• Về đầu trang
Raven Le
Raven Le

'Tiếng gọi của hư không' - Âm thanh bí ẩn khiến người ta tìm đến cái chết

Cuộc sống

Cuối tháng 7 vừa rồi, một vụ giết người bí ẩn xảy ra ở Frankfurt, Đức, nạn nhân (cậu bé 8 tuổi) bị hung thủ là người đàn ông da đen tên Habte (40 tuổi) đẩy xuống đường ray tàu hỏa, chết tại chỗ. Sau khi gây án, hung thủ bỏ chạy và bị người dân cùng cảnh sát bắt giữ không lâu sau đó.

Bất ngờ là, sau khi thẩm vấn, cảnh sát kết luận rằng hung thủ không hề quen biết nạn nhân, cũng không có động cơ gây án. Hắn không phải người định cư ở Frankfurt mà vốn sống và làm việc ở Zurich, Thụy Sĩ suốt 13 năm qua, đồng thời cũng đã có 1 vợ 3 con rồi.

habte

Hung thủ Habte bị tạm giam chờ xét xử.

Sau khi liên hệ với các đồng nghiệp Thụy Sĩ, cảnh sát Đức biết được rằng Habte có chút vấn đề về tâm lý, hắn ta vừa trốn khỏi Thụy Sĩ sau khi cãi vã và khóa cửa nhốt vợ con trong nhà riêng. Các nghiệp vụ điều tra được triển khai hoàn toàn không xác định được vì sao Habte lại giết người. Người ta đặt ra giả thuyết rằng hắn đã bị ảnh hưởng bởi tiếng gọi của hư không (call of the void).

L’APPEL DU VIDE

Thuật ngữ "tiếng gọi của hư không" bắt nguồn từ tiếng Pháp, nguyên văn "l'appel du vide" dịch ra tiếng Anh là "call of the void". Tên gọi này chỉ một hiện tượng kỳ lạ mà khi con người đứng ở nơi cao như sân thượng nhà cao tầng, trước vực sâu, trước đoàn tàu điện ngầm đang chạy, hoặc đơn giản là cầm một con dao trên tay và trong thâm tâm bắt đầu nghĩ tới những điều kỳ dị.

heights 767x507

Khi rơi vào những tình huống trên, cộng với tác động nhất định từ các yếu tố tâm lý, bạn sẽ mơ hồ nảy sinh các suy nghĩ: "Mình có thể nhảy xuống từ tòa nhà này không?" hoặc "Cảm giác nhảy xuống vách đá dựng đứng này sẽ như thế nào?". Thậm chí, khi một người khác đứng trên bờ vực và bạn đứng sau lưng người đó, trong đầu bạn sẽ tự hỏi: "Nếu mình đẩy người đó xuống thì sẽ như thế nào?"

Đó chính là "tiếng gọi của hư không" thôi thúc bạn. Thậm chí, nếu người đứng trước bờ vực là người thân, bạn bè của bạn đi chăng nữa thì cái suy nghĩ kỳ lạ này vẫn xuất hiện. Bạn biết rõ là không nên làm thế, nhưng câu hỏi đó vẫn vang lên trong đầu.

Người có những căng thẳng tiềm ẩn dễ gặp phải tiếng gọi của hư không hơn

Nhân loại vẫn hiểu biết khá mơ hồ về khái niệm tiếng gọi của hư không, tuy nhiên một số nghiên cứu đã xác nhận rằng đây là hiện tượng rất phổ biến. Một khảo sát ở đại học Florida, Hoa Kỳ trên các sinh viên của họ, cho thấy hơn 50% người tham gia khảo sát đều khẳng định họ đã trải nghiệm cảm giác thôi thúc này.

Tiếng gọi của hư không sẽ mạnh mẽ hơn và đối với những con người nhạy cảm hoặc đang có vấn đề về tâm lý.

0629 reddit void main 1000x1425

Bạn có thể ngay lập tức kiểm chứng xem bản thân mình có thể gặp phải tiếng gọi của hư không hay chăng bằng cách đến một nơi thật cao và nhìn xuống dưới. Ngay cả khi bạn không hề có ý định tự sát, sự thôi thúc từ tiếng gọi của hư không vẫn có thể trở nên rất mạnh mẽ đến mức dẫn dắt bạn đến bên bờ vực.

Lúc đó, bản năng sinh tồn sẽ được kích hoạt làm bạn cảm thấy rùng mình và vô thức bước lùi lại để giữ gìn mạng sống của mình (tất nhiên là trong trường hợp bạn có thần kinh khá ổn định giúp bản năng sinh tồn chiến thắng được tiếng gọi ma quỷ kia, nếu không, mọi chuyện có thể kết thúc theo chiều hướng tệ hại).

