt trong những năm vừa qua. Nó tạo nên một bầu không khí vô cùng kinh khủng, với đầy những mầm bệnh nguy hiểm như lao, sốt xuất huyết, đồng thời ảnh hưởng đến nguồn nước và thực vật của các khu vực lân cận .

00india trash 1 superjumbo

Những người phân loại rác đứng đầy trên các núi rác của thành phố. Nguồn ảnh: The New York Times.

Nhưng mọi thứ chỉ tệ hơn khi bước vào tháng 9 khi một cơn mưa gió mùa xuất hiện. Nó làm vỡ một con kênh gần đó, khiến cho nước thải ngập vào khu dân cư, làm cho bất kì người tham gia giao thông nào gần đó cũng sẽ bị vấy bẩn nếu không may đi vào.

Khi cảnh sát đến, đã có hai người chết. Một trong số họ là con trai út của Rammurti, Abhishek Gautam, 19 tuổi.

"Bãi rác đã giết con trai tôi," bà nói.

Trong khu vực đô thị của Delhi, trong đó bao gồm thủ đô của New Delhi, đống rác cao ngất chính là biểu tượng cho khủng hoảng chất thải rắn ngày càng tăng của Ấn Độ. Khoảng 80 tỷ pound (tương đương 36,3 triệu tấn) rác được gom tại bốn địa điểm tập trung rác chính thức, ở phía rìa thành phố, vốn đã bị bủa vây bởi không khí ô nhiễm và nguồn nước độc hại, theo các giám sát viên của các bãi chứa rác thải.

"Nếu điều này tiếp tục xảy ra, thành phố sẽ chìm trong đống rác của chính nó", ông Swati Singh Sambyal, người quản lý tại Trung tâm Khoa học và Môi trường ở New Delhi nói.

merlin 138729132 afb3405a ddea 4be0 b422 1315935ae7be superjumbo

Rác thải tràn ngập, chất đống. Nguồn ảnh: The New York Times.

Để giải quyết vấn đề này, chính phủ Ấn Độ trong tuần qua đã cam kết loại bỏ đồ nhựa sử dụng một lần vào năm 2022.

"Tôi nhắc lại cam kết của chính phủ đối với sự phát triển bền vững", Thủ tướng Narendra Modi phát biểu trong một cuộc họp gần đây cho Ngày Môi trường Thế giới.

Nhưng nhà nước đã chậm chân trong việc thực hiện hành động để bảo vệ môi trường. Các chính trị gia không muốn mạo hiểm để mất phiếu bầu bằng cách đưa ra những quyết định khó khăn nhưng lại không nhận được sự ủng hộ từ số đông.

Đất nước Ấn Độ được điều hành bởi sự chia sẻ quyền lực của giới chức trách địa phương và trung ương. Những chính sách, vấn đề của đất nước được kiểm soát bởi nhiều đảng phái chính trị khác nhau, dẫn đến tệ quan liêu. Ngay cả khi luật được ban hành, người ta vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc thực thi chúng, và người phạm tội thường có thể trả tiền hối lộ để tránh bị trừng phạt.

Một chuyện đơn giản như lắp đặt thùng rác xung quanh khu Delhi cũng chưa thể được thực hiện, một phần vì việc thu gom rác thải không phát huy được hiệu quả, còn nhiều cư dân vẫn duy trì thói quen vứt rác ngay ra đường.

dc cover g5epjjhsavu95ulogrmh9g5ev3 20160405033623 medi

Người dân Ấn Độ chưa có thói quen đổ rác vào đúng nơi quy định. Nguồn ảnh: Deccan Chronicle

"Anh không thể biết liệu người dân có sử dụng đến những thùng rác này hay không", ông Annepu nói.

Khi lái xe vào Delhi, hầu như người ta không thấy có một thùng rác nào cả. Rác thải được chất đống lên trong những khu ổ chuột, cạnh văn phòng chính phủ và ngay cả ở bên ngoài các căn hộ cao cấp. Các xóm lều, xóm tạm thì không có hệ thống thoát nước mọc lên như nấm ở khắp nơi - bên cạnh đường ray xe lửa, công viên và đằng sau các trung tâm mua sắm cao cấp.

