• Về đầu trang
Hạnh Tâm
Hạnh Tâm

Thí nghiệm Nhà tù Stanford: Khi ‘con quỷ’ trong mỗi người có cơ hội được 'xổng chuồng'

Cuộc sống

Thí nghiệm nhà tù Stanford được thực hiện cách đây 40 năm với mục đích tìm hiểu tác động tâm lý của con người khi là tù nhân và cai tù. Những người tham gia là sinh viên đại học, có thể chất và tâm lý bình thường.

Tuy nhiên, diễn biến của thí nghiệm trở nên tồi tệ hơn so với tưởng tượng. Một số sinh viên trong vai “cai tù” rất thích thú với việc hành hạ, còn những sinh viên trong vai “tù nhân” bắt đầu tự xem họ là tù nhân thực sự.

thi nghiem nha tu stanford 2

Nhà tù mô phỏng trong thí nghiệm được đặt dưới tầng hầm tòa nhà khoa tâm lý trường đại học Stanford.

thi nghiem nha tu stanford 1

Thí nghiệm bắt đầu bằng một mẩu tin đăng trên báo: “Tuyển sinh viên nam cho nghiên cứu tâm lý về cuộc sống trong nhà tù”.

Người đứng đầu nhóm nghiên cứu là giáo sư Philip G. Zimbardo. Ông cùng các cộng sự đã lựa chọn 24 nam sinh và trả cho họ 15 USD mỗi ngày trong thời gian thí nghiệm diễn ra 2 tuần. Mỗi người tham gia sẽ lựa chọn nhập vai “tù nhân” hoặc “cai tù”.

thi nghiem nha tu stanford 3

Chẳng có ai, kể cả giá sư Zimbardo, lường trước được thí nghiệm này sẽ đi tới đâu.

Vào một ngày chủ nhật tháng Tám, viên cảnh sát Palo Alto đã tiến hành bắt giam các sinh viên “tù nhân” với tội danh cướp có vũ trang. Họ sẽ được nghe quyền lợi, bị còng tay và đưa tới đồn cảnh sát. Đây là một ý tưởng của giáo sư Zimbardo nhằm tăng tính chân thực cho thí nghiệm.

thi nghiem nha tu stanford 4

Tại đồn cảnh sát, “nghi phạm” sẽ được lấy dấu vân tay, bịt mắt, nghe cáo buộc và đưa đến phòng tạm giam trước khi chuyển đến “nhà tù” Stanford.

Trong khi các “nghi phạm” xếp hàng thành vòng tròn và được canh giữ bởi cảnh sát thật, nhóm của Zimbardo đang trong giai đoạn cuối cùng chuẩn bị “nhà tù”. Các chấn song được đóng đinh thành xà lim. Một máy quay phim và máy ghi âm được lắp đặt kín đáo để nhóm nghiên cứu dễ dàng nắm bắt tình hình.

thi nghiem nha tu stanford 5

Zimbardo còn mời cựu tù nhân làm cố vấn quá trình chuẩn bị thí nghiệm, nhằm đảm bảo mọi thứ giống như thật.

Khi được đưa đến nhà tù Stanford, nhiều “tù nhân” vẫn cảm thấy choáng váng bởi vụ bắt giữ đột ngột. Nhưng mọi thứ sắp xảy đến còn tồi tệ hơn gấp vạn lần.

Mỗi “tù nhân” được đánh số, phát mũ len và dép cao su. Họ thậm chí còn bị xích chân ngầm nhắc nhở rằng họ là “tù nhân”, họ bị tống giam và không có khả năng trốn thoát.

thi nghiem nha tu stanford 6

Các sinh viên trong vai “tù nhân” dần quên đi mất mình là ai.

Về phía “cai tù”, họ sẽ được trang bị quần áo của “cai tù”, kính râm phản quang (loại kính phủ một lớp phản quang trông giống tấm gương có màu sắc), còi và dùi cui. Những “cai tù” này không được huấn luyện. Họ được phép tự do hành động, miễn sao phải duy trì trật tự và mệnh lệnh. Một số “cai tù” tử tế, nhưng nhiều người có xu hướng ngược đãi “tù nhân”.

Trước khi tham gia thí nghiệm nhà tù Stanford, các “tù nhân” cho rằng mức độ tồi tệ chỉ dừng đến những bữa ăn nghèo nàn và vài cuộc quấy rối diễn ra. Họ không ngờ mọi thứ tệ hơn thế.