Đấu tranh giữa ý thức, vô thức và nghịch lý của bản năng con người

Mặc dù chưa thể lý giải hoàn toàn hiện tượng kỳ lạ này, những thành tựu nghiên cứu tâm lý học của chúng ta vẫn tạm thời có câu trả lời chấp nhận được cho tiếng gọi của hư không. Khi bạn đứng trước bờ vực hoặc trên sân thượng nhà cao tầng và nhìn xuống dưới, vô tình bạn đã đặt bản thân vào một tình huống mà cơ thể nhận biết rằng có thể có nguy hiểm.

Lúc này, cơ chế hoạt động của hệ thần kinh lập tức kích hoạt bản năng sinh tồn một cách tự động, khiến bạn giật thót người, nhanh chóng lùi lại, kèm theo đó có thể là cảm giác ớn lạnh, nổi da gà. Thế nhưng, xảy ra đồng thời hoặc trước bản năng sinh tồn một chút lại là một bản năng khác thôi thúc chúng ta đặt ra câu hỏi về mối hiểm họa đang đối mặt.

call of the void

Con người là một sinh vật cấp cao, chúng ta có xu hướng tò mò, tìm hiểu và lý giải thế giới xung quanh vô cùng mạnh mẽ. Trong trường hợp bạn đứng trước bờ vực, bản năng sinh tồn tuy biết được rằng đó là nguy hiểm nhưng lại không lý giải được nó nguy hiểm cụ thể như thế nào (vì bạn chưa bao giờ trải nghiệm việc nhảy tự do xuống vực trước đây, nếu có thì chẳng có gì để nói vì bạn có thể đã chết rồi). Chính vì vậy, cơ thể của bạn cũng nảy sinh ra một suy nghĩ rằng "liệu có thể nhảy xuống đó không?" và thôi thúc bạn làm điều đó để có thể tìm được lời giải cho hiểm họa mà mình chưa từng trải nghiệm.

Như vậy, từ bản năng cảm nhận và tránh né hiểm nguy lại cũng kèm theo bản năng tìm hiểu hiểm nguy. Mặc dù sự thôi thúc này vốn phục vụ cho mục đích hiểu rõ hơn về mối nguy hại để có thể phòng tránh một cách hiệu quả hơn, nhưng nó lại vô tình đẩy bạn đến với nguy cơ tự làm hại chính mình hoặc người khác. Đây chính là một nghịch lý (paradox).

frankfurt

Ga tàu nơi xảy ra cái chết của cậu bé 8 tuổi không có thanh chắn bảo vệ.

Quay lại vụ án mạng ở đầu bài, trước hết cần nói là ga tàu tại Frankfurt không có lan can hoặc thanh chắn bảo vệ cho hành khách đứng đợi tàu, tình huống này rất dễ kích hoạt cơ chế cảnh báo nguy hiểm của cơ thể. Khả năng cao khi đoàn tàu đang chạy đến, gã hung thủ tên Habte đã bị tác động quá mạnh từ câu hỏi: "nếu ngã vào đoàn tàu thì sẽ ra sao?" đang vang lên trong đầu hắn, thôi thúc hắn tìm hiểu câu trả lời.

Lúc đó, vừa đúng có một cậu bé đứng trước mặt hắn, vô thức ra lệnh cho hắn hãy đẩy cậu bé xuống để có ngay câu trả lời, đó là một lựa chọn an toàn và nhanh chóng để lý giải được điều mà vô thức của Habte muốn biết. Không may là bản thân Habte lúc đó cũng đang có vấn đề căng thẳng tâm lý sau khi cãi nhau với vợ, điều này khiến ý thức của hắn yếu ớt hơn mệnh lệnh của vô thức.

Mong muốn được chết và khát vọng sống

quote the goal of all life is death sigmund freud 66019

Nhà triết học, tâm lý học lỗi lạc Sigmund Freud từng kết luận rằng: "mọi thứ đang sống đều chết đi vì một lý do nội tại" và "mục tiêu cuối cùng của tất cả sự sống là cái chết". Thực sự đúng như vậy, sinh vật nào rồi cũng sẽ phải đối diện với cái chết của chính mình.

Theo như giải thích của Freud, việc đứng trước vực sâu không chỉ khiến chúng ta đứng trước tình huống đối mặt với hiểm nguy, mà còn mang đến hai sự lựa chọn: sống hoặc chết. Cơ thể thúc đẩy ta đặt ra câu hỏi: "sống tiếp hay chết vào lúc này, vì cuối con đường vẫn là cái chết." Những gì xảy ra tiếp theo tùy thuộc vào việc ý thức hay vô thức của bạn chiến thắng.

Theo: Tổng Hợp
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.