• Về đầu trang
Roger
Roger

Vì sao lại có những 'hổ dữ' nỡ ăn thịt con?

Cuộc sống

Ngày 27/10 vừa qua, cả nước Úc rúng động với một vụ án mạng nghiêm trọng: Bà mẹ 38 tuổi Milka Djurasovic đã ra tay sát hại với hai đứa con của ả là Mia, 10 tuổi, và Tiana, 6 tuổi, tại nhà riêng ở Madeley. Thi thể của các bé gái được phát hiện bởi cha, đồng thời là chồng của Milka, ông Nenad Djurasovic, khi người này trở về nhà vào lúc 6 giờ chiều. Milka sau đó phát hiện ở gần khu đỗ xe của bãi tắm Mullaloo với nhiều vết thương do ả tự thực hiện lên mình.

Hai bé Mia và Tiana Djurasovic đều bị mẹ ruột sát hại dã man
Hiện trường xảy ra vụ án mạng thương tâm

Ngay lập tức, giới truyền thông cũng như các cấp quản lý nhảy vào và soi xét vụ việc. Một điều họ phát hiện ra sau đó, đây không phải là lần duy nhất trẻ em bị chính bố mẹ đẻ, hay bố mẹ kế giết hại. Một báo cáo dẫn đầu bởi Đại học Monash đã chỉ ra, cứ 3 đêm lại có một đứa trẻ bị sát hại bởi người thân của mình, chỉ tính ở nước Úc.

Con số này là cao hơn rất nhiều so với các quốc gia khác như Mỹ hoặc Anh. Nhưng nếu nhìn vào bức tranh toàn cảnh, các vụ án liên quan đến trẻ em bị giết hay bạo hành đến chết bởi cha mẹ không phải là chuyện riêng của một quốc gia.

Tự hại con mình (Filicide) là vấn đề không ở riêng nước nào

Năm 2017, một người mẹ ở ngoại ô thành phố Atlanta, Georgia đã đâm chết bốn đứa con và chồng mình với động cơ không rõ ràng. Hay lâu hơn nữa, năm 2002, truyền thông Canada cũng từng rung chuyển vì vụ việc một bà mẹ 26 tuổi giết con gái 2 tuổi tại Nanaimo. Ngạc nhiên hơn, 90% nạn nhân của những vụ án này có quan hệ huyết thống với thủ phạm. Vậy điều gì lại khiến các đấng sinh thành nỡ xuống tay tàn nhẫn với con cái mình như vậy?

Bé gái 2 tuổi cũng bị chính mẹ ruột của mình sát hại một cách nhẫn tâm

Fillicide (tự hại con mình) thực chất đã xuất hiện từ buổi đầu nền văn minh của loài người. Vào thời Hy-La cổ đại, một người cha được phép giết con đẻ của mình mà không phải chịu hậu quả pháp lý nào. Sau này, cho dù Thiên chúa giáo càng gia tăng ảnh hưởng lên mọi mặt của đời sống, các vụ cha mẹ đẻ giết con ruột vẫn thường xuyên xảy ra. Động cơ thường thấy đằng sau những vụ việc thương tâm này là do thiếu ăn, trình độ giáo dục hạn chế hay nghi ngờ về huyết thống của đứa trẻ.

Tranh vẽ Abraham hiến tế con trai cả của mình
Tranh vẽ những người lớn chôn sống trẻ em vì thiếu ăn

Khi đời sống của người dân dần được cải thiện, các vụ án như trên dần ít đi, nhưng không phải là không có. Với mục tiêu không để những vụ án thế này không xuất hiện lại trong tương lai, nhiều nghiên cứu đã được khởi xướng và phát hiện ra nhiều điều bất ngờ. Trong một nghiên cứu được xuất bản năm 1969 của Phillip Resnick, tác giả đã phân loại những động cơ chính trong các vụ án kiểu trên thành năm loại:

Ivan Kinh hoàng với vẻ mặt sợ hãi sau khi giết con trai mình
  1. Giết vì cho cái chết là tốt nhất cho con cái (vì không muốn con phải sống trong một thế giới 'tàn nhẫn')
  2. Giết một cách bộc phát với không có động cơ chính đáng. Theo các nhà thần kinh học, điều này có liên hệ trực tiếp đến tiền sử bệnh động kinh trước kia của thủ phạm
  3. Giết vì sự tồn tại của đứa trẻ là bất lợi cho lợi ích của cha mẹ. Chủ yếu những kẻ thủ ác làm điều này bởi muốn hưởng tiền bảo hiểm của con, hoặc vì đối tác tình cảm sau này không muốn có đứa trẻ ngáng chân vào mối quan hệ của mình
  4. Vô tình giết con. Trong số ít trường hợp, nhà điều tra có phát hiện được thủ phạm có thể mắc chứng bệnh Munchausen (hội chứng giả bệnh).
  5. Giết để trả thù đối tác. Động cơ thường thấy của những kẻ này là do ghen tuông, hay thấy mình bị bỏ rơi.

Đáng chú ý hơn, tỉ lệ bố đẻ ra tay sát hại con mình lại thường có xu hướng cao hơn mẹ (57.4% các vụ được thực hiện bởi nam giới, so với 42.6% của nữ giới, theo báo cáo từ Đại học Brown). Đa phần những kẻ thực hiện hành vi này đều có quá khứ không hạnh phúc, mâu thuẫn với chính cha mẹ đẻ của mình hay từng bị bỏ rơi, lạm dụng.

Vết sẹo tuổi thơ từ nhỏ khiến những kẻ này có suy nghĩ và cái nhìn lệch lạc về việc làm cha mẹ. Một hệ quả là chúng hầu như không có những giằng xé nội tâm khi xuống tay với con cái mình. Sau khi bị bắt, những tên sát nhân đều rất bình thản mà không thừa nhận hành vi của mình là sai trái.

Isabel Martinez thản nhiên trước báo giới sau khi giết bốn đứa con và chồng tại Lawrenceville , Georgia vào năm 2017 (AP Photo/John Bazemore)

Trong nỗ lực ngăn chặn các thảm kịch tương tự xảy ra, chính phủ các nước trên thế giới đều đã đưa ra rất nhiều biện pháp thiết thực, đặc biệt là với nhóm trẻ dễ bị tổn thương (từ 0-5 tuổi). Ví dụ, việc đưa hàng ngàn mái ấm bình yên vào hoạt động đã đóng góp một phần đáng kể vào công tác bảo vệ những đứa con khỏi cha mẹ bạo hành của chúng.

Từ sau khi ban hành đạo luật cấm phụ nữ mang thai trái ý muốn, tỉ lệ giết trẻ mới sinh đã giảm đáng kể chỉ trong 10 năm. Bên cạnh đó, công tác chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ sau sinh cũng được quan tâm nhiều hơn, giảm bớt tác động từ chứng trầm cảm sau sinh.

Quan trọng không kém là nhận thức của cộng đồng trong vấn đề trên. Nhiều vụ án thương tâm đáng ra có thể ngăn chặn chỉ từ những dấu hiệu rất nhỏ, như biểu hiện tâm lý của cha, hoặc mẹ khi tương tác với con nhỏ, hay sự bỏ mặc của họ với con cái. Sự chung tay của cả xã hội, người thân cùng các bên liên quan sẽ đem đến giải pháp hữu hiệu nhất nhằm chấm dứt những thảm kịch như trên vĩnh viễn trong tương lai.

  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.