Ngay trong đêm đầu tiên, các “tù nhân” bị dựng dậy một cách thô lỗ lúc 2 rưỡi sáng chỉ để xếp hàng và điểm danh. Còn các “cai tù” thể hiện quyền lực bằng cách ép “tù nhân” phải nhớ số báo danh của họ và bắt họ hít đất nếu vi phạm kỷ luật.

thi nghiem nha tu stanford

Các “tù nhân” bị gọi bằng số thay vì tên thật.

Ngày thứ hai, các “tù nhân” tự giam mình trong xà lim. Họ tháo bảng tên, mũ, và bắt đầu chế nhạo “cai tù”. Hành động này khiến nhóm nghiên cứu hết sức bất ngờ.

Trong khi đó, các “cai tù” đáp trả bằng cách dùng bình cứu hỏa phun vào người “tù nhân”, sau đó lột quần áo của họ và phá giường ngủ. “Cai tù” thậm chí còn nhốt người cầm đầu cuộc nổi loạn vào tủ quần áo.

Khi những “cai tù” nhận ra không thể thường xuyên trừng phạt thể chất, họ chuyển sang đánh đòn tâm lý. “Cai tù” thành lập một “phòng giam đặc quyền” cho phép những “tù nhân” có thái độ hợp tác nhất lấy lại quần áo và giường ngủ. Họ thậm chí còn được phép giặt giũ, đánh răng, ăn uống và ngủ.

thi nghiem nha tu stanford 8

“Phòng giam đặc quyền” cho những “tù nhân” có tinh thần hợp tác.

Sau đó, “cai tù” thả những “tù nhân” nổi loạn vào “phòng giam đặc biệt” với mục đích để họ gây rối những người còn lại. Chiến thuật này khiến các “tù nhân” không còn tin tưởng lẫn nhau.

Sự việc chưa dừng lại ở đó. “Cai tù” cấp cho “tù nhân” những cái xô để đi vệ sinh thay vì cho phép họ dùng nhà tắm. Chỉ những “tù nhân” chịu khó hợp tác mới được phép đổ những cái xô này.

thi nghiem nha tu stanford 9

Các “tù nhân” tin rằng “cai tù” được chọn bởi vì họ khỏe mạnh và đô con hơn. Tuy nhiên, cả hai nhóm không hề khác biệt.

Để tăng tính thực tế của thí nghiệm, giáo sư Zimbardo quyết định tổ chức thời gian thăm “phạm nhân” cho các gia đình. Trước đó, ông đã để “tù nhân” tắm rửa, lau dọn phòng giam sạch sẽ và ăn uống đầy đủ. Tất cả chỉ nhằm mục đích gia đình “tù nhân” sẽ không thuyết phục con cái họ ngừng tham gia thí nghiệm. Ngoài ra, một số gia đình phản ánh lên Zimbardo nhưng ông lập tức gạt phăng ý kiến của họ.

thi nghiem nha tu stanford 11

Gia đình “tù nhân” sốt ruột ngồi đợi gặp mặt con của họ.

Nhiều “tù nhân” không còn chịu nổi tình trạng khắc nghiệt trong nhà tù. Có người không còn thiết tha chuyện ăn uống và khóc lóc thảm thiết. Zimbardo nói rằng anh ta có thể về nhà nhưng “tù nhân” này từ chối. Anh ta không muốn những “bạn tù” khác cho rằng mình là một “tù nhân” kém cỏi.

thi nghiem nha tu stanford 12

Một tù nhân không thể chịu nổi tính khốc liệt của thí nghiệm.

Đỉnh điểm là khi chưa đầy 36 giờ đồng hồ, “tù nhân” số 8612 phát điên và chửi bới. Anh nói với các “bạn tù” khác rằng họ không thể bỏ dở thí nghiệm. Tin đồn này lan truyền và gieo rắc nỗi khiếp sợ đến các “tù nhân”. Cuối cùng, 8612 không còn chịu đựng nổi tình trạng này nữa và anh ta quyết định vượt ngục.

thi nghiem nha tu stanford 13

“Tù nhân” 8612.

Tuy nhiên, cuộc vượt ngục đã thất bại. Để trừng phạt các “tù nhân” dám vượt ngục, các “cai tù” tăng số lần hít đất, nhảy tại chỗ, và ép buộc họ làm những công việc gây ức chế như cọ rửa bồn cầu.

thi nghiem nha tu stanford 14

Các “cai tù” bịt mắt “tù nhân” và đưa họ đến phòng giam khác với mục đích trừng phạt họ.

thi nghiem nha tu stanford 10

Một trong những hành vi vô nhân đạo là “cai tù” chụp túi giấy vào đầu “tù nhân” và để họ đi lại trong tình trạng như vậy.