Trong hai thập kỷ qua, dân số Delhi đã nhanh chóng tăng lên con số 19 triệu dân. Vì thế các cơ sở hạ tầng và dịch vụ công của chính phủ đã không theo kịp sự tăng trưởng quá nhanh này.

maxresdefault

Những khu ổ chuột khổng lồ ở New Dehli ra đời để phục vụ tốc độ phát triển dân cư quá nhanh ở đây. Nguồn ảnh: Reddit.

Song hành cùng tốc độ gia tăng dân số đến chóng mặt, lượng chất thải được đưa vào các bãi tập trung rác cũng tăng lên nhanh chóng, từ 8 triệu pound lên ít nhất 20 triệu mỗi ngày. Khoảng một nửa trong số này được tái chế thành khí ga hoặc ủ phân. Phần còn lại thì không ai động chạm gì đến, rồi tự phân hủy, theo lời P.K. Khandelwal, kĩ sư trưởng của East Delhi Municipal Corporation, một cơ quan nhà nước ở địa phương.

Sự tập trung của quá nhiều chất thải sinh hoạt độc hại này đã trở thành một vấn đề hết sức tồi tệ. Đến nỗi mà trong năm nay Tòa án Tối cao Nhà nước đã nói rằng bộ phận kiểm soát không lưu tại sân bay quốc tế của Delhi phải chỉ dẫn những chiếc máy bay cất cánh từ đây bay xung quanh những bãi rác trong thành phố, đơn giản là vì chúng quá cao. Tòa án này cũng yêu cầu các nhà lập pháp đưa ra biện pháp để loại bỏ đống rác.

7f15fc42e28b80ee27a956ee68b93826

Những núi rác cao ngất trời đang là mối họa tiềm tàng cho cả người dân sống phía dưới và các máy bay trên trời. Nguồn ảnh: Pinterest.

Bên cạnh đó, một cảnh báo các quan chức chính phủ mà đang chịu trách nhiệm cho các dự án y tế với nội dung, họ có thể bị buộc tội giết người nếu người dân tiếp tục chết do sốt xuất huyết, hay những bệnh có liên quan đến nguồn nước bẩn.

Một trong bốn bãi rác ở Delhi, được điều hành dưới sự hợp tác của chính phủ và một công ty tư nhân, đã giảm lượng rác thải bằng cách biến một số rác thành mùn.

Nhưng ông Khandelwal nói chính phủ đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm diện tích cho các bãi mới và đối phó với những người biểu tình địa phương, những người phản đối việc đặt các khu rác thải đằng sau nhà của họ.

merlin 138729195 82a12374 75a3 44bd 8c81 983687b778df superjumbo

Người làm nghề ve chai ở Ấn Độ sống hoàn toàn dựa vào các bãi rác độc hại. Nguồn ảnh: The New York Times.

Các giải pháp từ những chính trị gia cũng không thể phát huy tác dụng vì những người sống bằng nghề nhặt ve chai, hiện đang sống tại vào các khu ổ chuột gần đó và nhặt các chai nhựa tại các bãi rác chính là cần câu cơm của họ. Một giám sát viên cho biết, đã có những lo ngại về an ninh kinh tế nếu như ngăn chặn những người người này tiếp tục công việc của họ, bởi nó sẽ gây ra sự lũng đoạn trong ngành công nghiệp tái chế rác trị giá đến hàng triệu USD ở thành phố Delhi.

Nhiều chính trị gia lại muốn duy trì hiện trạng, theo lời Ashutosh Dikshit, giám đốc điều hành của United Residents Joint Action, một nhóm hoạt động luôn ủng hộ việc tiếp cận các dịch vụ công cộng tốt hơn.

"Rất khó để có một lựa chọn toàn diện trong việc khắc phục vấn đề liên quan đến rác thải," ông nói. “Các quan chức cũng không muốn khiến cho một người dân bị phật ý bởi vì sau đó, những người này sẽ muốn bỏ phiếu cho bên kia.”

Ông Dikshit cũng lưu ý rằng, sự quá tải về khả năng phân loại và quản lí chất thải đang làm tác động đến sự phát triển lâu dài của người dân. Nghèo đói là rất phổ biến, và nhiều người chỉ quan tâm đến nuôi sống gia đình của mình sao cho qua ngày đoạn tháng.

