• Về đầu trang
[+ +]
[+ +]

Thú vui mùa dịch: Đi bắt ký sinh trùng cho tôm

Cuộc sống

Với diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhiều nơi trên thế giới đã phải ban hành lệnh "cấm cửa" mọi hoạt động vui chơi giải trí trong cộng đồng.

Đây là lý do vì sao mà trên mạng xã hội bắt đầu xuất hiện những trào lưu "kỳ lạ" nhằm phục vụ mục đích giải trí của nhiều người (đặc biệt là các bạn trẻ) trong nghịch cảnh: bước chân ra ngoài không được mà ở nhà thì lại không... vui.

Trong số những trào lưu này, bắt ký sinh trùng cho tôm có lẽ là thú vui dị nhất. Tuy nhiên cũng giống như việc nặn mụn trên mặt người, thứ gì càng gây ra cảm giác ghê sợ lại càng hấp dẫn đến lạ kỳ.

"Thiên nhiên là một nồi lẩu thập cẩm của những câu chuyện rùng rợn liên quan đến ký sinh trùng." Clive Shiff, nhà vi trùng học thuộc đại học Johns Hopkins (Mỹ) nhận xét. "Và con người chúng ta cũng không thoát khỏi quy luật này."

nan mun

Để chứng minh, Clive Shiff đã lấy ví dụ về hai loại ký sinh trùng nổi tiếng ở dế và sên. Hai loại ký sinh trùng này khủng khiếp đến nỗi nhiều nhà khoa học trên thế giới phải tự ngẫm lại về sự tàn độc của tự nhiên.

Trong khi loài giun dẹp leucochloridium paradoxum có khả năng "tẩy não" và biến sên trở thành một cái cột đèn di động nhấp nháy, thì giun bờm ngựa nematomorpha lại nắm hoàn toàn quyền kiểm soát cơ thể của vật chủ (đặc biệt là các loài thuộc họ dế).

Leucochloridium paradoxum biến sên trở thành một chiếc "đèn đường" thu nhỏ mời gọi kẻ săn mồi

Sau đó, những con sên bị nhiễm bệnh sẽ nhanh chóng mất đi khả năng cảm nhận ánh sáng và cố gắng di chuyển lên đầu những ngọn cỏ cao.

Con sên bị nhiễm bệnh sẽ trở thành một miếng mồi ngon cho các loài chim thiên địch - cũng đồng thời là nơi chốn giúp ấu trùng của giun dẹp có thể yên ấm trú ngụ cho đến khi tìm được vật chủ tiếp theo.

Hãi hùng cảnh giun bờm ngựa "phun phèo phèo" ra khỏi vật chủ

Còn giun bờm ngựa ký sinh trên loài dế sẽ nhanh chóng chiếm quyền kiểm soát hệ thần kinh vận động của vật chủ và chờ cho đến khi nó "đủ tuổi" để thực hiện hành vi tàn nhẫn nhất: ép vật chủ tự sát.

Khi giun bờm ngựa đến tuổi trưởng thành, nó sẽ nhanh chóng phát ra các tín hiệu sinh hóa ép vật chủ phải nhảy xuống nước và chết đuối.

Đa phần các loài dế đều không ưa nước, vậy nên hành động này thật chẳng khác gì ép chúng tự giết bản thân mình. Khi đã đạt được mục đích, giun bờm ngựa sẽ nhanh chóng chui ra khỏi người vật chủ theo một cách khá rùng rợn và chẳng... đẹp đẽ gì.

Tuy nhiên, dù ghê rợn nhưng ký sinh trùng vẫn là một phần của tự nhiên và đồng thời cũng là một mảnh đất màu mỡ dành cho các nhà sáng tạo nội dung (creator) trên nền tảng mạng xã hội.

Cụ thể, chỉ cần gõ cụm từ parasite removal trên Youtube, ngay lập tức thuật toán của trang sẽ trả lại cho chúng ta hàng loạt video có nội dung loại bỏ ký sinh trùng ra khỏi cơ thể vật chủ với đủ phương pháp khủng khiếp nhất.

Thậm chí, những video này còn đạt lượng view khổng lồ, điều mà nhiều nghệ sĩ trên thế giới có khi còn chẳng dám mơ tới.

Trong đó, Jake Colvin chính là một trong những kênh Youtube nổi tiếng nhất với những video loại bỏ ký sinh trùng.

Thay vì lựa chọn những loài động vật có xương sống như chó, mèo,... Jake Colvin lại chuyển hướng sang các loài giáp xác như tôm, cua và các loài sinh vật biển - đặc biệt là mối quan hệ giữa loài tôm hùm nước lợ (estuary shrimp) và bọ ký sinh orthione griffenis.

Orthione griffenis (hay Griffen'sisopod) là một loài bọ giáp xác thủy sinh thuộc họ đẳng túc (chân đều) có khả năng xâm nhập vào lớp mang của các loài tôm và hút chất dinh dưỡng từ vật chủ để nuôi dưỡng bản thân.

Chính vì vậy, trong những video của Jake Colvin, chúng ta có thể thường xuyên bắt gặp cảnh anh chàng "mon men" ở gần cửa sông để trả tự do cho những chú tôm không may bị ký sinh bám càng.

Ký sinh trùng ở loài tôm rất đa dạng! Ấu trùng pleistophora mulleri là một ví dụ điển hình. Chúng có thể biến loài tôm thương phẩm Ailen trở thành thây ma ăn thịt con của mình.

Khi bị ký sinh, lớp vỏ của vật chủ sẽ nhanh chóng trở nên trắng đục do thiếu đi chất dinh dưỡng - từ đó khiến cho con tôm thèm ăn vô độ và bắt đầu đi ăn thịt đồng loại, đặc biệt là những con non trong đàn.

Chính sự ô nhiễm và nóng lên toàn cầu đã khiến cho nhiều loài ký sinh trùng phát triển và gây hại cho loài tôm.

Được biết, Jake Colvin là một người rất yêu thích các sinh vật thủy sinh. Chính vì vậy, anh chàng quyết định thực hiện những video có nội dung liên quan mối quan hệ giữa các loài giáp xác trong tự nhiên.

Một sự thật thú vị là kênh Youtube của Jake Colvin ban đầu vốn chia sẻ kiến thức về chỉnh sửa video và Photoshop ảnh.

Có thể nói, chính nỗi ám ảnh của con người về ký sinh trùng là động lực khiến cho những kênh Youtube về đề tài này có cơ hội phát triển và thu hút một lượng người xem khổng lồ khắp thế giới.

Dịch COVID-19 khiến cho nhiều hoạt động bị hạn chế, vậy nhưng điều này vẫn chẳng thể ngăn cản con người tìm đến những thú vui giải trí.

Ít nhất, thà đi ra biển... bắt tôm một mình có khi còn tốt hơn là tụ tập nơi đông người, phải không!?

Đọc thêm: 'Chị đại' Gal Gadot bị mỉa mai: 'tính hát để đuổi COVID-19 hay gì?'

  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.