Về phần giáo sư Zimbardo, cũng giống như các cộng sự, ông bắt đầu không còn nhận ra đâu là thí nghiệm, đâu là thực tế. Chính bản thân ông đã biến thành một tên “cai tù” thực thụ.

thi nghiem nha tu stanford 15

Giáo sư Zimbardo ngồi chờ cả đêm nhưng kế hoạch đào tẩu của 8612 đã không diễn ra thành công.

Thí nghiệm tiếp tục bằng buổi trò chuyện giữa một mục sư và các “tù nhân”. Điều khiến Zimbardo kinh ngạc là thay vì giới thiệu tên tuổi thật, các “tù nhân” đã tự gọi mình bắng số. Khi mục sư hỏi “tù nhân” lý do vì sao họ bị tống giam và liệu họ có cần luật sư, chỉ một số “tù nhân” chấp nhận lời giúp đỡ. Họ đã hoàn toàn quên mất mình có quyền dừng thí nghiệm bất cứ lúc nào thay vì ngồi chờ “được thả”.

thi nghiem nha tu stanford 16

Cuộc nói chuyện giữa mục sư và “tù nhân”.

Các tù nhân sẽ tái hòa nhập xã hội sau khi được phóng thích. Để tăng tính thuyết phục cho thí nghiệm, hội đồng xét xử phóng thích tù nhân được thành lập. Hội đồng này bao gồm những cán bộ khoa tâm lý và sinh viên đã tốt nghiệp. Họ sẽ gặp mặt những “tù nhân” có suy nghĩ “được thả”.

Sự việc trở nên tồi tệ hơn khi cuối cùng, các gia đình đã gọi điện cho Zimbardo và đòi liên hệ với luật sư để đưa con cái họ ra khỏi “tù”. Những cuộc điện thoại này thậm chí còn chỉ ra mức độ ngày càng lạm dụng “tù nhân” và cảnh báo Zimbardo rằng thí nghiệm đã vượt ngoài tầm kiểm soát. Tuy nhiên, Zimbardo chỉ thực sự dừng thí nghiệm sau khi nghe lời thuyết phục từ Christina Maslach, nghiên cứu sinh tâm lý học và sau này trở thành vợ của Zimbardo.

thi nghiem nha tu stanford 17

Trong suốt 5 ngày diễn ra buổi thí nghiệm nhà tù Stanford, một số “cai tù” vẫn giữ được sự bình tĩnh và tốt bụng, nhưng một số trở nên cay nghiệt với các “tù nhân”.

Sau thí nghiệm nhà tù Stanford gây sốc, giáo sư Zimbardo rút ra kết luận: nghiên cứu và kiến thức hiếm khi làm thay đổi hệ thống.

Zimbardo còn chỉ ra rằng một số thời điểm trong cuộc sống, chúng ta sẽ đóng vai trò “cai tù” hoặc “tù nhân”. Ví dụ như một vị sếp cản trở cấp dưới hoặc bố mẹ phạt con cái. Dù ở vai trò nào, nó có thể vượt quá hoặc trái ngược với kỳ vọng của chúng ta.

“Hành vi của con người bị kiểm soát bởi hoàn cảnh thường vượt quá sức tưởng tưởng, mong muốn và thừa nhận của chúng ta”, giáo sư Zimbardo cho hay.

thi nghiem nha tu stanford 18

Hoàn cảnh sẽ làm thay đổi tính cách và ý thức.

Bản chất của con người bộc lộ khi gặp hoàn cảnh. Nhìn thấy két tiền, liệu lòng tham có nảy sinh và sẵn sàng giết người cướp của? Bị một cô nàng bốc lửa ve vãn, liệu anh chàng người yêu có phản bội bạn gái mình? Nhìn thấy một người bị bắt nạt trên mạng xã hội, liệu cư dân mạng có đổ thêm dầu vào lửa?

Con người sinh ra vốn dĩ không xấu hoàn toàn. Chỉ đến khi đối mặt với hoàn cảnh, hai mặt tốt – xấu, phải – trái, đen – trắng mới “lòi đuôi” ra và ai cũng có cái lý của riêng mình.

Hãy chia sẻ với Lost Bird suy nghĩ của bạn nhé!

Theo: CBS News
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.