Ba trong số các bãi rác đã bị quá tải vào năm trước, khi núi rác thải cao hơn gấp ba lần giới hạn chiều cao cho phép là 65 feet (19m). Nhưng chúng vẫn được cấp phép hoạt động, che lấp các khu dân cư bằng những túi nilon, kính chắn gió thức ăn thừa. Xung quanh đều bốc lên mùi hôi thối, khó chịu.

Tại bãi rác Ghazipur trong ngôi làng của Rammurti, mở cửa vào năm 1984, những người làm đều phải làm việc trong những điều kiện hết sức khủng khiếp. Vật bảo hộ duy nhất của họ chỉ có chiếc mặt nạ chống độc cũ mèm, và hầu như không có tác dụng trong việc bảo vệ đường hô hấp. Nhiễm trùng da, khó thở, hen suyễn và rối loạn nhịp tim là những căn bệnh phổ biến.

merlin 138729123 99b1aad4 0948 4c3b 9320 aa5bc7b83a60 superjumbo

Khói đen bốc lên từ những bãi rác suốt ngày đêm. Nguồn ảnh: The New York Times.

"Không khí bẩn xâm nhập vào cơ thể và máu của tôi", Ankit Yadav, 17 tuổi, sống bên cạnh bãi rác nói.

Một số người trong khu vực đặt câu hỏi tại sao bãi rác vẫn tiếp tục phình to ra mặc dù chính phủ hứa sẽ đóng cửa nó sau khi nhận thức được về số người tử vong do bãi rác vào năm ngoái.

“Chúng tôi như những công dân hạng bốn”, Mohammed Ismail, 66 tuổi, một chủ doanh nghiệp nhỏ nói. “Không ai lắng nghe chúng tôi. Chúng tôi chết không khác gì loài côn trùng. Nếu đây là một khu vực dành cho những V.I.P. thì bãi rác đã bị loại bỏ từ lâu rồi. ”

rtx51t9 1024x692 1

Chính quyền hầu như không có biện pháp gì trước sự bành trướng của bãi rác khổng lồ này. Nguồn ảnh: Getty Images.

Ratan Kumar Barua, một cư dân không có khả năng di dời đến một nơi ở mới, cho biết ông và nhiều hàng xóm của mình đều không đồng tình với các giải pháp của chính phủ. Ông cho biết ông đã gửi một văn bản khiếu nại với cảnh sát địa phương và chính phủ, một cho cơ quan tòa, một cho ủy ban kiểm soát ô nhiễm và cho cả thủ tướng Modi. Tất cả đều không được trả lời.

"Sẽ không có ai đến cứu chúng tôi," ông Barua nói.

Vào một ngày gần đây, những chiếc xe tải lại chạy rầm rập trên những con đường trần ngập rác thải, nơi gió thổi tung những mớ rau hỏng, các túi đựng phân thì nằm lăn lóc ở khắp mọi nơi.

Phía dưới, Faiyaz Khan, chủ sở hữu của một lô đất ở đây, cho biết mảnh đất này đã từng là khu rừng rậm rạp, và là một môi trường sinh sống hoàn hảo cho con trâu của mình. Anh tự hỏi liệu tương lai của anh có được bảo đảm, khi tình hình xung quanh đang ngày càng tệ hơn.

merlin 138729249 61b4747a c96d 4c6d 8cf8 433fba83d93b superjumbo

Sẽ còn đó rất nhiều người mất gia đình chỉ vì những mối đe dọa trên đầu như bà mẹ trong hình này. Nguồn ảnh: The New York Times.

"Chiều cao của những đống rác kiểu này thì càng ngày càng tăng còn sức khỏe của tôi lại tệ dần đều", Khan nói. “Chúng tôi là những người không được giáo dục. Chúng tôi không hiểu gì về luật pháp, nhưng chúng tôi biết rằng bãi rác này là bất hợp pháp. Tôi phải làm gì? Tôi có nên đập đầu vào tường không? Tôi có thể sống ở đây bao lâu nữa?".

Theo: The New York Times
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.